Cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí ngân sách nhà nước tại huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 52 - 53)

- Hệ thống giao thông: Bình Xuyên có 2 loại hình vận tải chính là đường

sắt và đường bộ. Nhìn chung, hệ thống đường giao thông của huyện những năm qua đã cố gắng đầu tư nâng cấp (cả đưởng tỉnh lộ, huyện lộ, đường nông thôn và đường khu công nghiệp), nhưng còn chậm so với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nên chất lượng các loại đường bộ còn là hạn chế cho phát triển (nâng cấp chỗ này, lại xuống cấp chỗ khác), nguyên nhân do mức đầu tư cho phát triển hạ tầng giao thông trên địa bàn còn hạn chế.

- Hệ thống thủy lợi: Trong giai đoạn vừa qua, huyện đã quan tâm đầu tư

nâng cấp và cải tạo 15 trạm bơm, cải tạo 38 hồ chứa nhỏ và cơ bản hoàn thành chương trình kiên cố hóa kênh mương. Đến nay huyện đã kiên cố hóa được trên 50% số km kênh, mương cần phải kiên cố hóa và nâng cấp được 13 km đê trên địa bàn. Hệ thống thủy lợi của huyện đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất và phục vụ nước tưới cho hầu hết diện tích gieo trồng của huyện. Trong giai đoạn vừa qua

huyện đã quan tâm đầu tư nâng cấp và cải tạo hệ thống trạm bơm, hồ đập... cơ bản hoàn thành chương trình kiên cố hóa kênh mương đảm bảo tưới tiêu phục vụ cho sản xuất.

- Hệ thống điện: Huyện Bình Xuyên có đường dây 110KV Việt Trì - Đông Anh và 220 KV mua điện từ Trung Quốc qua trạm chuyển tải, hệ thống điện huyện Bình Xuyên nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung nằm trong vùng thuận lợi về cung cấp điện từ lưới điện quốc gia, với việc hệ thống truyền tải và phân phối được quy hoạch và đầu tư đồng bộ đảm bảo thuận lợi, cung cấp đủ nhu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Chất lượng cung cấp điện ngày càng được cải thiện rõ rệt, sự cố và số lần cắt điện sửa chữa giảm nhiều. Nhìn chung, mạng lưới điện cung cấp khá đầy đủ đảm bảo 100% số xã, thị trấn có điện, trạm biến áp; 100% số hộ được dùng điện. Tuy nhiên, huyện Bình Xuyên cũng như tỉnh Vĩnh Phúc là đơn vị hành chính mới được tái lập, nhu cầu điện cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, các cơ sở sản xuất cũng như nhu cầu điện dân sinh sẽ tăng nhanh trong khi mạng lưới điện hiện tại chưa đáp ứng kịp thời.

- Mạng lưới thông tin liên lạc: Bình Xuyên có 1 bưu điện trung tâm tại thị trấn Hương Canh, 1 bưu điện khu vực tại Gia Khánh và tất cả các xã đều có các điểm bưu điện văn hóa xã, 100% số xã có cáp điện thoại di động liên lạc trực tiếp đến mọi nơi. Nhìn chung, hệ thống thông tin liên lạc tương đối đầy đủ và đang được hiện đại hóa, có thể đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. (Báo cáo tổng hợp “Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế- Xã hội huyện Bình Xuyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, 2010).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí ngân sách nhà nước tại huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 52 - 53)