Giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất bưởi Diễn ở Phù Ninh trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất bưởi diễn tại huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 88 - 96)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Định hướng và giải pháp phát triển sản xuất bưởi diễn của huyện trong những

4.4.2. Giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất bưởi Diễn ở Phù Ninh trong

trong những năm tới

4.4.2.1. Giải pháp quy hoạch và phát triển sản xuất

Huyện Phù Ninh có nhiều tiềm năng về khí hậu và đất đai để phát triển bưởi Diễn nhưng hiện nay vẫn chưa được người dân khai thác hết, diện tích đất

chưa sử dụng cịn cao, vườn tạp và những cây hoa màu không đem lại hiệu quả còn được trồng nhiểu. Nên để mở rộng và phát triển sản xuất thì phải:

Khai thác và tận dụng hết diện tích đất chưa sử dụng, vùng nào đất đai phù hợp để bưởi Diễn thì nên đem vào vùng quy hoạch trồng bưởi. Tập trung cải tạo vườn tạp, chặt bỏ cây tạp, quy hoạch mở rộng diện tích trồng bưởi Diễn trong các vườn hộ. Chuyển đổi diện tích cây ngắn ngày hiệu quả thấp sang trồng bưởi và các cây ăn quả khác. Chính quyền địa phương cần tăng cường công tác chỉ đạo hướng dẫn các biện pháp thâm canh chăm sóc để nâng cao sản lượng và chất lượng vườn bưởi đã trồng. Đồng thời chính quyền địa phương cần có các chính sách giao lại đất chưa sử dụng cho người dân.

UBND huyện cần xây dựng kế hoạch phát triển cây bưởi Diễn cụ thể và chi tiết, giai đoạn 2019 - 2025. Trong đó, tập trung mở rộng diện tích trồng cây bưởi Diễn theo hướng hình thành các vùng sản xuất bưởi tập trung, có sản phẩm hàng hóa. Đồng thời ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, nâng cao chất lượng, mẫu mã quả. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong sản xuất, kinh doanh giống bưởi, tiến tới xây dựng “Nhãn hiệu tập thể” đối với sản phẩm bưởi Diễn Phù Ninh. Hiện nay, các vườn bưởi trên địa bàn huyện có chất lượng quả rất tốt, thường được các thương lái từ nơi khác đến đặt mua từ lúc chưa thu hoạch. Ngoài việc tiêu thụ trong huyện, trong tỉnh cịn có khả năng tiêu thụ ở các tỉnh lân cận như Vĩnh Phúc, Hịa Bình, Hà Nội....

4.4.2.2. Giải pháp về vốn và tín dụng

Bưởi là cây ăn quả dài ngày, vốn đầu tư ban đầu tương đối cao vì thời kỳ KTCB là bốn năm. Thời gian thu hồi vốn chậm nên vốn đầu tư rất quan trọng trong việc đẩy mạnh mở rộng và phát triển sản xuất loại cây ăn quả này. Do đó chỉ có những hộ có thu nhập ổn định mới có vốn để đầu tư cho cây bưởi, cịn những hộ khác thì chỉ đầu tư ở mức độ thấp. Mặt khác bưởi Diễn bị chi phối nhiều bởi yếu tố thời tiết nên rủi ro trong sản xuất cao, nhiều năm thất thu liên tục làm cho tâm lý người dân sợ rủi ro. Để đẩy mạnh mở rộng và phát triển bưởi Diễn thì trong thời gian tới, hộ nơng dân và chính quyền địa phương cần: Tích lũy thu nhập cá nhân, để tạo vốn trồng bưởi. Sử dụng giống, phân bón và nguồn lực sẵn có để tiết kiệm vốn đầu tư. Phối hợp với các ngân hàng, các quỹ tín dụng hỗ trợ tạo điều kiện cho người dân vay vốn sản xuất với lãi suất thấp. Tìm kiếm các dự án hỗ trợ cây ăn quả từ Sở nông nghiệp, Bộ nông nghiệp đưa về.

Vốn ngân sách Nhà Nước cần tập trung đầu tư xây dựng phát triển kêt câu sở hạ tầng tạo môi trường giao thương, phát triển dịch vụ nông nghiệp và dịch vu khác, tìm tịi khai thác các nguồn lực tại chỗ vào việc phát triển kinh tế hộ trang trại. Tuy nhiên việc vay vốn hiện nay còn gặp nhiều khó khăn như : thời hạn ngắn, thủ tục phức tạp, lượng vốn mỗi lần vay nhỏ .... vậy vấn đề đặt ra là phải làm sao để nông hộ thấy được việc vay tiền sẽ có hiệu quả, nhấn mạnh vai trị của các nghân hàng trong việc tiếp vốn cho kinh tế hộ trang trại và các loại hình kinh tế nơng nghiệp nơng thơn, ưu tiên những cơng trình trọng điểm nông nghiệp.

