2.1.3.1. Quản lý ngân sách Nhà nước huyện
Quản lý NSNN huyện là quản lý toàn bộ các khoản thu, chi NSNN cấp huyện hàng năm qua các khâu: Lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán và kiểm tra, thanh tra NSNN huyện.
Quản lý ngân sách huyện là quá trình áp dụng các công cụ và phương pháp quản lý nhằm tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền Nhà nước cấp huyện nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước.
Chủ thể quản lý NS huyện chính là HĐND huyện, cụ thể là những người có trách nhiệm trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến hoạt động quản lý ngân sách. Trách nhiệm quản lý ngân sách trước hết thuộc về Chủ tịch UBND huyện. Vì quản lý tài chính là một nội dung quản lý chuyên ngành nên phòng Tài chính – Kế hoạch huyện và cá nhân Trưởng phòng Tài chính- Kế hoạch cũng thuộc nhóm chủ thể trực tiếp quản lý hoạt động của ngân sách huyện. Bên cạnh đó mỗi
cá nhân và trưởng các bộ phận, phòng ban cũng góp phần đóng góp quan trọng tạo nên công tác quản lý ngân sách huyện có hiệu quả.
Đối tượng quản lý ngân sách huyện đó là hoạt động của ngân sách huyện. Đó là các mối quan hệ kinh tế trong phân phối gắn liền với quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ. Cụ thể là việc quản lý các nguồn thu cũng như các khoản chi đầu tư hoặc các khoản chi thường xuyên của huyện.
2.1.3.2. Sự cần thiết của quản lý ngân sách cấp huyện
Việc quản lý ngân sách huyện ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tài chính của quốc gia do vậy công tác QLNS huyện là rất quan trọng, chứa đựng cả mục tiêu chung của quản lý NSNN nói chung và mục tiêu của huyện nói riêng. Quản lý ngân sách huyện hướng tới việc đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu của ngân sách Trung ương, đảm bảo cân đối thu-chi ngân sách trên địa bàn huyện, nâng cao năng lực điều hành của chính quyền huyện trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội.
2.1.3.3. Nguyên tắc quản lý ngân sách cấp huyện
- Chấp hành luật ngân sách nhà nước: Tất cả các khoản thu-chi đều phải có chứng từ xuất- nhập tiền. Nó phản ánh tính chính xác, công minh, rõ ràng. Các khoản thu-chi đều phải có trong kế hoạch phân bổ dự toán ngân sách đã được HĐND, UBND các cấp thông qua. Các khâu trong chu trình NSNN khi triển khai thực hiện phải đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của HĐND các cấp.
- Cân đối thu- chi ngân sách huyện: Nguyên tắc này đòi hỏi các khoản chi chỉ được phép thực hiện khi đã có đủ các nguồn thu bù đắp. HĐND, UBND luôn cố gắng để đảm bảo cân đối nguồn NSNN bằng cách đưa ra các quyết định liên quan tới các khoản chi để thảo luận và cắt giảm những khoản chi chưa thực sự cần thiết, đồng thời nỗ lực khai thác mọi nguồn thu hợp lý mà nền kinh tế có khả năng đáp ứng.
- Nguyên tắc công khai, minh bạch trong quản lý NSNN: Các khoản thu- chi đều được xác định bằng số liệu chứng từ ghi sổ, quyết định, văn bản chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền. Thực hiện công khai minh bạch trong quản lý sẽ tạo điều kiện cho cộng đồng có thể giám sát, kiểm soát các quyết định về thu- chi tài chính, hạn chế những thất thoát và đảm bảo tính hiệu quả.
- Nguyên tắc rõ ràng, trung thực, chính xác: Nguyên tắc này đòi hỏi NSNN phải được xây dựng rành mạch, có hệ thống, các khoản thu- chi đều phải có trong kế hoạch tránh việc thu - chi sai gây thất thoát NSNN.
- Nguyên tắc chịu trách nhiệm: Nhà nước là cơ quan công quyền, sử dụng các nguồn lực của nhân dân để thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Đây là nguyên nhân, yêu cầu về trách nhiệm của các đơn vị cá nhân trong quá trình quản lý ngân sách, bao gồm: Trách nhiệm giải trình về các hoạt động ngân sách; chịu trách nhiệm về các quyết định về ngân sách của mình. Trách nhiệm đối với cơ quan quản lý cấp trên về trách nhiệm đối với công chúng, đối với xã hội. Quy trách nhiệm yêu cầu phải phận định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị, chính quyền các cấp trong thực hiện NSNN theo kết quả công việc đạt được.
2.1.3.4. Bộ máy quản lý ngân sách cấp huyện
Gồm có HĐND huyện, UBND huyện, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện, Chi cục thuế huyện, kho bạc nhà nước huyện.
- Hội đồng nhân dân huyện là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước. Thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương. Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm; dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; quyết định các chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện ngân sách; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; giám sát việc thực hiện ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết định.
- Uỷ ban nhân dân huyện do Hội đồng nhân dân huyện bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên. Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp
nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở. Nhiệm vụ trong lĩnh vực kinh tế: Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; tổ chức và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó; Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương, phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; quyết toán ngân sách địa phương; lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp; Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương; hướng dẫn, kiểm tra Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn xây dựng và thực hiện ngân sách và kiểm tra nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, thị trấn về thực hiện ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật; Phê chuẩn kế hoạch kinh tế - xã hội của xã, thị trấn.
- Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện là đơn vị chuyên môn trực thuộc UBND huyện, có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Tài chính, tài sản, kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh, tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư
nhân. Phòng Tài chính - Kế hoạch có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản
riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài chính và Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh.
+ Trình UBND cấp huyện ban hành các quyết định, chỉ thị, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Phòng; đề án, chương trình phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn cấp huyện.
+ Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc cấp huyện, UBND cấp xã xây dựng dự toán ngân sách hàng năm; xây dựng trình UBND cấp huyện dự toán ngân sách cấp mình theo hướng dẫn của Sở Tài chính. Lập dự toán thu ngân sách nhà nước đối với những khoản thu được phân cấp quản lý, dự toán chi ngân sách cấp huyện và tổng hợp dự toán ngân sách cấp xã, phương án phân bổ ngân sách huyện trình UBND cấp huyện; lập dự toán ngân sách điều chỉnh trong trường
hợp cần thiết để trình UBND cấp huyện; tổ chức thực hiện dự toán ngân sách đã được quyết định.
+ Phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc quản lý công tác thu ngân sách nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
+ Thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư do huyện quản lý; thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách xã; lập quyết toán thu, chi ngân sách huyện; tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện và quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện (bao gồm quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện và quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã) báo cáo UBND cấp huyện để trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn. Tổ chức thẩm tra, trình Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt quyết toán đối với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch UBND cấp huyện.
+ Quản lý tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc cấp huyện quản lý theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
+ Quản lý nguồn kinh phí được uỷ quyền của cấp trên; quản lý các dịch vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan kiểm tra việc thi hành pháp luật tài chính; giúp UBND cấp huyện giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tài chính theo quy định của pháp luật. Trình Chủ tịch UBND cấp huyện các chương trình, danh mục, dự án đầu tư trên địa bàn; thẩm định và chịu trách nhiệm về dự án, kế hoạch đầu tư trên địa bàn thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND cấp huyện; thẩm định và chịu trách nhiệm về kế hoạch đấu thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND cấp huyện. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan giám sát và đánh giá đầu tư; kiểm tra việc thi hành pháp luật về kế hoạch và đầu tư trên địa bàn cấp huyện; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm theo thẩm quyền. Về kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các tổ chức kinh tế tập thể và hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn theo quy định của pháp luật; Định kỳ lập báo cáo theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Sở, ngành có liên quan để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Chi cục Thuế ở các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh,
chức trực thuộc Cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Chi cục Thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định của pháp luật khác có liên quan.
- Kho bạc Nhà nước huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (KBNN huyện) là tổ chức trực thuộc KBNN tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (KBNN tỉnh) có chức năng thực hiện nhiệm vụ KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật. KBNN huyện có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật.
HĐND huyện UBND huyện Kho Bạc Nhà nước huyện
Sơ đồ 2.2. Bộ máy quản lý ngân sách Nhà nước huyện Bình Xuyên 2.1.4. Nội dung quản lý ngân sách cấp huyện (quận)
2.1.4.1. Lập dự toán
Quy trình ngân sách là trình tự thực hiện các bước thực hiện các hoạt động (theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền) của các cơ quan hữu quan trong quá trình từ chuẩn bị, lập, thẩm tra, quyết định dự toán ngân sách đến phân bổ, thực hiện (chấp hành) và quyết toán ngân sách, trong đó xác định rõ trách nhiệm và thời hạn hoàn thành từng công việc cụ thể của từng khâu trong toàn bộ quy trình.
Chi cục Thuế huyện Phòng Tài
chính- Kế hoạch huyện
Quy trình ngân sách càng được quy định cụ thể rõ ràng thì phạm vi, trách nhiệm và thẩm quyền của các cơ quan chức năng trong quản lý và điều hành ngân sách càng đầy đủ, cụ thể. Điều đó giúp cho việc nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách, nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan trong quản lý ngân sách. (Nâng cao năng lực quản lý TCC ở địa phương, 2007).
Quản lý ngân sách huyện là quá trình quản lý hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền Nhà nước cấp huyện; quản lý các khoản thu- chi của huyện đã dự toán bởi UBND huyện và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của cấp trên giao và huyện đề ra. QLNS huyện bao gồm các khâu sau: Lập dự toán ngân sách; công tác chấp hành dự toán NSNN; công tác quyết toán NSNN; kiểm tra, giám sát ngân sách huyện (Bộ Tài chính, 2003).
Luật NSNN năm 2002 quy định, hàng năm trên cơ sở hướng dẫn của UBND tỉnh, UBND huyện tiến hành thành lập dự toán ngân sách năm sau của cấp mình, trình HĐND huyện và UBND huyện ra quyết định dự toán ngân sách.
Lập dự toán là khâu đầu tiên của chu trình quản lý NSNN, quyết định nhiệm vụ và quy mô thu- chi ngân sách trong một năm của ngân sách huyện cũng như của một đơn vị dự toán huyện. Lập dự toán quyết định chất lượng quản lý vì quản lý ngân sách trước hết là quản lý theo dự toán được duyệt. Dự toán ngân sách là bản dự trù các khoản thu, chi ngân sách theo các chỉ tiêu xác định, được HĐND huyện phê chuẩn, UBND huyện quyết định là căn cứ để thực hiện thu- chi NSNN huyện. (Bộ Tài chính, 2003).
Dự toán ngân sách có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc triển khai thực hiện thu- chi NSNN hàng năm. Để đảm bảo cho các mục tiêu phát triển KT- XH và các chính sách, chế độ của Nhà nước được thực hiện và đạt hiệu quả cao, đòi hỏi dự toán ngân sách huyện được xây dựng hàng năm phải khoa học, chính xác, sát với thực tế và đúng chính sách chế độ của Nhà nước. Thông qua việc lập dự toán ngân sách để tính khả năng và nhu cầu về kinh tế, tài chính của huyện trong từng năm, từng giai đoạn từ đó phát huy được những thế mạnh và hạn chế đến mức thấp nhất những khó khăn, trở ngại.
Lập dự toán phải đảm bảo: Dự toán ngân sách phải tổng hợp theo từng