Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ sử dụng thiết bị y tế trong bệnh viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình (Trang 89)

Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình cần xây dựng mô hình hệ thống tổ chức quản lý TTBYT trong đó cần bổ sung chính sách đãi ngộ, thu hút cán bộ.

Mặc dù trong những năm qua Bộ Y tế đã tích cực phối hợp với các cơ sở đào tạo đưa các nội dung cơ bản về quản lý, kỹ thuật, công nghệ, kỹ năng sử dụng TTBYT vào chương trình đào tạo, mở rộng qui mô, nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ cán bộ được đào tạo còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế về quản lý, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa tại các bệnh viện. Đặc biệt, nhân lực phụ trách công tác TTBYT tại các bệnh viện phần lớn là kiêm nhiệm, không chuyên nghiệp và đào tạo cơ bản. Cụ thể các giải pháp nhằm

nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quản lý TTBYT tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình như sau:

- Để hoàn thiện công tác quản lý TTBYT, đội ngũ cán bộ kỹ thuật phải luôn được cập nhật kiến thức chuyên môn về TTBYT và các qui định của pháp luật. Đồng thời, phải nêu cao ý thức trách nhiệm, vai trò của Phòng VT-KT tại bệnh viện, Phòng VT-KT của bệnh viện hoặc bộ phận chuyên trách trong bệnh viện theo dõi về vấn đề này trong công tác tham mưu, tư vấn cho ban lãnh đạo bệnh viện về công tác đầu tư, quy trình mua sắm, quản lý khai thác sử dụng có hiệu quả TTBYT.

- Kết hợp với các trường đại học kỹ thuật trong nước và các trung tâm đào tạo chuyên ngành của nước ngoài để đào tạo cán bộ đại học và sau đại học chuyên ngành TTBYT.

- Ðưa những nội dung cơ bản về quản lý, kỹ thuật - công nghệ, kỹ năng sử dụng TTBYT vào chương trình đào tạo cán bộ đại học và trung học y, dược.

- Nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật thiết bị y tế.

- Ban hành chính sách phù hợp để các bệnh viện có điều kiện tiếp nhận cán bộ kỹ thuật đã được đào tạo như: kỹ sư y sinh, cử nhân và công nhân kỹ thuật thiết bị y tế.

- Tạo điều kiện thuận lợi và thu hút các kỹ sư tốt nghiệp các trường đại học kỹ thuật đạt loại khá giỏi có nguyện vọng vào làm việc trong ngành TTBYT như xét tuyển thẳng hoặc rút ngắn thời gian tập việc, ấn định thời gian cụ thể vào biên chế.

- Động viên, khuyến khích các nhân viên kỹ thuật đang trực tiếp sử dụng TTBYT ở bệnh viên được học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh để đọc được các tài liệu kỹ thuật của các thiết bị công nghệ cao.

4.5.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý trang thiết bị y tế

Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý TTBYT là biện pháp cần thiết vì nó không những giúp nhà quản lý kịp thời nắm bắt thông tin, đề xuất, kiến nghị của các khoa, phòng để đưa ra những quyết định quản lý chính xác, kịp thời mà còn giúp người quản lý truy xuất thông tin một cách nhanh chóng bao gồm công tác thông kê số liệu, tình trạng thiết bị, tình hình sử dụng,

công tác bảo quản và thanh lý. Muốn đạt được mục tiêu trên, bệnh viện cần phải:

- Thứ nhất, xây dựng kế hoạch tổng thể và triển khai từng bước ứng

dụng công nghệ thông tin trong quản lý TTBYT. Lập kế hoạch dự trù kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống công nghệ thông tin bằng cách trang bị phần mềm quản lý tài sản như: quản lý công tác đầu tư mua sắm, quản lý danh mục tài sản, quản lý công tác sử dụng, tính toán khấu hao và tuổi thọ thiết bị, quản lý công tác bảo trì, bảo dưỡng, quản lý công tác thanh lý tài sản.

- Thứ hai, xây dựng các biểu mẫu lấy ý kiến của cán bộ công nhân viên

về những vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý TTBYT tại bệnh viện, ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin để xử lý thống kê nhằm phục vụ tốt cho công tác quản lý.

