Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình (Trang 48)

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Đề tài nghiên cứu thực trạng quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình, tác giả đề tài chọn phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp thông qua công tác khảo sát 75 cán bộ viên chức tại 3 khoa lớn trong bệnh viện. Đồng thời, số liệu còn có được thông qua các báo cáo thường niên, thường kỳ của bệnh viện từ năm 2016 đến năm 2018. Từ các số liệu đó có thể thấy được thực trạng quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện, tìm ra những ưu điểm cần phát huy, nhược điểm cần khắc phục và đề xuất một số kiến nghị về việc quản lý trang thiết bị y tế góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện.

- Số liệu, thông tin thứ cấp: Đề tài thu thập số liệu thông tin thứ cấp từ các

báo cáo tài chính, sổ sách kế toán, sách báo, các chuyên đề, hội thảo,... tại bệnh viện. Ngoài ra tác giả còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học. Những số liệu này được thu thập bằng cách sao chép, đọc, trích dẫn như trích dẫn tài liệu tham khảo.

- Số liệu, thông tin sơ cấp:

Đề tài thu thập số liệu, thông tin sơ cấp để nắm bắt thông tin, nghiên cứu định tính công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện từ quá trình phỏng vấn 75 cán bộ viên chức Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình ở 3 khoa lớn :

+ Khoa Gây mê phẫu thuật; + Khoa Nội tim mạch;

+ Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc.

Trong đó mỗi khoa bao gồm: Cán bộ quản lý: 3 người, Bác sỹ: 10 người, Điều dưỡng: 12 người. Tổng số của 3 khoa là: Cán bộ quản lý: 9 người, Bác sỹ: 30 người, Điều dưỡng: 36 người.

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

- Các chỉ tiêu thu thập được tổng hợp lại từ phiếu điều tra. - Kiểm tra theo 03 yêu cầu: Đầy đủ, chính xác, logic. - Hiệu chỉnh lại các số liệu.

- Nhập số liệu đã hiệu chỉnh vào máy tính ( thông qua phần mềm Excel). - Trình bày kết quả tổng hợp: Bảng.

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: Đề tài vận dụng phương pháp thống kê mô

tả dùng để thống kê số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân. Các chỉ tiêu thống kê sẽ được tính toán để mô tả thực trạng quản lý TTBYT theo từng khâu:

- Lập dự toán mua sắm; - Sử dụng TTB;

- Sửa chữa, bảo trì TTB; - Khấu hao, thanh lý TTB; - Kiểm kê TTB;

- Kiểm tra, giám sát .

- Phương pháp phân tích so sánh: Các dữ liệu đã thu thập được sau khi

sắp xếp trình bày dưới dạng các bảng biểu, đề tài sẽ tiến hành tính toán cụ thể để thấy được sự tăng giảm của các chỉ tiêu qua các thời kỳ. Đồng thời, sau khi có kết quả sẽ tiến hành phân tích, so sánh những số liệu đó qua từng năm để có cái nhìn vừa tổng quan lại vừa chi tiết mà cụ thể và dễ hiểu nhất.

Cuối cùng, đề tài sẽ dựa trên cơ sở là những phân tích, so sánh kế hoạch với thực hiện, từ đó thấy được những ưu điểm và nhược điểm của công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình và đưa ra những kiến nghị vừa mang tính khả thi, vừa mang tính hiệu quả cho bệnh viện.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1. Chỉ tiêu đánh giá lập kế hoạch mua sắm TTBYT

- Dự toán giá trị mua sắm TTBYT; - Dự toán số lượng TTBYT mua sắm;

- Giá trị mua sắm TTBYT; - Số lượng TTBYT mua sắm;

- Các chỉ tiêu đánh giá độ hài lòng của CBCNVC về thực hiện mua sắm.

3.2.4.2. Chỉ tiêu đánh giá sử dụng TTBYT

- Các chỉ tiêu đánh giá:

+ TTBYT có được đăng ký trong danh mục; + Thiết bị được vệ sinh sạch sẽ;

+ Thiết bị để nơi khô ráo, an toàn, sử dụng thuận tiện; + Được bảo vệ (có khăn phủ, hộp bảo vệ...);

+ Ghi rõ tên, nguồn gốc máy;

+ Ghi rõ họ tên cán bộ được phân công quản lý; + Bảng hướng dẫn sử dụng;

+ Ghi rõ tên người sử dụng cho mỗi lần sử dụng; + Ghi rõ thời gian sử dụng;

+ Có sổ đăng ký, theo dõi sử dụng;

+ Ghi rõ tình trạng thiết bị sau mỗi lần sử dụng.

