Bài học kinh nghiệm rút ra cho quản lý ngân sách nhà nước tại huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí ngân sách nhà nước tại huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 48)

Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

- Một là: huyện cần tuân thủ và thực hiện quản lý NSNN theo luật và các văn bản hướng dẫn.

- Hai là: Các huyện khác nhau có quá trình phát triển kinh tế - xã hội khác nhau nhưng đều phải coi trọng cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý ngân sách như cải cách chủ thể, cơ chế thu- chi cho phù hợp với tiến trình phát triển chung, cải tiến quy trình, thủ tục hành chính và tinh giản bộ máy quản lý thu, khai thác có hiệu quả nguồn thu ngân sách, huy động các nguồn lực trong dân và các tổ chức trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển, hướng việc quản lý chi ngân sách cho kết quả đầu ra.

- Ba là: Ngay từ chính quyền cấp huyện cũng cần coi trọng vai trò công tác phân tích, dự báo kinh tế phục vụ cho việc lập dự toán ngân sách, hoạch định chính sách kinh tế và các chính sách liên quan đến thu- chi ngân sách nhằm phát triển KT-XH một cách toàn diện và vững chắc; vì NSNN liên quan đến nhiều tổ chức, đối tượng, chịu sự tác động của nhiều nhân tố ảnh hưởng.

- Bốn là: Mạnh dạn phân cấp quản lý NS cho các cấp chính quyền địa phương trên cơ sở thống nhất chính sách, chế độ theo quy định.

- Năm là: Thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ thu, chi ngân sách xuyên suốt chu trình quản lý NS ngay từ lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán và kiểm tra, thanh tra số liệu báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm.

- Sáu là: Thực hiện nguyên tắc trung thực, mọi nghiệp vụ phát sinh đều được thể hiện chính xác, đầy đủ, đúng với nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Mọi khoản thu- chi đều được quản lý qua ngân sách, không có tình trạng để ngoài sổ sách.

- Bảy là: Thực hiện nguyên tắc công khai, chính quyền các cấp đều phải công bố công khai ngân sách trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí ngân sách nhà nước tại huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 48)