- Thứ ba, định hướng thế hệ kỹ thuật - công nghệ của thiết bị y tế cần

trang bị cho từng tuyến, từng khu vực để đảm bảo việc nối mạng, truyền số liệu hình ảnh trong từng cơ sở, từng khu vực và trong toàn ngành, đáp ứng nhu cầu tư vấn chẩn đoán, điều trị và đào tạo từ xa.

- Thứ tư, thành lập các diễn đàn qua mạng internet để trao đổi, học hỏi

kinh nghiệm trong quản lý, sử dụng, bảo quản và thanh lý TTBYT.

- Thứ năm, cung cấp các tài liệu, hướng dẫn sử dụng TTBYT, các quy

định, quy trình liên quan đến công tác quản lý TTBYT trên trang web của bệnh viện để tất cả cán bộ có thể tham khảo ở mọi thời điểm, mọi nơi khi có nhu cầu.

4.5.4. Tạo nhiều nguồn vốn để tăng cường đầu tư trang thiết bị y tế cần thiết

TTBYT là lĩnh vực chuyên dụng và rất đắt tiền đòi hỏi nhiều yêu cầu khắt khe về kỹ thuật cao, chính xác, an toàn và ổn định. Nhu cầu kinh phí để trang bị mới cũng như duy trì hoạt động liên tục của trang thiết bị là rất lớn. Vì vậy phải huy động tích cực các loại nguồn vốn để đầu tư thêm TTBYT mới, cần thiết.

Trong quản lý TTBYT, sụ khó khăn về nguồn kinh phí đang là thực trạng chung ở các bệnh viện. Bởi vậy, việc xác định các hạng mục ưu tiên mua sắm trước là điều cần thiết. Trong thời gian tới, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình cần chú trọng đầu tư ưu tiên vào các TTBYT có nhu cầu cần thiết nhất.

Để thực hiện được điều đó cần có sự huy động kết hợp các nguồn vốn bao gồm nguồn ngân sách Nhà nước, các dự án, vốn vay, ưu đãi trong công tác đầu tư TTBYT.

- Đầu tư trang thiết bị nên đầu tư trọng điểm, tránh đầu tư dàn chải dẫn đến tình trạng ,thiết bị ở khoa nào cũng thiếu.

- Thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án, các nguồn viện trợ của các tổ chức quốc tế, quốc gia và các tổ chức phi chính phủ.

- Xây dựng cơ chế thu hồi vốn để duy trì hoạt động và tái đầu tư TTBYT. Ban hành quy định về kinh phí dành cho công tác kiểm chuẩn, bảo dưỡng và sửa chữa TTBYT hàng năm.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Trang thiết bị y tế là một loại hàng hóa đặc biệt, chủng loại đa dạng, luôn được cập nhật ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới, thế hệ công nghệ luôn thay đổi. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua hệ thống y tế trong cả nước đã được đầu tư nâng cấp, trong đó TTBYT chiếm tỷ trọng đáng kể cả về số lượng và trị giá bằng nhiều nguồn vốn: Ngân sách Nhà nước, các dự án, viện trợ song phương và đa phương... Mặc dù vậy, công tác quản lý TTBYT tại các bệnh viện nói riêng và trong toàn ngành nói chung cần phải được quan tâm chỉ đạo chặt chẽ, quyết liệt để góp phần nâng cao chất lượng phục vụ, phát huy hiệu quả đầu tư trong công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Trong công tác quản lý TTBYT, Bệnh viện đa khoa Tỉnh Thái Bình đã đạt được những thành công nhất định, không chỉ tăng cường được nguồn vốn đầu tư, đảm bảo nguồn TTB phục vụ cho nhu cầu KCB của nhân dân; bệnh viện còn không ngừng nâng cao khả năng của đội ngũ cán bộ quản lý, sử dụng và sửa chữa. Tuy nhiên việc quản lý TTBYT của bệnh viện vẫn còn một số tồn tại và bị ảnh hưởng bới nhiều yếu tố. Đề tài “Quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình” được lựa chọn để nghiên cứu giải quyết các mục tiêu sau: (i) Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý TTBYT trong bệnh viện; (ii) Phân tích thực trạng quản lý TTBYT và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý TTBYT tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình; (iii) Đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý TTBYT tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình. Đề tài đã giải quyết các nội dung sau đây:

Về mặt cơ sở lý luận và thực tiễn: Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về

quản lý TTBYT, bao gồm một số nội dung chính: Khái niệm TTBYT, đặc điểm TTBYT bệnh viện, phân loại TTBYT bệnh viện, nguyên tắc quản lý TTBYT bệnh viện, nội dung quản lý TTBYT bệnh viện, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý TTBT bệnh viện.

