Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện (quận)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí ngân sách nhà nước tại huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 39 - 44)

2.1.5.1. Các yếu tố bên ngoài

Thứ nhất là nhân tố về thể chế: Thể chế quy định phạm vi, đối tượng thu, chi của các cấp chính quyền; quy định, chế định việc phân công, phân cấp nhiệm vụ chi, quản lý chi của các cấp chính quyền; quy định quy trình,nội dung lập, chấp hành và quyết toán ngân sách.Quy định chức năng, nhiệm vụ,thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý thu,chi ngân sách, sử dụng quỹ

ngân sách,những nguyên tắc, chế độ, định mức chi tiêu. Văn bản của Nhà nước có tính quy phạm pháp luật chi phối mọi quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý thu, chi ngân sách do vậy đòi hỏi phải ban hành những văn bản đúng đắn phù hợp, kịp thời và phải có sự đồng bộ mới tạo điều kiện cho công tác quản lý ngân sách đạt được hiệu quả cao

Thứ hai là công tác tuyên truyền, ứng dụng công nghệ: Ứng dụng tin học, công nghệ vào trong cuộc sống ngày nay đã và đang thực sự chứng tỏ vai trò không thể thiếu được của nó. Theo yêu cầu của hội nhập và phát triển, các phương thức thu nhập thông tin thủ công thực sự không còn phù hợp cả về chất lượng và thời gian. Trong xu thế phát triển khoa học công nghệ và thực tế đã chứng minh với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác quản lý NSNN ở địa phương sẽ giúp tiết kiệm được thời gian xử lý công việc, đảm bảo được tính chính xác, nhanh chóng và thống nhất về mặt dữ liệu, tạo tiền đề cho những quy trình cải cách về mặt nghiệp vụ một cách hiệu quả. Các chính sách được triển khai nhanh chóng và thuận lợi hơn.Chính vì lẽ đó mà công nghệ thông tin là một trong những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý NSNN hiện đại trên địa bàn.

Thứ ba là nhân tố về bộ máy và cán bộ: Cơ cấu tổ chức một bộ máy quản lý thu, chi ngân sách gồm quy mô nhân sự của và cơ cấu tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý thu,chi ngân sách và các mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các bộ phận trong quá trình thực hiện chức năng này. Hay nói cách khác, điều quan trọng hơn cả là phải thiết lập cụ thể rõ ràng, thông suốt các “mối quan hệ ngang” và các “mối quan hệ dọc”. Sự thiết lập ấy được biểu hiện thông qua qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp, các bộ phận trong tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý thu chi ngân sách. Quy định chức năng nhiệm vụ của bộ máy và cán bộ quản lý thu, chi theo chức năng trách nhiệm quyền hạn giữa bộ phận này với bộ phận khác, giữa cấp trên với cấp dưới trong quá trình phân công phân cấp quản lý đó. Nếu việc quy định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp thành phố không rõ ràng, cụ thể thì dễ xảy ra tình trạng hoặc thiếu trách nhiệm, hoặc lạm quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý thu,chi ngân sách. Nếu bộ máy và cán bộ năng lực trình độ thấp thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách Do đó tổ chức bộ máy và cán bộ là nhân tố rất quan trọng trong quá trình tổ chức quản lý thu,chi ngân sách.

quản lý thu,chi ngân sách luôn chịu ảnh hưởng của nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập của người dân trên địa bàn. Khi kinh tế phát triển và mức thu nhập bình quân của người dân tăng lên, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn ngân sách và sử dụng có hiệu quả, mà nó còn đòi hỏi các chính sách, chế độ, định mức kinh tế - tài chính, mức chi tiêu ngân sách phải thay đổi phù hợp với sự phát triển kinh tế và mức thu nhập, mức sống của người dân. Trường hợp nếu trình độ và mức sống còn thấp thì việc thu thuế cũng rất khó khăn.

