Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí ngân sách nhà nước tại huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 57)

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.2.1.1. Đối với số liệu thứ cấp

Sử dụng phương pháp kế thừa tài liệu, tất cả các thông tin, số liệu thứ cấp về kinh tế, xã hội, điều kiện tự nhiên, môi trường và các chính sách có liên quan đến phát triển kinh tế- xã hội của huyện thu thập từ phòng Tài chính- Kế hoạch huyện, chi cục thuế và thông qua các báo cáo, chuyên đề, báo cáo khoa học, các loại sách báo, tạp chí,...chỉ rõ nguồn trích dẫn giúp cho việc phân tích và xử lý số liệu. Những số liệu đã qua xử lý và được công bố.

Thu thập thông tin thứ cấp được chọn lọc và tổng hợp từ các tài liệu Luật ngân sách Nhà nước 2002; các Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật ngân sách Nhà nước 2002; báo cáo khảo sát, nghiên cứu kinh nghiệm quản lý tài chính ngân sách của các nước khác.

3.2.1.2. Đối với số liệu sơ cấp

Đây là nguồn số liệu được điều tra trực tiếp qua hai mẫu phiếu điều tra đối với thu ngân sách và chi ngân sách, được thu thập từ việc điều tra 66 phiếu qua các cán bộ huyện, xã, thị trấn và các đơn vị cấp huyện có liên quan đến công tác quản lý ngân sách theo địa bàn (hành chính) để đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân sách huyện. Hai mẫu phiếu điều tra về thu và chi ngân sách được điều tra trực tiếp từ cán bộ, người quản lý công tác thu- chi ngân sách, sử dụng ngân sách của huyện. Điều tra thông qua các đối tượng tại các đơn vị: Hội đồng nhân dân, UBND là 4 phiếu; phòng Tài chính- Kế hoạch 4 phiếu; cán bộ tại Kho bạc huyện là 2 phiếu; phòng Giáo dục đào tạo 2 phiếu; chi cục Thuế 4 phiếu; chủ tịch xã và kế toán xã 13 phiếu; trường học (tiểu học, trung học cơ sở) 26 phiếu; trung tâm y tế huyện và phòng y tế huyện 4 phiếu; phòng thanh tra và các phòng ban khác 7 phiếu. Đề tài đã sử dụng thang đo Likert để đo lường mức độ đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác quản lý ngân sách ở huyện Bình Xuyên .

Toàn bộ số liệu chưa qua xử lý được tổng hợp và hệ thống hóa từ phiếu điều tra thực tế của huyện, lấy số liệu trực tiếp từ các số liệu báo cáo của huyện, thu thập tại các đơn vị thụ hưởng ngân sách Nhà nước và liên quan đến quản lý

ngân sách Nhà nước trong địa bàn huyện. Phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài, có mẫu điều tra tại cơ quan thuế, Kho bạc, phòng Tài chính- Kế hoạch, cán bộ làm công tác tài chính cấp xã, chủ tài khoản sử dụng ngân sách. Đối với các đơn vị thụ hưởng ngân sách xã, an ninh, sự nghiệp được phỏng vấn theo phiếu điều tra với các thông tin về thực trạng thu- chi ngân sách nhà nước cấp hàng năm và nguồn tự chủ.

Đây là số liệu được điều tra trực tiếp từ đơn vị thụ hưởng NSNN theo mẫu câu hỏi chuẩn bị trước để quá trình điều tra được nhanh chóng và hiệu quả. Câu hỏi được thiết kế dựa trên sự đóng của các chuyên gia, nhà khoa học sau đó đêm điều tra thử nhằm hoàn thiện mẫu câu hỏi trước khi điều tra toàn bộ mẫu cần thiết. Phỏng vẫn trực tiếp thủ trưởng các đơn vị thụ hưởng ngân sách, lãnh đạo liên quan đến việc quản lý ngân sách huyện. Đây cũng chính là nguồn số liệu chủ yếu nhằm phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả quản lý NSNN huyện Bình Xuyên.

3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 3.2.2.1. Phương pháp xử lý số liệu

- Nhập dữ liệu đã được hiệu chỉnh và mã hóa vào máy tính và được xử lý bằng phương pháp thống kê với sự hỗ trợ của phần mềm Excel.