Về thực trạng tình hình quản lý TTBYT tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình cho thấy:

Bình được thực hiện theo đúng trình tự và quy định của Bộ y tế cũng như trong điều lệ thành lập bệnh viện. Có sự tham gia của nhiều thành phần trong khâu lập kế hoạch mua sắm TTBYT giúp cho kế hoạch sát với thực tế và nhu cầu sử dụng. Nguồn mua sắm TTBYT của Bệnh viện đã huy động được các nguồn chủ yếu đó là: Quỹ phát triển sự nghiệp; Ngân sách Nhà nước; Vốn vay dự án; Tài trợ, viện trợ. Trong đó nguồn vốn từ Quỹ phát triển sự nghiệp đang dần trở thành nguồn chủ yếu.

-Quản lý sử dụng TTBYT: Thiếu TTBYT là trở ngại lớn trong việc bố trí

và sử dụng giữa các khoa trong bệnh viện. Hiện có nhiều thiết bị chưa được ghi rõ và đầy đủ các thông tin theo quy định trong quá trình sử dụng. Một số cán bộ do chưa được đào tạo nâng cao về sử dụng TTBYT nên trong quá trình sử dụng còn gây ra các hư hỏng và không phát huy hết tính năng của các TTB hiện đại. Các cán bộ quản lý thì vẫn mang tính kiêm nhiệm chủ yếu vẫn là điều dưỡng chưa được đào tạo cơ bản về TTBYT.

-Quản lý sửa chữa, khấu hao và thanh lý TTBYT: Bệnh viện đã thực hiện

đúng theo các quy định hiện hành. Tuy nhiên, công tác sửa chữa vẫn được đánh giá chưa cao, quá trình sửa chữa mất nhiều thời gian, đội ngũ cán bộ kỹ thuật còn thiếu trình độ kỹ thuật; không chỉ thế vấn đề linh kiện thay thế cũng bất cập do máy móc chủ yếu nhập từ nước ngoài, khó tìm được linh kiện thay thế ngay lập tức, giá thành cũng cao.

-Kiểm kê định kỳ TTBYT: Về cơ bản bệnh viện đã thực hiện tốt công tác

kiểm kê các TTBYT tại bệnh viện, không để xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí; giúp ban lãnh đạo có những quyết định đúng đắn trong đầu tư, sử dụng TTB.

-Kiểm tra, giám sát quản lý TTBYT: Bệnh viện chưa quan tâm đúng mức

công tác kiểm tra quá trình quản lý TTBYT, còn nhiều hạn chế và mang hình thức đối phó.

Những thuận lợi trong quản lý TTBYT ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái

Bình: Bệnh viện đã thành lập phòng VT- KT hoạt động tương đối hiệu quả. Bệnh

viện có đội ngũ cán bộ lãnh đạo bệnh viện năng động và tâm huyết với ngành nghề. Đã đầu tư các trang thiết bị hiện đại để phát triển chuyên môn.

Những mặt còn hạn chế: Trình độ đội ngũ cán bộ sử dụng TTBYT còn

thấp, thiếu nguồn nhân lực có chất lượng cao; thiếu TTBYT khiến việc bố trí và sử dụng trong khám chữa bệnh gặp nhiều khó khăn; thiếu các tài liệu kỹ thuật.

Các giải pháp đề xuất: (i) Thực hiện đầy đủ các nguyên tắc trong quản lý sử dụng TTBYT; (ii) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ sử dụng thiết bị y tế trong bệnh viện; (iii) Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý TTBYT; (iv) Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý TTBYT.

