Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Đánh giá quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình
đánh giá Giám đốc thực hiện rất thường xuyên và 77,33% đánh giá thực hiện thường xuyên. Việc xây dựng và theo dõi việc thực hiện những quy định về sử dụng TTBYT là công tác mà Ban giám đốc bệnh viện cần phải quan tâm thực hiện vì nó giúp Giám đốc theo dõi, kiểm tra, đơn đốc, nhắc nhở và có những biện pháp khắc phục đối với những cán bộ, y bác sỹ thực hiện sai nội dung quy định về sử dụng TTBYT.
- “Theo dõi, kiểm tra kế hoạch mua sắm, bảo quản và bảo dưỡng các TTBYT”. Công tác mua sắm, bảo quản và bảo dưỡng các TTBYT cần phải theo dõi, kiểm tra một cách chặt chẽ nhằm tránh gây thất thoát ngân sách Nhà nước và chống lãng phí. Đánh giá nội dung quản lý này có 14,67% đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên, có 80% đánh giá thường xuyên, và có 5,33% cán bộ, y bác sỹ được phỏng vấn nhận định rằng công tác này không được thực hiện thường xuyên.
- “Kiểm tra định kỳ, thường xuyên hồ sơ, việc bảo quản, bảo trì TTBYT.”Đây là nhiệm vụ quan trọng trước khi đưa ra quyết định sửa chữa, bảo trì TTBYT của bệnh viện. Kết quả điều tra cho thấy, mới chỉ có 2,67% đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên, và 72% cán bộ đánh giá ở mức độ thường xuyên. Như vậy vẫn có tới 25,33% cán bộ y bác sỹ cho rằng công tác này chưa thực hiện một cách thường xuyên. Điều này cho thấy, hiện nay công tác kiểm tra định kỳ là một khâu chưa được Ban giám đốc quan tâm đúng mức. Việc kiểm tra hồ sơ, bảo quản , bảo trì của Giám đốc chỉ thực hiện trước khi có thanh tra, kiểm tra tồn diện của Sở Y tế Thái Bình. Do vậy, cơng tác kiểm tra cũng cịn nhiều hạn chế và mang tính hình thức, đối phó. Với thực tế hiện nay, cần phải có những biện pháp thật cụ thể, tích cực và thường xuyên trong hoạt động kiểm tra, đánh giá mới có thể góp phần nâng cao hiệu quả của cơng tác này.
4.3. ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH KHOA TỈNH THÁI BÌNH
4.3.1. Các kết quả đạt được
Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, những năm gần đây, hệ thống TTBYT của các bệnh viện đã được nâng cấp. Nhiều thiết bị cơ bản và công nghệ cao được mua sắm như CT-scanner, máy X.quang cao tần - tăng sáng truyền
hình, máy siêu âm, nội soi, máy chụp mạch, máy thận nhân tạo, xét nghiệm sinh hóa nhiều chỉ số, máy thở, máy theo dõi bệnh nhân,... Bên cạnh sự đầu tư từ ngân sách Nhà nước và viện trợ, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình đã tăng cường nguồn vốn bằng cách vay vốn từ Ngân hàng Công thương, bước đầu đã trang bị được thêm những TTB mới để phát triển công tác KCB.
Những năm gần đây, việc tăng cường đầu tư mua sắm TTBYT tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình đã được ban Giám đốc cũng như Sở y tế tỉnh Thái Bình quan tâm và tạo nhiều điều kiện về kinh phí. Đặc biệt là những khoa mới và khoa quan trọng như khoa Nội tim mạch, khoa Gây mê,... được đầu tư lớn. Đa phần các thiết bị nhập về được sử dụng đúng mục đích và một cách có hiệu quả. Nhìn chung, cơng tác quản lý đầu tư mua sắm TTBYT khá chặt chẽ từ khâu lập kế hoạch đến quản lý nguồn nhập máy móc thiết bị, cụ thể:
Thứ nhất, cơng tác lập kế hoạch mua sắm TTBYT của Bệnh viện đa khoa
tỉnh Thái Bình đã có quan tâm lớn đến sự tham gia của các đối tượng cán bộ trong bệnh viện. Đây là cơ sở để lãnh đạo bệnh viện có kế hoạch mua sắm sát với nhu cầu thực tế của các khoa, các phòng ban. Bệnh viện dần từng bước tự chủ được nguồn kinh phí mua sắm TTBYT, góp phần nâng cao số lượng, chất lượng TTBYT đảm bảo công tác khám chữa bệnh.
