SÁCH NHÀ NƯỚC HUYỆN BÌNH XUYÊN GIAI ĐOẠN 2016-2020
4.3.1. Định hướng phát triển kinh tế- xã hội và hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước huyện Bình Xuyên giai đoạn 2016-2020 nhà nước huyện Bình Xuyên giai đoạn 2016-2020
Tuyên truyền phổ biến luật NSNN, các văn bản hướng dẫn thi hành luật NSNN, các văn bản quy định về quản lý ngân sách cấp huyện một cách sâu rộng cho từng cán bộ và người dân biết dể mooic công dân thực hiện, làm tốt theo quy định của nhà nước, đồng thời giám sát việc thực hiện sử dụng ngân sách nhà nước ở địa phương.
Tăng cường công tác quản lý thu cấp huyện, thực hiện phương châm thu đúng, thu đủ và kịp thời vào ngân sách, gắn trách nhiệm và quyền lợi, nghĩa vụ của mỗi công dân trog việc huy động, đóng góp để xây dựng cơ sở hạ tầng. Chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý sớm có biện pháp tích cực để tăng thu ngân sách nhà nước. Thông qua việc khuyến khích các thành phần kinh tế ở địa phương phát triển, khai thác tốt các nguồn thu sự nghiệp trên địa bàn nhằm bổ sung nguồn thu cho ngân sách cấp huyện, có định hướng phát triển ngân
sách huyện phù hợp với từng khu vực.
Việc chi NSNN cho đầu tư xây dựng ở huyện tránh dàn trải, manh mún, làm kéo dài thời gian thực hiện dự án, giảm hiệu quả vốn đầu tư. Phê duyệt dự án đầu tư tràn lan, vượt khả năng nguồn vốn, dẫn đến tình trạng mất cân đối ngân sách địa phương. Trong công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng: Công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự toán các công trình XDCB cần thực hiện tốt; Công tác quản lý, nghiệm thu, thanh quyết toán công trình xây dựng của các đơn vị quản lý dự án, chủ đầu tư giảm sai phạm (đặc biệt là đối với cấp xã); Công tác thẩm định dự toán, thẩm tra quyết toán của cấp huyện còn cần được chặt chẽ hơn.
Chi ngân sách cần phải thực hiện đứng dự toán, để thực hiện đúng dự toán thì ngay từ khâu lên dự toán, thực hiện dự toán, hạch toán kế toán, chấp hành về chế độ chứng từ, sổ sách theo qui định tại Luật kế toán, công tác tự kiểm tra tài chính kế toán; công khai dự toán năm của từng đơn vị còn thực hiện theo qui định.
Sắp xếp, bố trí lại các đơn vị dự toán, cán bộ làm công tác kế toán cho phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng công việc được giao và theo đúng qui định của Luật kế toán.
Tăng cường thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, nâng cao vai trò giám sát của các tổ chức, đoàn thể quần chúng và nhân dân trong thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí (nhất là các lĩnh vực như: đất đai, tài sản công, đầu tư xây dựng
cơ bản, huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân), tạo điều kiện
để giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý ngân sách nhà nước cần được làm thường xuyên, liên tục. Đôn đốc các khoản thu, nộp kịp thời, đúng tiến độ vào ngân sách, không bỏ sót nguồn thu, có sự điều chỉnh kịp thời kế hoạch thu khi có phát sinh.
Thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính kế toán theo quy định tại Quyết định số 67/2004/QĐ- BTC ngày 13/8/2004 của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước. Mở và lập đầy đủ hệ thống sổ sách, báo biểu kế toán theo đúng quy định; thực hiện công tác lập dự toán, chấp hành, quyết toán ngân sách huyện kịp thời đúng thời gian mà Luật NSNN quy định.
Các cơ quan quản lý nhà nước phải đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng tạo môi trường thông thoáng, thay đổi phương thức quản lý nhà nước theo hướng không can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp bằng các biện pháp hành
chính, thay vào đó là các biện pháp gián tiếp thông qua các công cụ vĩ mô, trong đó có công cụ thanh tra, kiểm tra, giám sát; tháo gỡ vướng mắc, thực hiện chính sách khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao tiềm lực tài chính của huyện, thực hiện cơ chế, tạo sự bình đẳng trong cạnh tranh, tăng tính hấp dẫn nhằm thu hút vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.