Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý trang thiết bị y tế
2.2.1. Kinh nghiệm quản lý trang thiết bị y tế của một số bệnh viện trong nước
2.2.1.1. Kinh nghiệm quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec
Vinmec là hệ thống y tế phi lợi nhuận do Tập đoàn Vingroup đầu tư phát triển. Ra đời năm 2012, sau hơn 7 năm đi vào hoạt động, Vinmec trở thành thương hiệu y tế tư nhân hàng đầu Việt Nam với đầy đủ các cấu phần tương tự các hệ thống y tế hàng đầu thế giới: 7 bệnh viện đa khoa, 4 phòng khám - Chuỗi các viện nghiên cứu chuyên sâu - Hệ thống đào tạo chuyên nghiệp. Nhờ đó, Vinmec đã tiên phong nghiên cứu, ứng dụng và làm chủ nhiều kỹ thuật điều trị tiên tiến (điển hình là trong lĩnh vực tế bào gốc và công nghệ gen), tạo ra giá trị khác biệt trong chăm sóc sức khỏe tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam.
Với mục tiêu “Mang lại sự lựa chọn hồn hảo về chăm sóc sức khỏe”, bên cạnh phát triển dịch vụ khám chữa bệnh, Vinmec cịn đầu tư bài bản vào cơng tác Nghiên cứu và Đào tạo để trở thành hệ thống y tế hàn lâm đẳng cấp quốc tế, Vinmec đã thành lập chuỗi các Viện nghiên cứu chuyên sâu như Viện Nghiên cứu Tế bào gốc & công nghệ gen, Viện Ứng dụng y học tái tạo, Trung tâm công nghệ cao... Để củng cố năng lực nghiên cứu, đón đầu các xu hướng và cơng nghệ y học hiện đại, Vinmec đã được đầu tư những thiết bị y khoa tân tiến, tương đương với các bệnh viện hàng đầu tại Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản và Singapore... để hỗ trợ tối đa cho cơng tác chẩn đốn và điều trị.
Tuy nhiên, theo ơng Dương Cơng Đại (trưởng phịng TTBYT Bệnh viện Vinmec): “Đội ngũ cán bộ và nhân viên làm cơng tác quản lý, bảo trì, bảo dưỡng
TTB của Bệnh viện Vinmec cịn gặp nhiều khó khăn trong cơng tác thực hiện, các kế hoạch và quy trình bảo trì chưa được quan tâm đầy đủ. Cơng tác giám sát chất lượng TTBYT từ công đoạn đầu tư, lắp đặt, vận hành sử dụng, bảo trì - sửa chữa chưa được chú ý, đó là một trong những yếu tố gây mất an toàn cho cả người bệnh cũng như nhân viên y tế.”
Đứng trước thực trạng đó, Bệnh viện Vinmec đã đưa ra những giải pháp quản lý TTBYT:
- Chuẩn hóa thiết kế cơ sở hạ tầng, lắp đặt TTBYT theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Xây dựng một hệ thống quy trình, quy định chuẩn áp dụng thực hiện trong tồn chuỗi các bệnh viện Vinmec:
+ Quy trình mua sắm trang thiết bị y tế
+ Quy định quản lý và sử dụng TTBYT nêu rõ trách nhiệm của bộ phận TTBYT và các khoa, phòng liên quan.
+ Quy định về sửa chữa và bảo dưỡng TTBYT
+ Xây dựng chương trình quản lý TTB theo tiêu chuẩn JCI, thường xuyên cập nhật để hạn chế các rủi ro do TTB ảnh hưởng đến bệnh nhân và nhân viên y tế.
+ Có kế hoạch kiểm tra và thanh tra việc tuân thủ các quy định về quản lý và sử dụng tại khoa, phòng sử dụng TTB
- Xây dựng danh mục trang thiết bị với đầy đủ thông tin và lịch sử hoạt động, bảo trì – sửa chữa.
- Xây dựng quy trình bảo dưỡng - bảo trì và sửa chữa chung cho toàn chuỗi tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chí của bộ y tế, tiêu chuẩn JCI.
Ngồi ra Bệnh viện Vinmec cịn tổ chức lập kế hoạch kiểm tra, bảo dưỡng – bảo trì rõ ràng cho tất cả các TTB theo định kỳ từng tháng, năm; cơ sở xây dựng kế hoạch dựa theo tần suất khuyến cáo của nhà sản xuất và tần suất hoạt động của TTB. Điều đó nhằm đảm bảo chắc chắn 100% TTB được kiểm tra, bảo dưỡng – bảo trì đúng thời hạn. Việc dự trù ngân sách cho sửa chữa, bảo dưỡng – bảo trì TTB hàng năm cũng được Bệnh viện tổ chức thực hiện sát sao, đảm bảo kiểm sốt mọi vấn đề và dự phịng được các rủi ro có thể xảy ra trong q trình vận hành TTB.
hiện cẩn thận ngay sau q trình lắp đặt hồn thành và tái hiệu chuẩn, kiểm định theo định kỳ; đảm bảo TTB luôn ở trạng thái an toàn nhất cho cả bệnh nhân và nhân viên y tế vận hành thiết bị.
