ĐVT: %
Khó khăn về giống QML QMV QMN Tính chung
1.1. Giống khơng sạch bệnh 75,00 64,52 51,43 62,22 1.2. Chưa có nguồn giống tốt 83,33 87,10 74,29 81,11
1.3 Giống bị thái hóa 20,83 16,13 11,43 15,56
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2019)
4.3.6. Bảo quản sản phẩm
Bảo quản sản phẩm, các kiến thức về bảo quản sản phẩm là một khái niệm hoàn toàn mới đối với 100% các hộ được phỏng vấn mặc dù có những hộ có mức sản lượng hơn 16 tấn/năm. Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay điệp khúc "Được mùa - mất giá” là tình cảnh của một số nơng sản, như trái cây Việt Nam, là sự thua thiệt của nơng dân trên cả nước nói chung và người dân trồng bưởi trên địa bàn huyện Phù Ninh cũng sẽ khơng nằm ngồi quy luật này. Một cách duy nhất để cứu cánh cho vấn đề này chỉ có thể là tiến hành bảo quản, thực hiện một số công nghệ sau thu hoạch song hiện nay 92% các hộ chưa biết cách bảo quản bưởi, 91% hộ chưa đầu tư xây dựng các trang thiết bị như kho lạnh để bảo quản bưởi. Đây là một báo động cho hiện tượng bị tư thương ép giá khi mà diện tích sản xuất bưởi đang ngày một được mở rộng, sản xuất theo kiểu mạnh ai nấy làm, mạnh ai nấy bán như hiện nay của các hộ nông dân, các trang trại.
ĐVT: %
Biểu đồ 4.6. Khó khăn trong bảo quản sản phẩm bưởi
4.3.7. Ảnh hưởng của yếu tố thị trường tiêu thụ sản phẩm bưởi Diễn
Hiện nay thị trường tiêu thụ sản phẩm bưởi Diễn của huyện Phù Ninh cũng gặp nhiều khó khăn, chủ yếu tiêu thụ trên địa bàn, chưa mở rộng ra các địa bàn lân cận và hình thức tiêu thụ của các hộ chủ yếu là bán lẻ, khi vào chính vụ nguồn cung lớn nhưng thị trường không ổn định nên giá quả bưởi xuống thấp ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ dân. Về phía người nơng dân, việc sản xuất ra các sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, có đầu ra ổn định và thu được giá trị cao là mục tiêu mà họ luôn hướng tới.