Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa tinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình (Trang 85 - 88)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa tinh

TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TINH THÁI BÌNH

4.4.1. Yếu tố bên ngồi

4.4.1.1. Chính sách của Chính Phủ

Sự phát triển của các tổ chức kinh tế, xã hội đều cần có mơi trường pháp lý để vận hành. Có nguyên tắt bất di, bất dịch trong nền kinh tế thị trường là môi trường pháp lý càng thuận lợi thì sẽ khuyến khích cho các tổ chức kinh tế, xã hội đó phát triển. Một chính sách được ban hành đúng lúc, mục tiêu nhắm đến đúng nhu cầu của xã hội. TTBYT bao gồm các loại thiết bị, dụng cụ, vật tư, phương tiện vận chuẩn chuyên dụng phục vụ cho hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, đặc biệt trong giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay, nhu cầu chăm sóc bảo vệ sử khỏe nhân dân đòi hỏi chất lượng ngày càng cao. TTBYT là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả, chất lượng của công tác y tế. Là nhân tố

hỗ trợ tích cực cho thầy thuốc trong cơng tác phịng bệnh và chữa bệnh. Do vậy, lĩnh vực TTBYT cần có các chính sách lớn nhằm bảo đảm đủ số lượng và chất lượng trong khám, chữa bệnh cho nhân dân.

Nhằm thích ứng với những tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới của ngành y tế nói chung và lĩnh vực TTBYT nói riêng.Trong những năm qua, Bộ Y tế đã tích cực nỗ lực trong việc nâng cao trình độ cán bộ nói chung và cán bộ quản lý, vận hành TTBYT cho các bệnh viện trong cả nước, trong đó có bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Bộ đã chỉ đạo đưa các nội dung cơ bản về quản lý, kỹ thuật công nghệ, kỹ năng sử dụng trang TTBYT vào chương trình đào tạo, mở rộng và nâng cao quy mô và chất lượng đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật trong các trường Đại học, Cao đẳng ngành y dược...

Theo chủ trương Nghị quyết 93/NQ-CP (2014) về một số cơ chế, chính sách phát triển y tế; trong đó cho phép cơ sở khám chữa bệnh được hợp tác, đầu tư bằng hình thức vay vốn. Trước tình hình Bệnh viện đang thiếu nguồn vốn đầu tư xây dựng phòng mổ tim và các TTB hiện đại chuyên dùng, Ban lãnh đạo bệnh viện đã quyết định lập dự án vay vốn 300 tỷ đồng của Ngân hàng Công thương để đầu tư TTB phục vụ cho cơng tác KCB. Theo đó, sau khi kế hoạch mua sắm TTBYT được phê duyệt, tới năm 2017 bệnh viện đã tiến hành trang bị các TTBYT hiện đại, kỹ thuật cao cho khu nhà kỹ thuật, đảm bảo cho công tác KCB, và thực hiện các kỹ thuật y học hiện đại: mổ tim hở, can thiệp mạch... Nhờ có chính sách của Nhà nước trong việc mở rộng nguồn vốn đầu tư, bệnh viện đã tự trang bị được những TTBYT hiện đại, nâng cao chất lượng KCB, đáp ứng được nhu cầu người dân, khẳng định là đơn vị y tế đầu ngành của tỉnh.

4.4.1.2. Phát triển của khoa học kỹ thuật

Với sự chuyển giao kỹ thuật theo hình thức “cầm tay chỉ việc” của các bệnh viện tuyến Trung ương, hiện nay khoa Tim mạch, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình đã có thể làm chủ nhiều kỹ thuật khó về tim mạch như: Chụp can thiệp động mạch vành qua da và đặt stent mạch vành; siêu âm tim qua thực quản; cấp cứu sốc điện; đặt nội khí quản; đặt ống thơng tĩnh mạch trung tâm; chọc hút dịch màng ngoài tim; sốc điện chuyển nhịp… các kỹ thuật này được làm thường xuyên trong các trường hợp cấp cứu tại Khoa.

Theo ThS.BS. Nguyễn Thị Thanh Trung (2019): “Kỹ thuật chụp động mạch vành qua da và đặt stent mạch vành là những kỹ thuật mới được triển khai

ngay sau khi Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình thành lập Đơn vị can thiệp tim mạch vào ngày 15 tháng 08 năm 2017. Trước kia, những trường hợp nặng đều phải chuyển lên tuyến trên, dẫn tới vượt quá thời gian vàng để cứu sống bệnh nhân là 6 tiếng sau cơn nhồi máu cơ tim, khả năng tử vong và tỷ lệ biến chứng cao. Nhưng nay, nhờ được thực hiện kịp thời ngay tại tuyến tỉnh, bệnh nhân sau 2 ngày đã hồi phục gần như hồn tồn và có thể ra viện sau chưa tới 1 tuần.”

Để có thể thực hiện kỹ thuật này, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình đã đầu tư mua sắm trang thiết bị máy móc hiện đại như: Máy chụp mạch; chụp cộng hưởng từ; máy gây mê; máy thở và nâng cấp cơ sở vật chất khu vực phịng mổ. Bên cạnh đó, hàng năm bệnh viện đều chú trọng cử cán bộ đi đào tạo chuyên sâu về tim mạch tại Bệnh viện E; Bệnh viện Tim Hà Nội; đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng chuyên môn, phát triển kỹ thuật mũi nhọn tiến tới sớm thành lập Trung tâm Tim mạch ngay tại bệnh viện.

4.4.2. Yếu tố bên trong

4.4.2.1. Quy mô bệnh viện và trình độ nhân lực quản lý, sử dụng TTBYT

Bệnh viện đa khoa Tỉnh Thái Bình là bệnh viện hạng I, có quy mơ lớn với trên 1000 TTB máy móc, do đó việc theo dõi, quản lý gặp khơng ít khó khăn, vất vả. Trong q trình quản lý TTBYT, trình độ cán bộ tham gia cơng tác này có vai trị rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy chất lượng đội ngũ cán bộ được đào tạo còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế về trang TTBYT tại bệnh viện. Ở mỗi khoa đều có cán bộ phụ trách riêng về tài sản của khoa, tuy nhiên hầu hết đều là kiêm nhiệm, vừa làm công tác chuyên môn khám chữa bệnh, vừa phụ trách quản lý TTBYT trong q trình sử dụng. Do đó chất lượng cơng tác quản lý TTBYT ở từng khoa trong bệnh viện hiện nay vẫn còn hạn chế, việc vận hành, sử dụng các TTBYT tại bệnh viện nhiều khi gặp khó khăn lớn do đội ngũ cán bộ kỹ thuật viên chưa tiếp cận kịp thời với kỹ thuật mới.

4.4.2.2. Thiếu TTBYT hoặc không đồng bộ trong khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa Thái Bình

Do có những TTBYT đặc thù mà có các khoa trong bệnh viện có thể cùng sử dụng. Bởi vậy, việc sắp xếp các TTBYT trong bệnh viện sao cho phù hợp với mục đích và yêu cầu của các khoa hiện nay trong điều kiện thiếu thốn TTBYT là tương đối khó. Có những khoa được bố trí, sắp xếp được đầy đủ các TTBYT

phục vụ cơng tác chun mơn, bên cạnh đó hầu hết các khoa trong Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình hiện nay đều thiếu.

Hàng năm mặc dù nguồn vốn đầu tư cho mua sắm TTBYT tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình liên tục tăng. Tuy nhiên so với nhu cầu của một bệnh viện hạng nhất thì đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu TTBYT phục vụ khám chữa bệnh của bệnh viện. Việc thiếu các TTBYT gây nên những xáo trộn lớn trong việc bố trí TTBYT phục vụ khám chữa bệnh tại các khoa của bệnh viện.

Dù đã được đầu tư khá nhiều, nhưng do giá trị TTBYT đắt nên bệnh viện thường ưu tiên những trang thiết bị có tính năng tương tự, sản xuất tại Châu Á, có giá thành rẻ hơn. Tuy nhiên, chính điều này dẫn đến chất lượng của các trang thiết bị không cao.

Do các TTBYT phần lớn nhập từ nước ngoài nên hạn chế và khó khăn trong việc tiếp xúc với các nhà cung cấp, hãng sản xuất thiết bị để yêu cầu hỗ trợ về tài liệu kỹ thuật, phụ tùng thay thế, dẫn đến việc sử dụng và bảo dưỡng không đầy đủ và khơng đúng quy trình. Mặt khác, do nhu cầu khám chữa bệnh của người dân tăng cao, nên các thiết bị luôn quá tải sử dụng dẫn đến hao mòn nhanh và dễ bị hư hỏng.

Đây là một đòi hỏi bức thiết hiện nay ngành y tế của tỉnh nói chung và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)