Giải pháp đặt ra: Mở rộng đối tượng cho vay, đầu tư phải dúng mục đích, khơng có q nhiều tổ chức trung gian, thủ tục vay gon nhẹ, dễ hiểu, tránh phiền hà. Phải có chế độ ưu đãi với những hộ nằm trong dự án bảo tồn va phat triển cây bưởi Diễn. Xã khuyến khích tạo điều kiện giúp đỡ nhau về vốn cho vay lãi, nguồn vốn huy động được đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp cho dự án phát triển bưởi của xã.

Hiện nay các nông hộ làm kinh tế vườn nói chung ở Phù Ninh và các xã nói riêng đều thiếu vốn để qui hoạch vườn cây ăn quả, trồng mới và mở rộng vườn. Thực tế những hộ được vay vốn chủ yếu là những hộ có điều kiện kinh tế hơn là những hộ điều kiện kinh tế cịn thiếu, ở các xã dăc biệt khó khăn khả năng tiếp cận mức vốn được vay hạn chế. Do vậy cần có chính sách và giải pháp về vốn cho nông hộ.

Tăng cường các nguồng vốn vay, đáp ứng nhu cầu của nông hộ. Sử dụng các nguồn vốn của tỉnh hoặc trung ương đầu tư, các dự án phát triển cây ăn quả đặc sản...

- Tận dụng thu hút vốn bằng nhiều chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cơng ty trong và ngồi nước (Dự án 135). Phát triển các nhóm liên kết, hiệp hội, câu lạc bộ trồng và tiêu thu bưởi

- Để làm được điều này cần có sự chuẩn bị rất tốt từ khâu tập huấn, hội nghị 3 bên của chương trình và chỉ đạo sát sao cảu các cơ quan chức năng . Cụ thể từ huyện đã có các chính sách hỗ trợ giúp đỡ tạo điều kiện cho hiệp hội, các tổ trồng bưởi. Hiệp hội không những hỗ trợ kiến thức trực tiếp cho người nơng dân mà cịn dần xây dựng củng cố thương hiệu cho sản phẩm bưởi Diễn.

4.4.2.3. Giải pháp về kỹ thuật

Đối với cây trồng thì áp dụng kỹ thuật trồng trọt hợp lý là một yếu tố quan trọng giúp nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế của cây trồng.Đặc biệt đối với

cây bưởi thì yếu tố kỹ thuật là rất cần thiết. Muốn đạt kết quả cao thì phải chú ý từng khâu từ chọn giống trồng, bón phân, chăm sóc, cho đến thụ phấn và bao quả… Nhìn chung hiện nay kỹ thuật trồng bưởi của các hộ dân chưa cao và không đồng đều. Chủ yếu các hộ chỉ mới thực hiện được các biện pháp cơ bản cần thiết như: bón phân, phòng trừ sâu bệnh, làm cỏ, tỉa cành, tưới nước. Trong những năm gần đây, có một số hộ tích cực thực hiện thụ phấn đậu quả và bao quả. Để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế thì cần thực hiện các giải pháp sau: Cần tích cực thực hiện các biện pháp đúng kỹ thuật: bón phân đúng liều lượng đúng thời điểm, phòng trừ sâu bệnh hợp lý, cung cấp nước thường xuyên cho cây. Đến mùa ra hoa, tích cực thực hiện biện pháp thụ phấn cho bưởi để nâng cao tỷ lệ quả đậu.Thực hiện bao quả để tránh sâu hại và ánh nắng mặt trời làm hỏng quả. Tích cực tham gia vào các lớp tập huấn kỹ thuật do trung tâm khuyến nơng, phịng nông nghiệp, hội nông dân tổ chức. Huyện cần cử cán bộ khuyến nông, cán bộ kỹ thuật về hướng dẫn kỹ thuật cho hộ nông dân. Chuyển giao kỹ thuật theo định kỳ từng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng. Đến mùa ra hoa và đậu quả thường xuyên cử cán bộ đi thực tế để hướng dẫn và giúp đỡ nông dân.

