Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Thực trạng quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình
4.2.1. Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế
Trong năm hoạt động, các khoa phòng căn cứ vào nhu cầu chuyên môn để lên danh sách các TTBYT cần bổ sung và gửi cho phòng VT-KT xem xét tập hợp. Phịng VT-KT sẽ lên kế hoạch mua sắm, trình Ban lãnh đạo bệnh viện để phê duyệt và tổ chức mua sắm.
Trong những năm gần đây, để xác định kế hoạch mua sắm trang thiết bị cho toàn bệnh viện, trưởng các khoa, phòng ban của bệnh viện đều thực hiện đánh giá, báo cáo tình trạng TTBYT và tình hình sử dụng cho ban quản lý bệnh viện, mà trực tiếp là Phòng VT-KT. Căn cứ vào kết quả quá trình đánh giá, các khoa sẽ trình Giám đốc bệnh viện kế hoạch mua sắm. Dựa vào nguồn ngân sách được cấp, nguồn phát triển sự nghiệp cùng với các khoản vay, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước Giám đốc bệnh viện có cơ sở để xác định
những thiết bị y tế ưu tiên mua để ra quyết định phê duyệt danh mục thiết bị y tế cần thiết.
Theo Quy chế chi tiêu nội bộ của bệnh viện (2019):
“- Thực hiện mua sắm trang thiết bị theo kế hoạch được duyệt (có căn cứ trên đề nghị của Hội đồng khoa học và tình hình cụ thể của bệnh viện) và quy định của Nhà nước
- Nguồn Quỹ phát triển sử nghiệp: trích tối thiểu 15% số chênh lệch thu lớn hơn chi để lập quỹ theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
+ Sử dụng để chi trả vốn, lãi vay ngân hàng công thương theo đề án đầu tư mua sắm TTBYT tại bệnh viện cụ thể theo từng giai đoạn đầu tư.
+ Chi mua sắm, sửa chữa máy móc trang thiết bị theo Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, Thông tư 58/2016/TT-BTC, Nghị định 151/2017/NĐ-CP ngày 12 tháng 06 năm 2017 về luật quản lý và sử dụng tài sản công và Nghị quyết số 07/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2018 về việc phân cấp thẩm quyền quản lý sử dụng tài sản công của Hội đồng nhân dân Tỉnh Thái Bình.”
Quy trình cụ thể của khâu lập kế hoạch được thực hiện theo các bước sau: -Khi có nhu cầu về mua sắm thiết bị, phục vụ cho cơng tác chun mơn, thì nhân viên khoa lập yêu cầu đề nghị ghi rõ tên thiết bị, quy cách, nhãn hiệu, số lượng, trình Trưởng khoa ký, sau đó nộp cho Phịng VT-KT.
Sơ đồ 4.1. Quy trình lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế
Các khoa có nhu cầu mua sắm TTBYT làm đơn đề nghị chuyển phòng VTKT
Phòng VTKT, khảo sát thực tế, lập kế hoạch về chủng loại, số lượng, giá dự kiến trình Hội đồng mua sắm thiết bị
Hội đồng mua sắm thiết bị họp thẩm định lại dự trù của phịng VTKT trình
Thư ký hội đồng căn cứ biên bản cuộc họp làm tờ trình, trình giám đốc hoặc các cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương mua sắm
-Phòng VT-KT xem xét đề nghị của khoa và khảo sát thực tế, nếu yêu cầu không phù hợp thì Phịng VT-KT sẽ thảo luận lại với các trưởng bộ phận. Nếu u cầu phù hợp thì Phịng VT-KT sẽ lập dự trù trình Hội đồng mua sắm thiết bị xem xét phê duyệt.
-Hội đồng mua sắm thiết bị họp thẩm định lại dự trù của Phòng VT-KT. Lập biên bản cuộc họp để trình Giám đốc.
-Căn cứ vào biên bản thẩm định, nếu yêu cầu phù hợp thì Giám đốc sẽ phê duyệt và chỉ đạo các phòng ban liên quan làm thủ tục đấu thầu, mua sắm.