Thứ năm là yếu tố phân cấp quản lý ngân sách trong hệ thống NSNN: Phân cấp quản lý ngân sách là việc phân định phạm vi trách nhiệm, thẩm quyền của các cấp chính quyền nhà nước từ trung ương tới các địa phương trong quá trình tổ chức tạo lập và sử dụng NSNN phục vụ cho việc thực thi các chức năng nhiệm vụ của nhà nước. Về bản chất, phân cấp quản lý NSNN là việc giải quyết các mối quan hệ giữa các cấp chính quyền từ trung ương đến các địa phương trong hoạt động quản lý NSNN.

- Mục tiêu của phân cấp quản lý ngân sách: làm rõ quyền và trách nhiệm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi cấp chính quyền nhà nước, góp phần cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành ngân sách.

- Những nhân tố chính ảnh hưởng đến việc phân cấp quản lý ngân sách. + Mô hình tổ chức hệ thống chính quyền nhà nước. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, nhà nước cần tổ chức hệ thống chính quyền nhà nước các cấp từ trung ương đến cơ sở. Mỗi cấp chính quyền thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao thông qua tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và sử dụng công cụ tài chính - ngân sách để thực hiện.

+ Việc phân cấp quản lý kinh tế - xã hội giữa các cấp chính quyền. Phân cấp quản lý kinh tế - xã hội chính là giao việc cho mỗi cấp chính quyền. Từ quy mô, tính chất nhiệm vụ, công việc được giao mà xác định nguồn nhân lực và nguồn tài chính tương ứng để mỗi cấp chính quyền thực thi nhiệm vụ.

+ Năng lực quản lý của các cấp chính quyền; khả năng đảm bảo và hiệu quả của việc cung cấp các dịch vụ công của chính quyền nhà nước ở mỗi cấp.

+ Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội ở mỗi địa phương.

- Nội dung cơ bản của phân cấp quản lý NSNN: Đó là phân cấp nguồn thu; Phân cấp nhiệm vụ chi; phân cấp thẩm quyền quyết định những vấn đề có

liên quan đến quản lý ngân sách cho mỗi cấp ngân sách (thẩm quyền quyết định chế độ, chính sách thu - chi; quyết định các đơn giá, định mức chi; quyết định các biện pháp cân đối, điều hòa ngân sách,…).

Thứ sáu là nhận thức của địa phương về tầm quan trọng và trách nhiệm trong công tác quản lý NSNN huyện (quận): Lãnh đạo địa phương phải nắm vững các yêu cầu và nguyên tắc quản lý NSNN và hiểu rõ nguồn gốc của ngân sách huyện và tại sao ngân sách huyện phải được quản lý đầy đủ, toàn diện ở tất cả các khâu: lập dự toán ngân sách; chấp hành; quyết toán ngân sách và kiểm tra, thanh tra ngân sách. Lãnh đạo địa phương phải nắm rõ vai trò đặc điểm của ngân sách địa phương mình. Đặc biệt là ảnh hưởng của các nhân tố như các chính sách vĩ mô về tài chính tiền tệ, ảnh hưởng của kinh tế thị trường,...các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách, đối tượng thu ngân sách Nhà nước, yêu cầu của nhà nước về đảm bảo chi ngân sách, các đối tượng được thụ hưởng từ ngân sách. Điều đó đòi hỏi lãnh đạo cấp huyện cũng như các cấp phải tự tìm ra những giải pháp phù hợp, sử dụng những công cụ, chính sách tài chính tác động một cách linh hoạt, sắc bén để quản lý NSNN trên địa bàn đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, sử dụng ngân sách đúng mục đích, đầu tư có hiệu quả đáp ứng nhu cầu thực tế của nhân dân địa phương. Từ hiểu biết của cán bộ mà quản lý chi tiêu làm sao cho hiệu quả và tránh lãng phí, nâng cao tinh thần tiết kiệm ngay từ mỗi cá nhân.