3.2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu

thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau, dùng các chỉ số để phân tích, đánh giá mức độ biến động và mối quan hệ giữa các hiện tượng. Đây là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế- xã hội, nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của số lớn các hiện tượng KT-XH dựa trên quan điểm số lớn để tìm ra bản chất, quy luật vận động của hiện tượng từ đó rút ra các kết luận có tính chất khoa học và có thể dự báo trong tương lai.

- Phương pháp thống kê so sánh: căn cứ vào số liệu đã được tổng hợp,

dựa trên các chỉ tiêu để phân tích so sánh các số tuyệt đối, tương đối, số bình quân,... từ đó thấy được sự phát triển của sự vật, hiện tượng qua các mốc thời gian, không gian. Dùng phương pháp này để so sánh sự biến động của thu- chi

ngân sách qua các năm; so sánh tình hình đầu tư, hiệu quả quản lý ngân sách phương án gốc và phương án giả định khi có sự thay đổi của các yếu tố cơ bản tác động đến kết quả quản lý ngân sách trong những năm tiếp theo, cả giai đoạn qua các năm để thấy rõ hơn tốc độ tăng giảm trong việc quản lý ngân sách.

- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của những người có kiến

thức sâu sắc trong lĩnh vực ngân sách huyện như giáo viên trong trường, cán bộ phòng Tài chính- Kế hoạch các huyện và cán bộ sở Tài chính phụ trách công tác quản lý ngân sách về kinh nghiệm quản lý ngân sách Nhà nước.

3.2.3. Hệ thống tiêu chí sử dụng trong nghiên cứu

- Số lượng thu, chi qua ngân sách huyện theo kế hoạch.

- Số lượng thu, chi qua ngân sách huyện theo thực tế (thực hiện). - Số lượng chi cho từng ngành, từng hạng mục dự án.

- Cơ cấu thu, chi ngân sách huyện

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

4.1.1. Thực trạng thu- chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

4.1.1.1. Tình hình thu ngân sách Nhà nước

Qua điều tra cho thấy công tác thu ngân sách được đánh giá tương đối tốt do khi có văn bản về thuế huyện đã thực hiện ngay khâu tuyên truyền tới công dân, đến các tổ chức để họ tiếp cận với chính sách thuế, thủ tục hành chính.

Bảng 4.1 cho thấy tổng thu ngân sách có sự tăng tương đối ổn định, mức chênh giữa các năm không quá lớn, năm 2014 thu ngân sách huyện là 655.121 triệu đồng, năm 2015 tăng so với 2014 là 276.838 triệu đồng, năm 2016 tăng so với 2015 là 29.120 triệu đồng. Từ kết quả thu ngân sách cho thấy công tác thu trên địa bàn huyện đã được triển khai tốt và đạt kết quả cao.

Thu ngân sách trên địa bàn tập trung ở ba khoản thu: thu nội địa, thu chuyển nguồn năm trước, thu kết dư ngân sách năm trước. Chiếm tỷ trọng cao nhất là thu nội địa, thu nội địa gồm các khoản thu từ kinh tế quốc doanh; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; thu từ khu vực ngoài quốc doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế thu nhập cá nhân; lệ phí trước bạ; thu phí, lệ phí; các khoản thu về nhà, đất; thu tại xã; thu khác ngân sách. Đây là các khoản thu cân đối ngân sách dùng cho chi thường xuyên, vì chi thường xuyên chỉ chi từ nguồn thu ngân sách từ thuế, phí, lệ phí trong thu cân đối ngân sách. Các chỉ tiêu thu này có sự biến động qua các năm là do ảnh hưởng của biến động từ nền kinh tế và khai thác hiệu quả các nguồn lực địa phương nhằm tăng thu ngân sách. Thu từ khu vực ngoài quốc doanh chiếm một lượng lớn trong nguồn thu trên địa bàn nhưng bị tác động lớn bởi yếu tố kinh tế, đơn cử như thu từ doanh nghiệp dân doanh: trong năm 2014 tăng so với dự toán là do trong năm tập đoàn Prime chưa hoàn thiện xong việc chuyển hình thức sang đầu tư nước ngoài, năm 2015 có sự tác động từ việc trong năm một số doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp Bình Xuyên; thu từ cá nhân sản xuất trong năm 2014 và 2015 tăng là do trong năm thực hiện thu thuế GTGT vuợt so kế hoạch.