Bảng 4.3. Kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình
Các khoa 2016 2017 2018 Trung binh Số lượng (Cái) Giá trị (Triệu đồng) Số lượng (Cái) Giá trị (Triệu đồng) Số lượng (Cái) Giá trị (Triệu đồng) Số lượng (Cái) Giá trị (Triệu đồng) Mã 3. Gây mê phẫu thuật 17 4.418,25 119 80.518,50 18 10.337,95 51,33 31.758,23 Mã 14. Nội tim mạch 14 3.142,35 40 40.284,50 13 7.649,90 22,33 17.025,58 Mã 17. Hồi sức tích cực- CĐ 11 1.711,00 14 7.733,40 16 6.622,23 13,67 5.355,54 Tổng 42 9.271,6 173 128.536,4 47 24.610,08 87,33 54.139,36
Nguồn: Phịng Tài chính kế tốn Bệnh viện (2018) Bảng 4.3 cho thấy kế hoạch đầu tư vào mua sắm trang thiết bị phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh viện qua các năm khơng đồng đều. Theo đó thì mức kế hoạch mua sắm trang thiết năm 2017 tăng đột biến so với năm 2016, nhiều nhất ở khoa Gây mê và khoa Nội tim mạch, do nhu cầu sắm sửa TTBYT ở hai khoa này nhằm triển khai các kỹ thuật cao như can thiệp mạch, mổ tim...., cùng với đó là sự bổ sung TTBYT của các khoa khác nhằm nâng cao hiệu quả công tác KCB. Tới năm 2018 thì các khoa trên chỉ bổ sung thêm một số trang thiết bị nên kế hoạch mua sắm ít, tuy nhiên giá trị cũng khơng phải là nhỏ.
Nhìn chung, việc lập kế hoạch mua sắm TTBYT tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình đã được thực hiện theo đúng trình tự và quy định của Bộ y tế. Giám đốc bệnh viện chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho phòng TCKT theo dõi, thực hiện công tác mua sắm TTBYT. Quản lý đầu tư, mua sắm được thực hiện theo
quy định của Luật Đấu thầu, các Luật liên quan, các Nghị định, các Thông tư sửa đổi, hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Y Tế và các Bộ - Ngành liên quan.
Trong quá trình lập kế hoạch mua sắm TTBYT, sự tham gia của cán bộ các khoa, thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau vào công tác lập kế hoạch mua sắm là cần thiết. Công tác lập kế hoạch mua sắm TTBYT của Bệnh viện đa khoa Tỉnh Thái Bình đã nhận được quan tâm lớn với sự tham gia của các đối tượng cán bộ trong bệnh viện, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo các khoa có vai trị quan trọng. Sự tham gia của nhóm đối tượng này vào cơng tác lập kế hoạch sẽ giúp kế hoạch mua sắm TTBYT của bệnh viện sát với thực tế và nhu cầu sử dụng hơn. Đồng thời tránh được những chi phí mua sắm khơng cần thiết. Từ đó góp phần giúp đơn vị tiết kiệm được nguồn kinh phí.
Lập kế hoạch mua sắm TTBYT là một khâu quan trọng trong quản lý TTBYT ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình. Để đánh giá mức độ sát thực của công tác lập kế hoạch mua sắm, nghiên cứu tiến hành thu thập các thông tin liên quan đến mức độ hài lòng của cán bộ bệnh viện về cơng tác này. Theo đó, kết quả cho thấy tỷ lệ ý kiến hài lòng ở mức cao hơn cả, đạt tỷ lệ trung bình 46,67%, một số cán bộ cảm thấy rất hài lòng với cơng tác này (9,33%). Trong khi đó có một tỷ lệ nhỏ cán bộ đánh giá ở mức khơng hài lịng tương ứng 5,33%; lý do là ý kiến đóng góp của họ khơng được ghi nhận trong q trình lập kế hoạch. Cịn lại các đánh giá khác đều cho rằng công tác lập kế hoạch mua sắm thiết bị y tế của bệnh viện hiện nay ở mức bình thường với 38,67%.
Bảng 4.4. Mức độ hài lòng của cán bộ bệnh viện về công tác lập kế hoạch mua sắm thiết bị y tế
Tiêu chí
Bác sỹ (Quản lý khoa)
Bác sĩ
(Nhân viên) Điều dưỡng Tổng Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Rất hài lòng 3 33,33 4 13,33 7 9,33 Hài lòng 6 66,67 9 30 20 55,56 35 46,67 Bình thường 15 50 14 38,89 29 38,67 Khơng hài lịng 2 6,67 2 5,56 4 5,33 Tổng 9 100 30 100 36 100 75 100 Nguồn: Số liệu điều tra (2019) Căn cứ vào nguồn vốn đầu tư mua sắm thiết bị y tế và thủ tục hồ sơ thanh tốn, Phịng VT-KT chia ra các bước thực hiện như sau:
Bảng 4.5. Quy trình đấu thầu mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh Thái Bình
Các bước Ghi chú
Thành lập ban quản lý mua sắm
TTBYT
Ban quản lý mua sắm TTBYT Bao gồm đại diện Khoa, Phòng TC-KT, Phòng VT-KT.
