Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Đánh giá kết quả, hạn chế và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính
4.2.4. Những vấn đề cần tăng cường quản lý tài chính nội bộ của hệ thống
KBNN tỉnh Bắc Giang.
(1) Nâng cao nhận thức về tự chủ trong quản lý tài chính
Hệ thống KBNN tỉnh Bắc Giang có số lượng CBCC làm việc tại các KBNN huyện chiếm tỷ lệ lớn, đây là đối tượng quyết định chất lượng của việc thực hiện cơ chế tự chủ. Tuy nhiên, do trình độ cán bộ ở cấp này còn nhiều hạn chế, chưa nhận thức được đầy đủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc thực hiện tự chủ tài chính. Do vậy việc triển khai thực hiện tự chủ về tài chính đối với KBNN cấp huyện chưa được thực hiện tốt.
(2) Đổi mới phương pháp lập dự toán thu, chi nội bộ
Do cơng tác lập dự tốn chưa được Thủ trưởng đơn vị quan tâm đúng mức, chưa thật sự gắn với nhiệm vụ, công việc được giao.
(3) Hồn thiện quy chế thu, chi tài chính nội bộ
Hồn thiện quy chế thu, chi tài chính nội bộ vẫn phải căn cứ vào chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hiện hành do Bộ Tài chính quy định, một số định mức, khoản chi chưa phù hợp thực tế với giá cả thị trường như hiện nay.
(4) Năng lực quản lý tài chính của cán bộ lãnh đạo và kế tốn
Việc bố trí cán bộ làm cơng tác quản lý tài chính tại một số đơn vị còn chưa được chú trọng, nhiều KBNN huyện cịn bố trí cán bộ kém năng lực, trình độ làm cơng tác quản lý tài chính do vậy đã ảnh hưởng đến chất lượng dự toán và quyết tốn kinh phí.
(5) Cơng tác kiểm tra kiểm sốt nội bộ
Để tránh những sai sót trong quản lý tài chính nội bộ và phát hiện, ngăn chặn những hành vi tiêu cực, chống tham nhũng, lãng phí, cần tăng cường cơng tác kiểm tra quản lý chi ngân sách ở các đơn vị thuộc hệ thống KBNN tỉnh Bắc Giang.
(6)Nâng cao thu nhập cho CBCC
Thu nhập của CBCC còn thấp và chưa ổn định. Mặc dù thu nhập của CBCC
đã được điều chỉnh tăng hơn so với mặt bằng lương của các cơ quan hành chính nhà nước, tuy nhiên vẫn cịn rất thấp nếu so với thu nhập của cán bộ ngân hàng cùng trình độ, đặc biệt tính chất nghiệp vụ của KBNN tương tự như nghiệp vụ ngân hàng,
chính điều này làm “chảy máu chất xám” từ KBNN sang các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng cổ phần và Cơng ty Tài chính, Cơng ty Chứng khốn…