Bài học kinh nghiệm trong quản lý tài chín hở một số trường đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học công nghiệp dệt may hà nội (Trang 35 - 36)

công lập ở Việt Nam

Trường đại học Ngoại Thương luôn nhìn nhận việc thực hiện thí điểm tự chủ theo Nghị quyết 77/NQ-CP, ngày 24 tháng 10 năm 2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động giáo dục với các cơ sở giáo dục đại học công lập gia đoạn 2014-2017, là một cơ hội lớn để Nhà trường có được bước phát triển đột phá, nâng cao chất lượng đào tạo và vươn lên tầm khu vực và thế giới. Tuy nhiên, cơ hội này sẽ chỉ có thể hiện thực hóa nếu có những thay đổi mạnh mẽ trong mọi mặt hoạt động, tác động toàn diện đến tất cả các yếu tố đảm bảo chất lượng của Nhà trường. Do đó, trong giai đoạn 2015-2017, Trường đã triển khai nhiều thay đổi (Ngô Thị Bích Thuỷ 2014).

Còn theo Trần Đức Cẩn (2012), về chính sách tài chính, nhà trường luôn khuyến khích, động viên các giảng viên chủ động khai thác các nguồn thu bên ngoài, đặc biệt là nguồn kinh phí của các doanh nghiệp cho nghiên cứu khoa học. Riêng trong năm vừa qua, Trường đã có được 4 đề tài nghiên cứu khoa học đặt hàng của doanh nghiệp với tổng số kinh phí 520 triệu đồng.

Bên cạnh đó, Trường đã chủ động tăng cường việc chi đầu tư, cải thiện các điều kiện đảm bảo chất lượng, nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư vào cơ sở dữ liệu, coi nâng cao chất lượng là điều kiện tiên quyết để đảm bảo cân đối tài chính. Năm 2017, nhà trường đã xác lập 4 hướng nghiên cứu mũi nhọn với tổng mức kinh phí đầu tư cho 22 nhóm nghiên cứu trong giai đoạn 2017-2019 là hơn 3 tỷ đồng (riêng năm 2017 là 873 triệu đồng) với cam kết xuất bản 34 bài báo quốc tế trên các tạp chí uy tín.

Chính sách tài chính của Trường không chỉ hướng đến giảng viên mà còn hướng đến sinh viên, với mục tiêu phát huy hết tiềm năng trong sinh viên. Trường

đã ban hành Quy định về hỗ trợ sinh viên, trong đó mở rộng quy mô và đa dạng hóa các loại hình học bổng cho các bạn sinh viên xuất sắc hay có hoàn cảnh khó khăn mà còn giành một phần kinh phí để đầu tư, hỗ trợ các bạn sinh viên trong các hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo (Trần Đức Cẩn, 2012).

Về học phí và chương trình đào tạo, với quan điểm mức học phí đi đôi với chất lượng đào tạo, Trường đã đa dạng hóa các loại hình đào tạo, trong đó tập trung vào các chương trình đào tạo chất lượng cao, gắn với các tiêu chuẩn quốc tế. Trong 3 năm vừa qua, Trường đã mở ra nhiều chương trình đào tạo gắn với các tổ chức quốc tế như Chương trình cử nhân Kế toán – kiểm toán, chương trình cử nhân kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản, hay chương trình quản trị khách sạn hợp tác với tập đoàn Imperial,… Các chương trình đào tạo này đếu hướng đến tiêu chuẩn quốc tế, với những cam kết về chất lượng và việc làm.

Theo Ngô Thị Bích Thuỷ ( 2014), tại trường Đại học Thương Mại kinh nghiệm về công tác quản lý tài chính của trường cho thấy: Công tác tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện tự chủ tài chính, trường đã đạt được kết quả như sau: Nhà trường đã tổ chức tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn các quy định, các thông tư, hướng dẫn hiện hành của Chính phủ, của các Bộ, ngành về chế độ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp công lập đến tất cả các đơn vị, Phòng, Khoa, Trung tâm cũng như cán bộ, viên chức làm công tác quản lý tài chính trong nhà trường. Nhà trường đã nghiên cứu và xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với mô hình hoạt động mang tính đặc thù của nhà trường. Phòng tài vụ - kế toán đã thường xuyên chủ động cập nhật các thông tin về chế độ tài chính để áp dụng kịp thời và có hiệu quả .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học công nghiệp dệt may hà nội (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)