Thứ hai, quản lý sử dụng TTBYT trong thời gian qua ở Bệnh viện đa khoa
tỉnh Thái Bình đã thực hiện đầy đủ và đúng quy trình được ban hành. Đa số cán bộ đánh giá chất lượng các TTBYT sử dụng ở mức tốt, máy móc thiết bị được bảo quản tốt như vệ sinh sạch sẽ, được để nơi khơ ráo, an tồn, sử dụng thuận tiện. Nhìn chung các khoa, phịng đều thực hiện đúng quy trình quản lý sử dụng TTBYT, góp phần đảm bảo cho các TTBYT hoạt động ổn định.
Thứ ba, sửa chữa, bảo trì TTBYT bệnh viện cũng đã có sự quan tâm rất
lớn tới cơng tác bảo trì, sửa chữa TTBYT, đặc biệt là với các máy móc hiện đại, đắt tiền. Quy trình báo lỗi và sửa chữa TTBYT khá đầy đủ và rõ ràng, công tác sửa chữa kịp thời, đảm bảo lượng TTBYT phục vụ khám chữa bệnh.
Thứ tư, khấu hao, thanh lý TTBYT kết quả cho thấy 100% số TTBYT
được tính khấu hao theo đúng tiêu chuẩn và hướng dẫn chung của Bộ Tài chính, thanh lý TTBYT cũng được thực hiện hiệu quả.
4.3.2. Một số tồn tại và nguyên nhân
tình trạng TTBYT ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình hiện nay vẫn cịn thiếu, chưa đồng bộ dẫn tới tình trạng một số TTBYT bị quá tải, hoặc không sử dụng hết cơng suất. Vẫn cịn tình trạng đề nghị mua TTB đột xuất do thiết bị đang dùng bị hỏng, khơng có dự phịng từ trước; dẫn đến việc tổ chức mua sắm mất nhiều thời gian, phải chờ phê duyệt, không đáp ứng kịp nhu cầu KCB.
Thứ hai, việc quản lý sử dụng TTBYT: Trình độ của đội ngũ cán bộ sử
dụng TTBYT chưa đủ để khai thác hết cơng suất TTBYT hiện có, thậm chí chưa đáp ứng kịp những đổi mới về kỹ thuật và cơng nghệ. Chất lượng đào tạo, bố trí sử dụng nhân lực chuyên sâu về kỹ thuật y tế còn thấp so với nhu cầu. Trong quá trình sử dụng TTBYT, cơng tác ghi chép nhật kí q trình sử dụng (ghi rõ họ tên cán bộ được phân công quản lý, bảng hướng dẫn sử dụng máy/trang thiết bị, ghi rõ tên người sử dụng và thời gian cho mỗi lần sử dụng,….) tại một số khoa chưa được chú trọng. Bên cạnh đó, nhân viên y tế vẫn chưa được tập huấn nhiều về sử dụng TTBYT và xây dựng quy trình vận hành, bảo trì và an tồn sử dụng tại khoa, phịng.
Thứ ba, cơng tác bảo trì, sửa chữa định kỳ: Hầu hết TTBYT đang sử dụng
tại bệnh viện chưa được định kỳ kiểm chuẩn, bảo dưỡng và sửa chữa, công tác này mới chỉ chú trọng ở những máy móc, thiết bị đắt tiền. Hiệu quả sửa chữa ở một số thiết bị không đạt kết quả cao, chỉ hoạt động cầm chừng.