Thứ bảy là thực trạng phát triển kinh tế- xã hội của địa phương:Thực trạng phát triển kinh tế của địa phương, cở sở hạ tầng, kinh tế- xã hội sẽ quyết định khả năng nguồn thu và việc bố trí nguồn chi ngân sách huyện, do đó sẽ quyết định tới việc phân cấp nguồn thu, việc xác định thứ tự ưu tiên và cơ cấu bố trí chi ngân sách. Trong phân cấp ngân sách phải bảo đảm tính thống nhất, giữ vai trò chỉ đạo của ngân sách trung ương, vai trò quyết định của ngân sách tỉnh trên địa bàn, tăng cường phân cấp cho huyện, xã để khuyến khích các địa phương chăm lo bồi dưỡng, khai thác tốt nguồn thu, chống thất thu, chống thất thoát và lãng phí trong sử dụng kinh phí ngân sách. Từ việc phân cấp ngân sách không những tạo ra nguồn lực tài chính mang tính độc lập tương đối để mỗi cấp chính quyền chủ động thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, mà còn là động lực khuyến khích mỗi cấp chính quyền và dân cư địa phương tích cực khai thác các tiềm năng của mình để phát triển địa phương.

vị, chưa thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra: Tổ chức bộ máy và quy trình quản lý, quyền hạn trách nhiệm của từng khâu, từng bộ phận, mối quan hệ của từng bộ phận trong quá trình thực hiện từ lập, chấp hành, quyết toán và kiểm toán NSNN có tác động rất lớn đến quản lý NSNN. Tổ chức bộ máy phù hợp sẽ nâng cao chất lượng quản lý, hạn chế tình trạng sai phạm trong quản lý. Quy trình quản lý được bố trí càng khoa học, rõ ràng thì càng góp phần quan trọng làm nâng cao chất lượng của thông tin tới cấp ra quyết định quản lý NSNN, giảm các yếu tố sai lệch thông tin. Từ đó nâng cao được hiệu quả quản lý NSNN trên địa bàn địa phương. Hiện tại chế tài xử lý khi xảy ra vi phạm còn thiếu dẫn đến khó quy trách nhiệm. Công tác thanh tra, kiểm tra còn chưa được thực hiện tốt, xử lý sau thanh tra, kiểm tra còn chưa thực sự nghiêm minh để làm gương cho người khác. Sự phối hợp thanh tra, kiểm tra công tác quản lý tài chính chưa được tiến hành thường xuyên.

2.1.5.2. Yếu tố bên trong

Trình độ quản lý của con người: là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công, chất lượng của công tác quản lý ngân sách. Năng lực và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý NSNN.

Nhìn nhận về quản lý Tài chính:Công việc quản lý tài chính chưa được coi trọng là mộ một nghề, thay vào đó lãnh đạo một số cơ quan, chính quyền địa phương lại có suy nghĩ ai làm cũng được, vì vậy sự ổn định vị trí cho những người làm công tác quản lý tài chính chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Họ thường thay đổi sau mỗi kỳ bầu đại biểu HĐND. Từ đó dẫn đến việc tích lũy kinh nghiệm trong thời gian công tác của họ không được sử dụng trong các năm tiếp theo, dẫn đến việc quản lý ngân sách trên địa bàn huyện gặp không ít khó khăn.

Công tác cán bộ: Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ngân sách ở các cấp, ngành, địa phương chưa được tăng cường đúng mức về chất lượng và số lượng theo yêu cầu công việc. Điều này gây khó khăn trong tổ chức thực hiện kế hoạch. Có thể nói quản lý là sản phẩm của con người, do con người tạo ra nhằm hướng hoạt động đến mục tiêu định sẵn, cũng chính con người là nhân tố trung tâm của quản lý, vì vậy con người quyết định sự thành công cũng như quyết định công tác quản lý. Trình độ của bộ máy quản lý ảnh hưởng trực tiếp đếnviệc đề ra biện pháp quản lý, được trang bị kiến thức

quản lý tiên tiến sẽ là nhân tố quan trọng, quyết định chất lượng của công tác quản lý ngân sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí ngân sách nhà nước tại huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)