Thuê đơn vị tư vấn đấu thầu
Đơn vị tư vấn đấu thầu
Lập hồ sơ thầu, thông báo mời chào hàng cạnh tranh
Đăng trên Báo Đấu thầu 3 kỳ liên tiếp.
Tổ chức mở thầu. Lập biên bản mở thầu, đóng thầu
Tối thiểu 10 ngày sau kỳ đăng báo mời thầu đầu tiên, không kể ngày nghỉ, lễ.
Tổ chức chấm thầu, lập Báo cáo đánh giá hồ sơ dự chào hàng cạnh tranh
Ban quản lý mua sắm TTBYT
Xem xét kết quả chấm thầu, lập biên bản đề xuất Giám đốc phê duyệt đơn vị trúng thầu
Giám đốc
Ra quyết định về việc phê duyệt kết quả chào hàng cạnh tranh mua sắm thiết bị
Ban quản lý mua sắm TTBYT
Thông báo đơn vị trúng thầu và khơng trúng thầu
Phịng TC-KT
Lập Biên bản thương thảo hợp đồng với đơn vị trúng thầu
Tiếp nhận Thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng, Cam kết bảo hành thiết bị, Giấy xác nhận nguồn gốc và chất lượng hàng hóa của nhà cung cấp. Xem xét các điều khoản trong hợp
đồng cung cấp, trình Giám đốc ký duyệt
Phòng VT-KT Cử nhân viên giám sát, kiểm tra khi
giao nhận hàng
Nhận hàng có Biên bản giao nhận và Hóa đơn bán hàng.
Phòng TC-KT, VT-KT
Lập biên bản bàn giao, nghiệm thu hàng hóa, Bản thanh lý hợp đồng trình Giám đốc ký duyệt
Phịng TC-KT Tập hợp hóa đơn, chứng từ làm thủ
tục thanh toán
Bệnh viện đã căn cứ trên lượng máy móc trang thiết bị hiện tại để phê duyệt kế hoạch mua sắm thêm máy móc phân bổ hợp lý cho các khoa chuyên môn. Đối với những khoa hiện tại có trang thiết bị về cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu thì chưa cần thiết phải mua sắm thêm, đối với những khoa có số lượng bệnh nhân nhiều hơn và điều trị những loại bệnh khó thì nhất thiết phải đầu tư thêm máy móc và trang thiết bị hiện đại.
Có thể thấy việc thực hiện mua sắm TTBYT của bệnh viện trong những năm gần đây luôn đạt kết quả tốt, đáp ứng được nhu cầu TTBYT cho các khoa phịng. Tỷ lệ mua sắm so với kế hoạch ln đạt mức cao, cho thấy sự quan tâm, đầu tư của các cấp lãnh đạo, quản lý đối với việc phát triển công tác KCB của bệnh viện. Tuy nhiên, so với tình hình lượng bệnh nhân khám chữa bệnh ngày một tăng thì lượng TTBYT của Bệnh viện vẫn có đơi lúc gặp tình trạng q tải, cần bổ sung thêm nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh.
Bảng 4.6. Thực hiện mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình
Khoa 2016 2017 2018 Kế hoạch (Cái) Thực hiện (Cái) % Kế hoạch (Cái) Thực hiện (Cái) % Kế hoạch (Cái) Thực hiện (Cái) % Mã 3. Gây mê phẫu thuật 17 6 35,29 119 107 89,92 18 14 77,78 Mã 14. Nội tim mạch 14 9 64,29 40 37 92,50 13 9 69,23 Mã 17. Hồi sức tích cực-CĐ 11 7 63,64 14 13 92,86 16 15 93,75 Tổng 42 22 52,38 173 157 90,75 47 38 80,85 Nguồn: Phịng Tài chính kế tốn Bệnh viện (2018) Những năm gần đây, việc tăng cường đầu tư mua sắm TTBYT tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình đã được ban Giám đốc cũng như Sở y tế tỉnh Thái Bình quan tâm và tạo nhiều điều kiện về kinh phí. Tổng giá trị đầu tư đều có xu hướng tăng lên theo các năm.