5.2. KIẾN NGHỊ 5.1.1. Đối với Bộ y tế 5.1.1. Đối với Bộ y tế

-Hàng năm nên tổ chức hội chợ giới thiệu thiết bị mẫu và sớm thông báo đơn giá thiết bị để các bệnh viện chủ động trong việc phân bổ dự toán của năm.

- Có cơ chế để mở rộng mối liên kết giữa bệnh viện, các viện nghiên cứu, các cơ sở sản xuất để tạo điều kiện thuận lợi trong việc sản xuất các TTBYT phù hợp với thực tiễn.

-Cần có các chính sách tạo điều kiện thuận lợi trong việc nhập khẩu TTBYT, giảm thiểu tối đa các thủ tục nhằm rút ngắn thời gian trong việc sửa chữa, thay thế và mua mới TTBYT trong các bệnh viện.

-Tăng cường hơn nữa công tác đào tạo cán bộ quản lý TTBYT, dần gỡ bỏ cơ chế kiêm nghiệm trong quản lý TTBYT tại các bệnh viện.

-Có chính sách đãi ngộ cho các kỹ sư điện tử y sinh khi muốn làm việc tại các bệnh viện tuyến Tỉnh.

5.1.2. Đối với Sở y tế tỉnh Thái Bình

-Cần xây dựng đề án về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trung tâm bảo trì TTBYT của các bệnh viện các cấp, trình Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh phê duyệt để các bệnh viện có cơ sở triển khai thực hiện và huy động các nguồn lực đầu tư.

-Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về công tác mua sắm đấu thầu TTBYT và đặc biệt là công tác quản lý và sử dụng.

-Trong chương trình bồi dưỡng, đào tạo cán bộ y tế hàng năm nên dành một lượng thời gian nhất định để bồi dưỡng kỹ năng sử dụng TTBYT cho cán bộ tại các trung tâm y tế nói chung và ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình nói riêng

-Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lý TTBYT.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2014). Thông tư số 162/2014/TT-BTC về việc quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước.

2. Bộ tài chính (2018). Thông tư 45/2018/TT-BTC về việc hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

3. Chính phủ (2017). Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công.

4. Chính phủ (2018). Nghị định 169/2018/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 36/2016/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế.

5. Dương Công Đại (2017). Kinh nghiệm quản lý trang thiết bị y tế tại hệ thống bệnh viện VINMEC. Truy cập ngày 21/07/2019 tại: http://qpsolutions.vn/cgi- bin/Document/3.% 20Bv%20Vinmec-Bao%20cao%20ATNB%20trong%20quan%20ly%20TTBYT.pdf. 6. Nguyễn Thị Lan Anh và Hoàng Thị Hải Yến (2017). Nâng cao năng lực quản lý bệnh

viện công trong cơ chế tự chủ tài chính. Truy cập ngày 21/07/2019 tại:

http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/nang-cao-nang- luc-quan-ly-benh-vien-cong-trong-co-che-tu-chu-tai-chinh-129064.html. 7. Phòng Tài chính kế toán (2016). Báo cáo kiểm kê TSCĐ 2016.

8. Phòng Tài chính kế toán (2017). Báo cáo kiểm kê TSCĐ 2017. 9. Phòng Tài chính kế toán (2018). Báo cáo kiểm kê TSCĐ 2018. 10. Phòng Tài chính kế toán (2018). Báo cáo tài chính 2018.

11. Phòng Tổ chức hành chính (2019). Báo cáo tình hình CBCNVC năm 2019. 12. Phòng Vật tư kỹ thuật (2018). Báo cáo tình hình sử dụng TSCĐ năm 2018. 13. Quốc hội (2014). Luật số 15/2017/QH14 về quản lý, sử dụng tài sản công.

14. Thái Bình (2019). Quyết liệt chấn chỉnh tồn tại trong phân loại trang thiết bị y tế. Truy cập ngày 21/07/2019 tại: https://suckhoedoisong.vn/quyet-liet-chan-chinh- ton-tai-trong-/phan-loai-trang-thiet-bi-y-te-n158285.html

15. UBND Tỉnh Thái Bình (2000). Quyết định 631/2000/QĐ-UBND về chức năng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)