Thứ nhất tổ chức công tác khuyến nông, khuyến lâm và đào tạo nâng cao kiến thức làm vườn nông hộ, trang trại. Song song với những khó khăn trong tổ chức làm nghề vườn của người dân là một yếu tố quan trọng, đặc biệt trong xu thế phát triển hiện nay. Phù Ninh là một huyện miền núi, dân trí cịn thấp, khả năng tiếp cận các kỹ thuật về nghề làm vườn còn thấp, việc nâng cao kiến thức cho nơng hộ là cần thiết. Vai trị của khuyến nông khuyến lâm, tổ chúc các buổi hội thảo theo chuyên đề, hội nghị thăm quan mơ hình... là rất lớn.

Thứ hai, với cơng tác tổ chức lớp học, chương trình cần thu hút các đối tượng trồng bưởi ở địa phương tham gia tập huấn, một số hộ còn khá bảo thủ do chưa nhận thức được tầm quan trọng của tập huấn cần tuyên truyền vận động trực tiếp.

Thứ ba, tăng cường công tác chuyển giao những tiến bộ KHKT cùng bảo tồn và phát triển thương hiệu bưởi Diễn ở Phù Ninh qua việc trồng, chăm sóc, thu hoạch đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo đúng chất lượng sản phẩm, loại bỏ những cây, những giống bưởi kém phẩm chất

Với tiêu chí lưạ chọn học viên tham gia lớp học phải có độ tuổi từ 25 - 50 tuổi tuy nhiên vẫn nên cân nhắc một số trường hợp, có thể lựa chọn một số học viên trên 50 tuổi. Vì những hộ có vườn bưởi cho thu hoạch lâu năm, các học viên

nhiều tuổi mang kinh nghiệm đến cùng chia sẻ với chương trình. Qua đó người giảng viên tổng hợp ý kiến và đưa ra kỹ thuật hoàn thiện nhất cho cơng tác trồng và chăm sóc bưởi. Và từ đó các hộ có suy nghĩ cịn bảo thủ, dập khuân theo tập quán canh tác cũ sẽ nhận thức được những tiến bộ mới có ý nghĩa trong sản xuất của hộ.

Thứ tư, chương trình nên tập huấn đa dạng về các loại cây ăn quả, để qua đó khích lệ người nơng dân sản xuất, mở ra hướng đi mới cho sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện.

Thứ năm, với các nội dung được tập huấn : Các kiến thức cần truyền đạt theo những nội dung thiết thực như : kỹ thuật chọn giống, lai ghép, trồng cây, bón phân, phịng trừ sâu bệnh, thu hoạch chế biến và bảo quản nông sản sau thu hoạch...

Thứ sáu, với cách chức tổ chức các nhóm thảo luận, giảng viên và người nông dân cần phát huy được năng lực làm việc theo nhóm của nơng dân, khơi gợi cho nơng dân tham gia nhiệt tình vào các chủ đề. Qua đó cũng làm tăng năng lực chủ chốt cho các câu lạc bộ tại địa bàn sau khi chương trình kết thúc.

4.4.2.4. Giải pháp về cơ sở hạ tầng

Là huyện miền núi nên cơ sở hạ tầng của huyện đang gặp nhiều khó khăn, vì thế cơ sở hạ tầng để phục vụ cho phát triển sản xuất bưởi cịn gặp nhiều khó khăn.Nhiều tuyến đường hư hỏng, người dân chưa có kho bảo quản. Để khắc phục những khó khăn thì cần có một số giải pháp sau: Sửa chữa và nâng cấp hệ thống đường giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Thiết kế và xây dựng những kho chứa, kho bảo quản sản phẩm phù hợp với điều kiện của mỗi hộ dân.

Việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp cần phát huy nhiều nguồn lực xã hội theo phương thức xã hội hóa, kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp tiêu thụ trái cây xây dựng hệ thống sơ chế, kho lạnh, bảo quản ở cơ sở.

Tranh thủ các nguồn vốn, kể cả nguồn vốn của các tổ chức quốc tế trong việc tăng cường hệ thống thủy lợi nội đồng của các vùng sản xuất bưởi Diễn.

Xây dựng các chợ đầu mối tiêu thụ bằng nguồn vốn của Nhà nước và tư nhân. Gắn kết, tranh thủ nguồn vốn của Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới để nâng cấp, xây dựng hệ thống giao thông nông thôn, thủy lợi ở những địa phương trồng bưởi Diễn.

