Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.2. Tình hình sản xuất và thị trường bưởi tại Việt Nam
Việt Nam có khoảng 25.000 ha trồng bưởi, trong đó có 15.000 ha đang cho quả với sản lượng ước 145.000 tấn. Mức tiêu thụ bưởi ở Việt Nam tăng lên rõ rệt khi các phương tiện thông tin đại chúng đồng loạt đăng tải thương hiệu bưởi Năm Roi (Vĩnh Long), bưởi Tân Triều (Đồng Nai), bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh), bưởi Diễn (Hà Nội), bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ)...
Trong những năm gần đây, bưởi Việt Nam là trái cây được Châu Âu đặt hàng nhiều nhất nhưng không thể thực hiện được các hợp đồng vì nguồn cung khơng đều đặn, quy chuẩn theo hợp đồng. Thị trường Hồng Kơng, Đức có nhu cầu cao về bưởi dạng hình cầu, vỏ láng, ruột hồng, ngọt thanh. Thị trường Trung Quốc có nhu cầu cao về bưởi Năm Roi, ngay cả với loại hàng chất lượng thấp, thậm chí một số siêu thị Châu Âu vẫn chấp nhận cả bưởi có hạt miễn sao đồng đều về chất lượng và kích cỡ.
Nhìn vào bảng 2.2 thì ta có thể thấy sản lượng bưởi của nước ta đang ngày càng tăng, theo FAO tính đến năm 2016 sản lượng là 439.602,1 tấn tăng 15.313,6 tấn so với năm 2014. Tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 2014-2016 của bưởi Việt Nam về sản lượng là 1,8%, diện tích là 3,52%, năng suất là 1,07%. So với bưởi thì bưởi có sản lượng và diện tích thấp hơn, nhưng nhìn vào tốc độ tăng trưởng bình qn thì có thể thấy sản lượng và diện tích bưởi đang ngày càng tăng trong khi bưởi lại giữ nguyên, có năm còn sụt giảm (năm 2014 sản lượng là 531.334,2 tấn nhưng năm 2015 giảm xuống còn 520.845,9 tấn), bưởi đang dần
chiếm ưu thế trong các lồi cây có múi nói riêng và cây ăn quả nói chung ở Việt Nam. Những năm gần đây, ở Việt Nam thì bưởi khơng chỉ phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn là một trong những loài cây ăn quả xuất khẩu, hướng ra thị trường nước ngoài.
Bảng 2.2. Sản lượng bưởi của Việt Nam từ năm 2014-2016
Sản lượng Sản lượng bưởi (tấn)
2014 424.288,5
2015 437.436,2
2016 439.602,1
Nguồn: FAOSTAT (2014 - 2016) Dưới đây là tình hình sản xuất và tiêu thụ một số giống bưởi chính ở Việt Nam:
- Bưởi Năm Roi: Theo Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam (2018),
diện tích bưởi Năm Roi ở đồng bằng sơng Cửu Long hiện vào khoảng 10.000 ha, sản lượng hơn 60.000 tấn/năm. Đây là giống bưởi đầu tiên xuất khẩu và được tiêu thụ dưới nhãn mác thương hiệu riêng cả ở trong và ngoài nước.Doanh nghiệp Hoàng Gia đã đăng ký độc quyền kinh doanh thương hiệu bưởi Năm Roi Hoàng Gia và lập trang web http://www.5roi.com.vn nhằm quảng bá cho loại trái cây này. Mấy năm gần đây cứ đến khoảng tháng 10 doanh nghiệp lại tiến hành thu mua trên 600 tấn bưởi Năm Roi của nơng dân ở huyện Bình Minh đưa vào các siêu thị lớn ở thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội và đại lý ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Nha Trang, Bà Rịa - Vũng Tàu,... với đầy đủ tem, nhãn. Ngồi ra, cịn xuất khẩu qua thị trường Pháp, Đức…
Hiện nay, thơng qua doanh nghiệp Hồng Gia, bưởi Năm Roi khơng chỉ nổi tiếng cả nước mà còn được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng. Bưởi Năm Roi được xuất khẩu sang thị trường Hà Lan, với lượng xuất khẩu là 14 tấn, ở mức giá 8.000 đồng/kg. Ngoài ra, bưởi Năm Roi còn được xuất sang các thị trường khác như: Đức, Hoa Kỳ, Phần Lan, Nga, Trung Quốc… Ngoài việc xuất khẩu trực tiếp hiện nay bưởi Năm Roi đã được đa dạng hóa sản phẩm bằng cách chế biến nước ép bưởi đóng lon. Sản phẩm này được tiêu thụ rộng khắp trên thị trường trong nước và xuất khẩu sang Đức, Tây Ban Nha, Pháp (Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam, 2018)