- Mức độ hài lòng của CBCNVC về quản lý sử dụng TTB

3.2.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá sửa chữa TTBYT

- Mức độ hài lòng của CBCNVC về: + Thủ tục đề nghị sửa chữa;

+ Tính kịp thời sửa chữa;

+ Thực hiện bảo trì, sửa chữa định kỳ; + Hiệu quả TTB sau sửa chữa.

3.2.4.4. Chỉ tiêu đánh giá khấu hao và thanh lý TTBYT

- Tỷ lệ hao mòn tài sản cố định; - Số lượng TTB thanh lý.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. HIỆN TRẠNG VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH

4.1.1. Hiện trang trang thiết bị y tế của Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình

Trang thiết bị y tế là mặt hàng đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả, chất lượng của công tác y tế, hỗ trợ người thầy thuốc trong chẩn đoán và điều trị cho người bệnh. Việc quản lý TTBYT phải theo đúng mục đích, công năng, chế độ, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả. Bên cạnh đó, còn phải tuân thủ các quy định của nhà sản xuất và quy định của pháp luật về quản lý TTBYT.

Vì vậy vấn đề quản lý là hết sức quan trọng và phải được quán triệt trong toàn bệnh viện, nhất là đối với đội ngũ cán bộ quản lý của các bệnh viện. Mặt khác, TTBYT lại có đặc thù là chủng loại đa dạng với hàng nghìn loại, thế hệ công nghệ luôn thay đổi, cập nhật ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới. Do đó, việc chọn cách phân loại các TTBYT để theo dõi và quản lý là cần thiết để đảm bảo công tác quản lý TTBYT đạt hiệu quả. Hiện nay, có nhiều phương pháp phân loại các TTBYT như theo mức độ rủi ro, theo tính năng sử dụng, theo nội dung chuyên môn của y học,... trong những phương pháp Bệnh viện đa khoa tỉnh lựa chọn để tiến hành quản lý TTBYT tại đơn vị là dựa vào yêu cầu chuyên môn của các khoa để phân ra như sau:

Bảng 4.1. Một số trang thiết bị y tế tại Bênh viện Đa khoa tỉnh Thái bình năm 2018

STT Tên thiết bị Nước

SX

Số lượng (Cái)

Giá trị (Triệu đồng) Mã 4 . Khoa Gây mê phẫu thuật

1 Bàn mổ sọ não điện thủy lực NOT 5600s Đài

Loan 1 984,2

2 Máy thở Savina (xâm nhập và không xâm

nhập) và máy nén khí Đức 1 480,25

3 Bộ dụng cụ phẫu thuật thần kinh NOPA (65

mục. Đức 1 1.648,5

STT Tên thiết bị Nước SX Số lượng (Cái) Giá trị (Triệu đồng)

5 Kính hiển vi phẫu thuật thần kinh hai đầu

quan sát S88/OPMI Vario Đức 1 4.447,1

6

Đèn mổ treo trần hai chóa có camera Sim.LED 7000/5000MC+Sim.CAM HD TOUCH

Đức 1 1.495

7 Máy chụp X-quang trong mổ (C-A. Siemens Cios Select

Trung

Quốc 1 3.470

8 Máy gây mê kèm thở GE Healthcare

Carestation 620 Mỹ 3 3.730,5

9 Khoan xương điện đa năng Acculan 3Ti electro

Đức,

Anh 1 1.492,5

10 Máy C-am DHF 105CX - 9BH 1 3.177,3

Mã 14. Khoa Nội tim mạch

1 Máy monito BSM 2351K Nhật 3 460,8

2 Máy phá rung tim( xốc tim) 2 pha 5531K 1 174,26

3 Bơm tiêm điện Braun 7 132,3

4 Máy siêu âm màu 4D Nhật 1 1.699,5

5 Máy siêu âm màu Doppler chuyên tim

Affiniti 50G Mỹ 2.727,5

6 Máy Holter điện tâm đồ có mười đầu ghi

GE Healthcare Seer Light Nhật 1 800

7 Máy Holter huyết áp có mười đầu ghi GE

Healthcare Tonoport V Đức 1 799,2

8 Monitor 5 thông số (Máy theo dõi bệnh

nhân) Nihon Kohden BSM-3562 Nhật 4 988

9

Hệ thống chụp mạch số xóa nền (DSA. 1 bình diện phẳng Philips Allura Xper FD20 (Phòng can thiệp tim mạch)