Hệ thống điện còn yếu chưa đáp ứng đủ nhu cầu để các hộ trong việc vận hành máy khoan, máy bơm nước. Kho lạnh để bảo quản bưởi là một vấn đề mới mẻ và chưa được hộ nào chú tâm đầu tư. Trong thời gian tới để hỗ trợ thúc đẩy sản xuất bưởi phát triển cần tiến hành các giải pháp sau:

Kết hợp nhiều kênh huy động vốn để xây dựng và nâng cấp mạng lưới giao thông trong vùng bao gồm liên huyện, liên thôn. Hiện nay theo đánh giá các hộ, trang trại hệ thống đường giao thông xuống cấp, đường hẹp và chật, nhiều đoạn đường chưa được bê tơng hóa. Rất nhiều chủ hộ cho rằng hệ thống điện còn yếu gây ảnh hưởng hoạt động sản xuất. Vì vậy, trong thời gian tới chính quyền có kế hoạch nâng cấp hệ thống điện để phục vụ tốt hơn nhu cầu sử dụng các hộ, trang trại.

4.4.2.5. Giải pháp về giống

Như đã phân tích ở trên, chất lượng cây giống có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả sản xuất, thiếu nguồn giống sạch bệnh đang là vấn đề bức thiết của các hộ nông dân trên địa bàn, trong thời gian tới để nâng cao chất lượng cây giống cần tiến hành một số giải pháp như sau:

Lựa chọn kỹ thuật duy trì giống gốc, cây đầu dịng và kỹ thuật canh tác cây bưởi Diễn Trong kỹ thuật canh tác vườn cây cần chú ý 3 nhóm yếu tố sau: Kỹ thuật cải tạo vườn đất, trồng và chăm sóc: tuyệt đối khơng sử dụng giống cây khơng có nguồn gốc, khi trồng phải đảm bảo mật độ, áp dụng các biện pháp tưới nước, bón phân đúng quy trình, thực hiện phịng trừ tổng hợp, tiêu diệt môi trường lây bệnh.

Tổ chức kiện toàn mạng lưới chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho hộ nông dân trồng bưởi, khuyến khích hộ nơng dân áp dụng quy trình VietGAP trong sản xuất và tiêu thụ bưởi Diễn, nhằm từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế cho sản phẩm bưởi Diễn ở hiện tại và tương lai.

Phối hợp với các Viện, Trường Đại học, Trung tâm nghiên cứu để nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất giống chất lượng, giống sạch bệnh phù hợp với điều kiện của huyện Phù Ninh để năng cao năng suất và chất lượng. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác đồng bộ (giống, chăm sóc, bón phân, tưới nước, thu hoạch, bảo quản….). Áp dụng tổng hợp các biện pháp IPM và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong phòng trừ sâu bệnh. Tập huấn kỹ thuật chuyên sâu về trồng, chăm sóc, thu hoạch cây ăn quả cho các vùng chuyên canh bưởi Diễn,

Đào tạo nơng dân Đào tạo nơng dân điển hình là các hộ có diện tích vườn bưởi lớn, có khả năng tiếp thu, đầu tư ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào việc

trồng, chăm sóc bưởi Diễn cho năng suất cao, có khả năng truyền đạt kinh nghiệm sản xuất cho các hộ nông dân khác.

Đối với cơ quan nhà nước cần thực hiện tốt công tác quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây ăn quả trên địa bàn, hướng dẫn người dân mua giống tại các cơ sở đảm bảo chất lượng. Tăng cường hỗ trợ sản xuất giống tại chỗ, tiến hành bình tuyển cây đầu dòng, vườn đầu dòng, hướng dẫn xây dựng vườn ươm đủ tiêu chuẩn, có khả năng cung ứng giống cho tỉnh và các tỉnh lân cận. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử phạt nghiêm những cơ sở sản xuất, kinh doanh không đảm bảo điều kiện, chất lượng. Tiếp tục đẩy mạnh công tác ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ vào sản xuất cây bưởi diễn. Đặc biệt chú trọng tổng kết các mơ hình thâm canh cây bưởi diễn hiệu quả trên địa bàn trong và ngồi tỉnh để hồn thiện quy trình thâm canh, cụ thể cho từng loại cây ăn quả có múi. Tăng cường ứng dụng cơng nghệ cao vào các khâu của q trình sản xuất cây có múi (sử dụng giống sạch bệnh, tưới nước tiết kiệm, tỉa cành, tạo tán, phòng trừ sâu bệnh bằng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, bao quả,…) để tăng năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất.

4.4.2.6. Giải pháp về thị trường và thương hiệu

Bưởi Diễn của huyện chưa có thương hiệu riêng nên thị trường tiêu thụ của sản phẩm này cịn gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp chưa hoạt động thực sự có hiệu quả, lượng bưởi thu mua cịn ít. Chủ yếu người dân phải tiêu thụ sản phẩm ở ngoài. Bán sản phẩm cho tư thương đã phần nào làm thất thoát lợi nhuận của người dân, tư thương thường ép giá đặc biệt là vào mùa mưa lũ nhiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất bưởi diễn tại huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 88 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)