cán bộ y tế thực hiện công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, trong những năm qua, bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình đã nhận được sự quan tâm từ nhiều phía. Bởi vậy, nguồn vốn đầu tư phát triển bệnh viện cũng đa dạng và ngày một lớn hơn, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực mua sắm TTBYT của bệnh viện. Hiện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình có các nguồn mua đầu tư TTBYT chính, bao gồm: Quỹ phát triển sự nghiệp của bệnh viện, Ngân sách Nhà nước cấp thông qua UBND tỉnh; vốn vay, tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Bảng 4.7 thể hiện tổng nguồn vốn đầu tư cho mua sắm TTBYT tại bệnh viện qua các năm. Năm 2016 tổng vốn đầu tư cho mua sắm TTBYT là 76.147 triệu đồng nhưng đến năm 2017 con số đó vượt lên 278.681 triệu đồng và đến năm 2018 là 212.562 triệu đồng. Trong đó nguồn vốn từ dự án chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh phí dành cho mua sắm TTBYT năm 2017, 2018. Nguồn vốn này là từ dự án vay 300 tỷ đồng của Ngân hàng Công thương Việt Nam, sử dụng chủ yếu trong năm 2017 và một phần trong năm 2018 để mua sắm TTBYT hiện đại, kỹ thuật cao cho khu nhà kỹ thuật.
Nguồn mua sắm TTBYT từ Quỹ phát triển sự nghiệp vẫn là nguồn chủ yếu, có sự tăng trưởng ổn định qua các năm, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh phí dành cho mua sắm TTBYT ở bệnh viện. Hằng năm, bệnh viện sử dụng lượng lớn nguồn vốn này dành cho mua sắm TTBYT nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về TTBYT của bệnh viện.
Ngoài nguồn vốn từ quỹ phát triển sự nghiệp, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình cịn có kinh phí mua sắm từ nguồn Ngân sách Nhà nước cấp hằng năm. Năm 2018 bệnh viện được cấp 5,6 tỷ đồng, nhưng vào đợt cuối năm nên kế hoạch mua sắm chưa thực hiện được nhiều. Nguồn vốn này có xu hướng giảm qua các năm và chiếm tỷ trọng thấp trọng cơ cấu kinh phí mua sắm TTBYT. Điều đó cho thấy Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình đang dần tự chủ nguồn kinh phí trong việc mua sắm TTBYT phục vụ khám chữa bệnh.
Trong các nguồn vốn hình thành TTBYT tại bệnh viện, ngoại trừ nguồn vốn vay kể trên thì nguồn vốn tài trợ, viện trợ đứng vị trí thứ hai so với hai nguồn vốn Ngân sách Nhà nước và Quỹ phát triển sự nghiệp, trung bình mỗi năm đạt 41,48% trong cơ cấu nguồn vốn, đóng góp lớn trong việc trang bị cơ sở vật chất với các TTBYT quy mơ lớn, hiện đại và có giá trị cao cho bệnh viện.
Bảng 4.7. Nguồn vốn đầu tư trang thiết bị y tế Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình
Nguồn Giá trị (Triệu đồng) So sánh (%) 2016 2017 2018 2017/ 2016 2018/ 2017 Ngân sách nhà nước 7.300 5.800 5.600 79,45 96,55 Quỹ phát triển sự nghiệp 35.354 42.103 60.325 119,09 143,28 Tài trợ, viện trợ 33.493 32.778 44.637 97,87 136,18
Dự án 198.000 102.000
Tổng 76.147 278.681 212.562
Nguồn: Phịng Tài chính kế tốn Bệnh viện (2018) Những năm gần đây bệnh viện đã được đầu tư trang bị thêm nhiều máy móc, TTBYT cần thiết, hiện đại như: hệ thống phẫu thuật nội soi ổ bụng, các loại máy thở, monitor theo dõi bệnh nhân, máy siêu âm Doppler màu, Bơm tiêm điện, máy hấp tiệt khuẩn, máy tạo nhịp tạm thời, giường bệnh đa năng,…
Giá trị đầu tư máy móc thiết bị năm 2017, 2018 tăng so với những năm trước do nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng tăng, kéo theo sự quan tâm đầu tư của Nhà nước trong lĩnh vực y tế. Mặt khác từ các nguồn tài trợ, vốn vay; một số cơ chế, chính sách phát triển y tế của Nhà nước theo Nghị quyết 93/NQ-CP ngày 15/12/2014 cho phép các bệnh viện được vay vốn cũng là một trong những thuận lợi lớn giúp cho Bệnh viện có thêm điều kiện mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho công tác khám chữa bệnh.
Về kế hoạch phân bổ nguồn vốn. Trong năm thực hiện kế hoạch là năm 2018, bệnh viện đã sử dụng các nguồn vốn chính từ: Ngân sách nhà nước, Quỹ phát triển sự nghiệp, vốn vay, tài trợ, viện trợ với tổng số vốn là 132.941,97 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động nhiều nhất là từ vốn vay dự án với mức thực hiện so với kế hoạch đạt 99,91%. Vốn Ngân sách Nhà nước được sử dụng ít nhất, so với