Hà Lan 1 30.755

10 Máy siêu âm chuyên tim 2D ba đầu dò (có

STT Tên thiết bị Nước SX Số lượng (Cái) Giá trị (Triệu đồng) Mã 17. Khoa Hồi sức tích cực-CĐ

1 Máy thở E360 kèm máy nén khí C235 1 732,2 2 Máy thở chức năng cao cấp eVolution 3e 3 1.919,7 3 Máy lọc máu liên tục Prismaflex Thụy

Điển 1 2.379,8

4 Máy thở cao cấp có khả năng theo dõi

chuyển hóa năng lượng Carescape R860 2 2.937,4 5 Hệ thống nội soi phế quản Fujifilm Nhật 1 1.897,4 6 Máy tiệt khuẩn không khí Airocide GCS-50 Mỹ 3 499,5 7 Máy thở xâm nhập eVolution 3e Mỹ 5 4.477,5 8 Máy hút dịch áp lực thấp CONSTANT 1400

Nhật 2 34

9 Máy truyền dịch Braun T9 PN 36 3 97,965

10 Máy xốc tim có tạo nhịp 5531K Nhật Na Uy 1 226,45 Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Bệnh viện (2018) Trong thời gian qua hệ thống TTBYT tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình đã được đầu tư, nâng cấp cả về số lượng và chất lượng, nhiều chuyên khoa được đầu tư đổi mới TTBYT như chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm, sinh hóa, ung bướu, thận nhân tạo, phòng mổ và hồi sức cấp cứu... Nhiều thiết bị cơ bản và công nghệ cao được mua sắm như máy CT-scanner, máy X.Quang cao tần - tăng sáng truyền hình, siêu âm, nội soi, xét nghiệm sinh hóa nhiều chỉ số, máy huyết học, máy thở, máy theo dõi bệnh nhân, máy đo độ loãng xương, sàng lọc máu...Theo dõi Bảng 4.2, số lượng TTBYT trang bị cho các khoa phòng dựa theo yêu cầu chuyên môn đã tương đối đầy đủ, tỷ lệ đáp ứng cao, khoa thấp nhất là Giải phẫu bệnh cũng đạt trên 50%, cho thấy bệnh viện cơ bản đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh thông thường của người bệnh.

Bên cạnh đó bệnh viện cũng không ngừng tăng cường bổ sung các trang thiết bị hiện đại, cũng như nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp thu các kỹ thuật mới như nút mạch gan, mổ tim hở, can thiệp mạch vành để có thể cứu chữa kịp thời cho người bệnh.

Bảng 4.2. Số lượng trang thiết bị y tế được trang bị của Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2018

khoa Các khoa Số lượng cần có (Cái) Số lượng hiện có (Cái) Tỷ lệ đáp ứng (%) 1 Khoa Ngoại tổng hợp 72 63 87,50