Bảng 4.1. Tổng hợp thu ngân sách huyện Bình Xuyên giai đoạn 2014-2016

STT NỘI DUNG (triệu đồng) 2014 (triệu đồng) 2015 (triệu đồng) 2016 So sánh (%)

2015/2014 2016/2015

Tổng cộng: (A+B+C) 1.187.667 1.446.657 1.484.601 121,8 102,6 A Thu ngân sách trên địa bàn 655.121 931.959 961.079 142,3 103,1 I Thu nội địa 473.765 683.313 618.137 144,2 90,5 1 Thu từ kinh tế quốc doanh 948 885 2.265 93,4 255,9 1,1 Thu từ DNNN TƯ quản lý 344 59 321 17,2 544,1 1,2 Thu từ DNNN địa phương quản lý 604 826 1.944 136,8 235,4 2 Thu từ DN có vốn đầu tư nước ngoài 29.128 83.693 133.852 287,3 159,9 3 Thu từ khu vực ngoài quốc doanh 239.673 217.171 162.916 90,6 75,0 4 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2.138 2.328 1.850 108,9 79,5 5 Thuế thu nhập cá nhân 84.689 84.495 125.190 99,8 148,2 6 Lệ phí trước bạ 17.808 34.711 36.264 194,9 104,5 7 Thu phí, lệ phí 2.425 3.647 3.710 150,4 101,7 8 Các khoản thu về nhà, đất 91.452 243.902 131.986 266,7 54,1 9 Thu tại xã 2.567 5.439 15.804 211,9 290,6 10 Thu khác ngân sách 2.937 7.042 4.300 239,8 61,1 II Thu chuyển nguồn năm trước 174.108 240.040 316.598 137,9 131,9 III Thu kết dư ngân sách năm trước 7.248 8.606 26.344 118,7 306,1 B Các khoản thu để lại đơn vị 22.221 12.221 3.403 55,0 27,8 C Thu bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh 510.325 502.477 520.119 98,5 103,5 Nguồn: UBND huyện Bình Xuyên (2014- 2016)

Thuế thu được từ khu vực ngoài quốc doanh là nguồn thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện, nó bao gồm thuế GTGT hàng sản xuất – kinh doanh trong nước, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng sản xuất trong nước, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên, thuế môn bài, thu khác. Nguồn thu này ngoài các chính sách về thuế của nhà nước nó còn bị ảnh hưởng bởi các quy định phân cấp nguồn thu của HĐND tỉnh.

Thu chuyển nguồn ngân sách năm trước là chuyển nguồn kinh phí năm trước chuyển sang năm sau để thực hiện các khoản chi đã được bố trí trong dự toán năm trước hoặc dự toán bổ sung nhưng đến thời gian chỉnh lý chưa thực hiện hoặc chưa thực hiện xong được cơ quan có thẩm quyền cho phép tiếp tục thực hiện vào ngân sách năm sau. Thu chuyển nguồn từ năm 2014-2016 bình quân tăng 34,9%.

Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên là các khoản thu là việc khoản thu từ ngân sách cấp trên cấp bổ sung cho ngân sách cấp dưới để hỗ trợ thực hiện các chương trình dự án, nhiệm vụ cụ thể nhằm bù đắp cân đối ngân sách. Như chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới, chương trình mục tiêu giáo dục, tăng lương theo lộ trình cải cách tiền lương của chính phủ,...Nguồn thu này từ năm 2014- 2016 bình quân ở mức 101%, năm 2015 so với 2014 là 98,5%, năm 2016 so với 2015 là 103,5%. Từ đây cho ta thấy việc thu ngân sách trên địa bàn huyện đối với một số khoản thu chưa được tốt dẫn đến còn phải chờ từ nguồn kinh phí hỗ trợ từ cấp trên. Để giải quyết được vấn đề đó cần phải có những quyết sách và định hướng lâu dài cho việc phát triển kinh tế của địa phương, với mục tiêu phấn đấu cân đối thu, chi của địa phương đồng thời giảm gánh nặng cho ngân sách cấp trên.

Qua điểu tra cũng cho kết quả tình hình thu ngân sách trên địa bàn huyện Bình Xuyên được thực hiện tương đối tốt. Cơ quan thuế đã phát huy được vai trò của mình, không bỏ sót nguồn thu, thu đúng, thu đủ, nó thể hiện rõ nét qua việc thực hiện thu năm sau luôn cao hơn năm trước; về thủ tục hành chính có 9/66 phiếu đạt 13,6% có ý kiến là thuận lợi, 42/66 phiếu có ý kiến là bình thường (63,6%).Về tiếp cận chính sách thuế mới thì có 39 phiếu có ý kiến là được tiếp cận thuận lợi và bình thường, không có phiếu nào đánh giá là gây cản trở,... 27 phiếu không có ý kiến về vấn đề này.

