3.1.5.1. Tình hình kinh tế
Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế huyện Bình Xuyên 2014-2016
ĐVT: %
STT Chỉ tiêu 2014 2015 2016
Giá trị tổng sản phẩm 100,00 100,00 100,00
1 Nông, Lâm, Thủy sản 4,03 3,22 4,07
2 Công nghiệp, Xây dựng 89,63 90,78 89,45
3 Thương mại, dịch vụ 6,34 6 6,48
Nguồn: UBND huyện Bình Xuyên (2014- 2016) Bình Xuyên tiếp tục khẳng định vị thế là huyện trọng điểm phát triển công nghiệp và đô thị của tỉnh Vĩnh Phúc, huyện đã và đang dần thành lập được các vùng phát triển kinh tế: Vùng kinh tế động lực đã và đang dần hình thành bao gồm: thị trấn Hương Canh, xã Quất Lưu, xã Sơn Lôi gắn với các khu công nghiệp: Bình Xuyên 1, Bình Xuyên 2; tạo ra 60-70% giá trị sản xuất công
nghiệp, 70% mức giao lưu hàng hóa, 85% số thu Ngân sách trên địa bàn. Vùng kinh tế nông nghiệp gồm xã Phú Xuân và thị trấn Thanh Lãng nằm ở phía Tây Nam của huyện, cơ cấu kinh tế của vùng này là phát triển nông nghiệp sạch (trồng rau màu) và kinh tế dịch vụ, chủ yếu là phát triển nông nghiệp sạch, chất lượng cao tạo ra giá trị lớn. Vùng kinh tế phía Bắc là vùng núi giáp với dãy Tam Đảo thuộc xã Trung Mỹ, cơ cấu kinh tế của vùng này là nông, lâm và dịch vụ: Đây là vùng phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn và gà thả vườn; phát triển cây ăn quả và lâm nghiệp cũng là thế mạnh của xã Trung Mỹ. Vùng kinh tế phía Nam gồm các xã Tân Phong, Phú Xuân thị trấn Thanh Lãng…Cơ cấu kinh tế của vùng này là nông nghiệp chất lượng cao, thủy sản và dịch vụ phục vụ dân sinh và phát triển các ngành TTCN.
Bảng 3.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Bình Xuyên qua các năm 2014-2016 STT Giá trị 2014 (tỷ đồng) 2015 (tỷ đồng) 2016 (tỷ đồng) So sánh (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 BQ 1 Nông, Lâm, Thủy sản 966 1.017 1.460 105,3 143,6124,4 2 Công nghiệp, Xây dựng 21.476 28.693 32.045 133,6 111,7122,6 3 Thương mại, dịch vụ 1.520 1.898 2.321 124,8 122,3123,6 Nguồn: UBND huyện Bình Xuyên (2014- 2016) Qua bảng 3.2 cho thấy rõ nét tình hình kinh tế của huyện, cơ cấu kinh tế tập trung cao ở ngành Công nghiệp- xây dựng và chiếm từ 89,45% đến 90,78% cơ cấu kinh tế qua ba năm; thể hiện qua các năm: 2015 tăng so với 2014 là 7.216,7 tỷ đồng, đạt 133,6% so với cùng kỳ; 2016 tăng so với 2015 là 3.352,3 tỷ đồng, tăng 11,7%. Đối với sản xuất nông, lâm, thủy sản có xu hướng tăng qua các năm, 2015 tăng so với 2014 là 51 tỷ đồng, tăng 5,3%; năm 2016 tăng so với cùng kỳ năm trước 443 tỷ đồng và tăng 43,6%.
3.1.5.2 Tình hình văn hóa- xã hội
Về văn hóa huyện đã tích cực triển khai phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở đến nay đã có 100% thôn, làng xây dựng, ban hành và thực hiện hương ước.Hoạt động thể dục thể thao trên địa bàn huyện ngày càng phát triển, phong trào luyện tập thể thao phát triển đến tận các thôn
xóm, huyện đã có những đoàn thể thao đi thi đấu trong và ngoài tỉnh... tuy nhiên hiện nay cơ sở vật chất phục vụ cho nhu cầu luyện tập thể thao của người dân còn nghèo nàn, quy mô diện tích còn nhỏ hẹp chưa đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của người dân trong huyện.
- Cơ sở vật chất giáo dục được chú trọng đầu tư theo hướng chuẩn hóa, 100% số trường được đầu tư xây dựng theo hướng kiên cố. Trên địa bàn huyện có 19/57 trường đạt chuẩn quốc gia (chiếm tỷ lệ 33,3%). Đội ngũ giáo viên ngày càng được chuẩn hóa: bậc học mầm non đạt 38,9%, bậc tiểu học đạt 86,1%, bậc trung học cơ sở đạt 46%. Công tác quản lý giáo dục có nhiều đổi mới, chất lượng giáo dục toàn diện từng bước được nâng cao.
- Đặc biệt cùng với việc phát triển các khu công nghiệp, huyện đã chú trọng đến việc dạy nghề cho con em nhân dân trong huyện, đã thành lập các trung tâm dạy nghề của huyện, tạo mọi điều kiện thuận lợi để trường cao đẳng nghề CKNN và trung tâm giáo dục thường xuyên mở nhiều lớp dạy nghề cho hàng ngàn học sinh, sinh viên là con em trong huyện học tập, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng công nhân ở các doanh nghiệp trên địa bàn. Huyện đã chú trọng đến công tác xã hội hoá giáo dục, đẩy mạnh công tác khuyến học, huy động mọi nguồn lực để chăm lo đến sự nghiệp giáo dục đào tạo; 13/13 xã, thị trấn đã thành lập các trung tâm học tập cộng đồng đã và đang hoạt động có hiệu quả.
- Hệ thống y tế các cấp được củng cố, trên địa bàn huyện có 1 bệnh viện, 1 phòng khu vực và 13 trạm y tế xã, thị trấn với 145 giường bệnh, đảm bảo cơ bản nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Mạng lưới y tế đã được củng cố từ huyện đến cơ sở với tổng số 169 y, bác sỹ trong đó tuyến huyện 11 bác sỹ; tuyến xã có 14 bác sỹ đảm bảo 100% trạm y tế xã, thị trấn có Bác sỹ. Số giường bệnh trên một vạn dân đạt 13,26 giường phục vụ cho 131.012 lượt khám chữa bệnh của nhân dân trong huyện; chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân được nâng cao. Các trạm y tế xã đã chú trọng đến công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe cộng đồng, các chương trình y tế quốc gia đã được tổ chức thực hiện tốt như chương trình tiêm chủng mở rộng,... Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ngày càng giảm, chính sách chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, chăm lo giáo dục, đời sống văn hóa tinh thần cho trẻ em được các cấp, các ngành quan tâm và thực hiện tốt. Có thể nói, ngành y tế đang từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tuy nhiên các điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện khám chữa bệnh vẫn còn thiếu
thốn và lạc hậu. (Báo cáo tổng hợp “Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế- Xã hội huyện Bình Xuyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, 2010).