2 Khoa Ngoại tiết niệu 33 30 90,91

3 Khoa Ung Bướu 64 59 92,19

4 Khoa Gây mê hồi sức 273 259 94,87

5 Khoa Chấn thương chỉnh hình - Bỏng 45 36 80,00 6 Khoa Phẫu thuật thần kinh – Cột sống 44 41 93,18

7 Khoa Mắt 52 42 80,77

8 Khoa Tai - Mũi - Họng 46 31 67,39

9 Khoa Răng - Hàm - Mặt 49 44 89,80

10 Khoa Khám bệnh 12 10 83,33

11 Khoa Nội hô hấp 62 53 85,48

12 Khoa Nội cán bộ - lão khoa 46 40 86,96

13 Khoa Thăm dò chức năng 17 11 64,71

14 Khoa Nội tim mạch 83 68 81,93

15 Khoa Nội tiết 46 39 84,78

16 Khoa Nội tiêu hóa 48 42 87,50

17 Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc 106 100 94,34

18 Khoa Cấp cứu 13 10 76,92

19 Khoa Da liễu 32 29 90,63

20 Khoa Truyền nhiễm 41 38 92,68

21 Khoa Y học cổ truyền 8 6 75,00

22 Khoa Phục hồi chức năng 43 40 93,02

23 Khoa Thận nhân tạo 20 15 75,00

24 Khoa Thần kinh 63 60 95,24

25 Khoa Nội thận - cơ xương khớp 28 20 71,43

26 Khoa Dược 3 3 100,00

27 Khoa Chẩn đoán hình ảnh 24 20 83,33

28 Khoa Huyết học - truyền máu 54 47 87,04

29 Khoa Hóa sinh 22 19 86,36

30 Khoa Vi sinh 31 30 96,77

31 Khoa Giải phẫu bệnh 23 12 52,17

32 Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn 22 17 77,27

33 Khoa Dinh dưỡng 15 13 86,67

4.1.2. Phân cấp quản lý trang thiết bị y tế Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình

Để có thể theo dõi, quản lý tình trạng trang thiết bị y tế, bệnh viện đã thực hiện việc phân công trách nhiệm, quyền hạn của các khoa phòng, cán bộ nhân viên trong bệnh viện. Mục đích của phân cấp, phân quyền quản lý nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của mỗi khoa phòng, cán bộ nhân viên trong công tác quản lý trang thiết bị y tế, tránh tình trạng cha chung không ai khóc gây ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn lực, đến hiệu quả quản lý. Trên cơ sở nhiệm vụ được phân định rõ ràng, cụ thể, mỗi khoa phòng, cán bộ nhân viên có điều kiện phục vụ tốt hơn nhu cầu và lợi ích của người dân đến khám chữa bệnh.

Theo đó bệnh viện đã đưa ra những quy định chung trong công tác quản lý trang thiết bị y tế:

- Tất cả các loại TTBYT được đầu tư để bảo đảm chất lượng hoạt động của bệnh viện, là tài sản của bệnh viện và được quản lý theo đúng quy định về quản lý tài sản công.

- Giám đốc Bệnh viện quyết định việc đầu tư, mua sắm, tiếp nhận, điều chuyển TTB cho các khoa, phòng thuộc bệnh viện.

- Toàn bộ TTB của Bệnh viện được phân loại và quản lý thống nhất trên phần mềm quản lý TTB theo mã số do bệnh viện quy định.

- Việc mua sắm TTB các loại được thực hiện thống nhất toàn bệnh viện theo quy định của pháp luật về đấu thầu, mua sắm.

- Khi giao, nhận TTB, khi sửa chữa, thanh lý TTB phải lập biên bản theo đúng quy định trong từng trường hợp.

- Các khoa, phòng có trách nhiệm quản lý, sử dụng TTB đúng mục đích, tiết kiệm, phát huy tối đa công suất và hiệu quả của TTB.

- Cá nhân được giao trách nhiệm quản lý và sử dụng phải tuân thủ đúng nguyên tắc, quy trình quy định, nếu không tuân thủ, gây hư hỏng thì phải bồi thường theo quy định về quản lý tài sản công.

- Các khoa, phòng không được tự động tiếp nhận, lắp đặt, di chuyển, sửa chữa, thanh lý TTB khi chưa có quyết định của Giám đốc bệnh viện hay của phòng Vật tư – Kỹ thuật được Giám đốc giao quản lý TTB.

- Hồ sơ TTB, nhất là các TTB kỹ thuật cao có chi phí lớn, phải được lập và quản lý theo đúng quy định.

- Việc thanh lý tài sản, TTB phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định.

4.1.2.1. Xây dựng kế hoạch mua sắm, tiếp nhận, sửa chữa trang thiết bị

a. Xây dựng kế hoạch đầu tư, mua sắm

- Định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm, căn cứ yêu cầu chuyên môn, các khoa, phòng đề xuất nhu cầu TTB cần thiết, gửi phòng VT-KT. Trường hợp cần mua sắm đột xuất, các khoa, phòng phải thuyết minh rõ lý do và tính cấp thiết cần mua sắm.

- Trên cơ sở đề xuất của các khoa phòng, phòng VT-KT có trách nhiệm tổng hợp, xin ý kiến các khoa phòng có liên quan và báo cáo Giám đốc xem xét, quyết định.

- Căn cứ ý kiến của Giám đốc, phòng VT-KT có trách nhiệm chuẩn bị yêu cầu kỹ thuật và các thông tin cần thiết để báo cáo Hội đồng mua sắm của Bệnh viện cho ý kiến trước khi trình Giám đốc quyết định.

- Hồ sơ, thủ tục mua sắm thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

b. Tiếp nhận, lắp đặt thiết bị mới

- Phòng VT-KT theo nhiệm vụ được phân công, là đầu mối tiếp nhận, kiểm tra tình trạng TTB theo đúng hợp đồng mua sắm và lập biên bản bàn giao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)