Bảng 4.2. Tổng hợp điều tra về tình hình thu trên địa bàn huyện Bình Xuyên năm 2014- 2016

STT Nội dung Số phiếu

điều tra

Thuận lợi Bình thường Cản trở Rất cản trở

Số phiếu (%) Số phiếu (%) Số phiếu (%) Số phiếu (%)

1

Quản lý của cơ quan thuế 66

Thủ tục hành chính

9 13,6 42 64 0 0 0 0

Quá trình được hoàn thuế

0 0 45 68 0 0 0 0

2 Tiếp cận chính sách thuế mới

66 3 4,55 36 55 0 0 0 0

3 Quan hệ giữa cơ quan thuế với các đơn vị

66 9 13,6 36 55 0 0 0 0

Nguồn: Số liệu điêu tra (2017)

4.1.1.2. Tình hình chi ngân sách Nhà nước

Bảng 4.3. Tổng hợp chi ngân sách huyện Bình Xuyên giai đoạn 2014- 2016

STT Nội dung 2014 (triệu đồng) 2015 (triệu đồng) 2016 (triệu đồng) So sánh (%) 2015/2014 2016/2015

Tổng chi ngân sách địa phương 939.705 1.111.800 1.100.909 118,3 99,0

I Chi cân đối ngân sách 824.931 1.012.556 985.719 122,7 97,3

1 Chi đầu tư phát triển 247.533 364.082 287.037 147,1 78,8

2 Chi thường xuyên 337.358 331.876 360.307 98,4 108,6

3 Dự phòng ngân sách - - -

4 Chi chuyển nguồn 240.040 316.598 338.375 131,9 106,9

5 Chi chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục

6 Chương trình dự án khác

II Chi quản lý ngân sách cấp trên 19.183 12.221 63,7 0,0

III Chi nộp ngân sách cấp trên 12 18 26.747 148.594,4

IV Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới 95.579 87.005 88.443 91,0 101,7

Bảng 4.3 cho thấy trong những năm vừa qua công tác chi của huyện đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Tổng chi từ năm 2014-2016 tăng bình quân là 108,7%, chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới bình quân qua các năm là 96,3%. Chi trong cân đối ngân sách huyện gồm các khoản chi: chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi chuyển nguồn.

Khoản chi lớn nhất là chi thường xuyên, bình quân trong ba năm có mức tăng 3,5%. Đối với chi thường xuyên thì năm 2015 giảm so với 2014 là 5.482 triệu đồng, đạt 98,4%; năm 2016 tăng so với 2014 và 2015, cao hơn 2015 là 28.431 triệu đồng, tăng 8,6%. Năm 2015 chi đầu tư phát triển cao hơn năm 2014 là 116.549 triệu đồng, tăng 47,1%; cao so với 2016 là 77.045 triệu đồng là do trong năm 2015 huyện đầu tư mạnh vào xây dựng nông mới để sớm về đích huyện đạt chuẩn nông thôn mới, trong năm huyện đã có thêm 4 xã Thiện Kế, Sơn Lôi, Phú Xuân, Đạo Đức đạt xã chuẩn nông thôn mới.

4.1.2. Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước huyện Bình Xuyên giai đoạn 2014- 2016 2014- 2016

4.1.2.1. Công tác lập dự toán ngân sách nhà nước cấp huyện

Đầu quý 3 hàng năm của năm báo cáo, căn cứ vào các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài Chính, Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo kiểm tra và giao cho Sở Tài chính phối hợp với sở Kế hoạch và đầu tư, Cục Thuế tỉnh thông báo số dự toán và hướng dẫn huyện lập dự toán ngân sách cho địa phương mình. UBND huyện chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc, các phòng, ban và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn lập dự toán thu-chi ngân sách.

Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện là cơ quan tham mưu trong công tác lập và phân bổ dự toán trên địa bàn huyện.

Quy trình lập và giao dự toán ngân sách trong những năm qua của huyện Bình Xuyên thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính. Phòng Tài chính – Kế hoạch xem xét dự toán ngân sách của các cơ quan, đơn vị thuộc ngân sách huyện, UBND các xã và thị trấn, dự toán thu NSNN trên địa bàn do Chi cục Thuế lập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí ngân sách nhà nước tại huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)