Về đội ngũ cán bộ quản lý, vận hành TTB, Bênh viện Vinmec chủ trương định biên nhân sự tăng theo số lượng chủng loại thiết bị được đầu tư, cũng như số lượng Bác sỹ, Điều dưỡng, Dược sĩ đảm bảo đủ quân số không kiêm nhiệm. Cùng với đó, Bệnh viện tăng cường đào tạo đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên cũng như đào tạo và tái đào tạo liên tục cho nhân viên y tế vận hành trang thiết bị, nhằm mục đích tối ưu cơng tác quản lý và sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng TTBYT.
2.2.1.2. Kinh nghiệm quản lý trang thiết bị y tế của Bệnh viện Bạch Mai
Trong thời kỳ hội nhập phát triển, với vai trò là Bệnh viện đa khoa hàng đầu ở Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai đã và đang tập trung đầu tư trang thiết bị máy móc ngày một hiện đại nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn. Chính vì vậy, cơng tác quản lý, bảo dưỡng và sử dụng máy móc, thiết bị y tế một cách an tồn, hiệu quả ln là một vấn đề được Bệnh viện đặc biệt quan tâm.
Thứ nhất, về công tác quản lý đầu tư TTBYT: Là một trong những đơn vị đầu tiên được Bộ Y tế giao tự chủ tài chính, Bệnh viện Bạch Mai đã mở rộng các khoa, phòng khám chữa bệnh theo yêu cầu, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về làm việc; kêu gọi doanh nghiệp đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại và điều trị cho người bệnh. Xã hội hóa y tế xuất phát từ chủ trương của Đảng, Chính phủ, Quốc hội, đặc biệt Chính phủ ban hành nghị định 43 năm 2006 về quyền tự chủ của đơn vị thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy và tài chính và đơn vị được phép xã hội hố các hoạt động y tế, trong đó có mảng về trang thiết bị y tế.
Đối với bệnh viện Bạch Mai, nguồn kinh phí hàng năm do nhà nước cấp nhỏ, hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu KCB của nhân dân, đặc biệt là nhu cầu kỹ thuật cao phục vụ người bệnh nên Bệnh viện chủ trương xã hội hóa. Hình thức doanh nghiệp đầu tư số máy, bệnh viện cung cấp nơi đặt máy, nhân lực và đặc biệt là dùng uy tín của bệnh viện. Cịn nguồn nữa là bệnh viện tự mua máy. Trong quá trình mua sắm, quy trình lựa chọn các trang thiết bị tương đối chặt chẽ. Các trang thiết bị đều thông qua hội đồng khoa học đáp ứng các tiêu chí:
- Bệnh viện lựa chọn máy phải có nhu cầu cao cho người bệnh.
- Những thiết bị phải tiên tiến, mới nhất và những máy đó bệnh viện phải có đủ năng lực sử dụng, đây là về con người.
Bệnh viện luôn đảm bảo chất lượng của dịch vụ đó, chất lượng gồm có máy móc, thiết bị, chất lượng nhân sự sử dụng máy, đảm bảo an tồn về mơi trường mới lựa chọn.
Thứ hai, trong quá trình sử dụng, Bệnh viện còn quản lý chặt chẽ các khoản thu chi hằng ngày để tránh tình trạng các trang thiết bị y tế bị lạm dụng vào mục đích cá nhân. Tuỳ theo từng loại máy, bệnh viện chủ yếu có mặt bằng, cung cấp điện nước, nhân sự, cung cấp tồn bộ chi phí vật tư tiêu hao, các chi phí này bệnh viện chi có hạch tốn chi tiết và trả về bệnh viện. Bệnh viện chỉ lấy phần gọi là uy tín của Bệnh viện.
2.2.2. Bài học kinh nghiệm cho bệnh viện đa khoa tỉnh Thái bình
Thông qua nghiên cứu công tác quản lý TTBYT tại một số bệnh viện, luận văn rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Thái Bình như sau:
Thứ nhất, về việc lập kế hoạch mua sắm, bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp TTBYT trong bệnh viện: cần tăng cường khả năng lập kế hoạch và thực hiện theo đúng kế hoạch đặt ra để tạo tiền đề cho thực hiện tốt công tác quản lý TTBYT tại bệnh viện.
Thứ hai, cần tăng cường đầu tư song song về nguồn nhân lực chất lượng cao: Bệnh viện nếu đầu tư một nguồn kinh phí rất lớn để trang bị các thiết bị cơng nghệ cao thì cũng cần thiết phải đảm bảo nguồn nhân lực kỹ thuật cao để đảm trách công tác kiểm chuẩn, bảo dưỡng và sửa chữa TTBYT nói chung nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng. Tăng cường, tập trung vào hướng đào tạo liên tục và tại chỗ.
Thứ ba, giám sát chặt chẽ quá trình đầu tư, mua sắm, sử dụng các TTBYT trong Bệnh viện. Thơng qua cơng tác này mới có thể tránh được lãng phí, tham nhũng, lợi dụng TTBYT của bệnh viện để trục lợi.
Thứ tư, thực hiện bảo dưỡng, kiểm kê định kỳ nhằm đảm bảo chất lượng sử dụng TTBYT của bệnh viện ở mức tốt nhất có thể, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh.