Quy mô bệnh viện và trình độ nhân lực quản lý, sử dụng TTBYT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình (Trang 87 - 88)

Bệnh viện đa khoa Tỉnh Thái Bình là bệnh viện hạng I, có quy mô lớn với trên 1000 TTB máy móc, do đó việc theo dõi, quản lý gặp không ít khó khăn, vất vả. Trong quá trình quản lý TTBYT, trình độ cán bộ tham gia công tác này có vai trò rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy chất lượng đội ngũ cán bộ được đào tạo còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế về trang TTBYT tại bệnh viện. Ở mỗi khoa đều có cán bộ phụ trách riêng về tài sản của khoa, tuy nhiên hầu hết đều là kiêm nhiệm, vừa làm công tác chuyên môn khám chữa bệnh, vừa phụ trách quản lý TTBYT trong quá trình sử dụng. Do đó chất lượng công tác quản lý TTBYT ở từng khoa trong bệnh viện hiện nay vẫn còn hạn chế, việc vận hành, sử dụng các TTBYT tại bệnh viện nhiều khi gặp khó khăn lớn do đội ngũ cán bộ kỹ thuật viên chưa tiếp cận kịp thời với kỹ thuật mới.

4.4.2.2. Thiếu TTBYT hoặc không đồng bộ trong khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa Thái Bình

Do có những TTBYT đặc thù mà có các khoa trong bệnh viện có thể cùng sử dụng. Bởi vậy, việc sắp xếp các TTBYT trong bệnh viện sao cho phù hợp với mục đích và yêu cầu của các khoa hiện nay trong điều kiện thiếu thốn TTBYT là tương đối khó. Có những khoa được bố trí, sắp xếp được đầy đủ các TTBYT

phục vụ công tác chuyên môn, bên cạnh đó hầu hết các khoa trong Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình hiện nay đều thiếu.

Hàng năm mặc dù nguồn vốn đầu tư cho mua sắm TTBYT tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình liên tục tăng. Tuy nhiên so với nhu cầu của một bệnh viện hạng nhất thì đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu TTBYT phục vụ khám chữa bệnh của bệnh viện. Việc thiếu các TTBYT gây nên những xáo trộn lớn trong việc bố trí TTBYT phục vụ khám chữa bệnh tại các khoa của bệnh viện.

Dù đã được đầu tư khá nhiều, nhưng do giá trị TTBYT đắt nên bệnh viện thường ưu tiên những trang thiết bị có tính năng tương tự, sản xuất tại Châu Á, có giá thành rẻ hơn. Tuy nhiên, chính điều này dẫn đến chất lượng của các trang thiết bị không cao.

Do các TTBYT phần lớn nhập từ nước ngoài nên hạn chế và khó khăn trong việc tiếp xúc với các nhà cung cấp, hãng sản xuất thiết bị để yêu cầu hỗ trợ về tài liệu kỹ thuật, phụ tùng thay thế, dẫn đến việc sử dụng và bảo dưỡng không đầy đủ và không đúng quy trình. Mặt khác, do nhu cầu khám chữa bệnh của người dân tăng cao, nên các thiết bị luôn quá tải sử dụng dẫn đến hao mòn nhanh và dễ bị hư hỏng.

Đây là một đòi hỏi bức thiết hiện nay ngành y tế của tỉnh nói chung và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)