3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Đề tài sử dụng các nguồn tài liệu thứ cấp như các quy định, các văn bản, sách báo chuyên ngành, các báo cáo nghiên cứu, các bài trình bày trong hội thảo về quản lý tài chính tại các trường đại học công lập.
- Số liệu điều tra tại Sở giáo dục và đào tạo thành phố Hà Nội, Tổng cục thống kê, Bộ giáo dục và đào tạo.
3.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu được thu thập bằng phương pháp điều tra chọn mẫu. - Đối với giảng viên và cán bộ công nhân viên nhà trường:
Khảo sát các cán bộ lãnh đạo, quản lý tài chính tại trường, một số giảng viên của trường, số phiếu điều tra là 100 phiếu.
- Đối với sinh viên: ,
Qua tiếp xúc trực tiếp với sinh viên đang học và đã ra trường để lấy ý kiến.. Đề tài khảo sát 100 phiếu điều tra với sinh viên.
Toàn bộ phiếu điều tra sẽ đảm bảo cho việc thu thập tài liệu và tổng hợp thông tin được đầy đủ, ước lượng thống kê đảm bảo được tính không chệch, tính bền vững và hiệu quả.
Bảng 3.2. Số lượng mẫu điều tra
Đối tượng khảo sát Số lượng (người)
I. Cán bộ, giảng viên 100
1. Ban giám hiệu 3
2. Cán bộ phòng tài chính kế toán 5
3. Giảng viên và kiêm nhiệm 55
4. Cán bộ phục vụ 37
II. Sinh viên 100
3.2.2. Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng thông qua các số tuyệt đối, số tương đối bằng các số liệu thống kê đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu để mô tả thực trạng quản lý tài chính tại trường đại học.
Thu thập các số liệu thu, chi tài chính từ Báo cáo tài chính; Báo cáo tổng hợp quyết toán tình hình sử dụng kinh phí, sổ chi tiết chi hoạt động của Trường Đại học Công nghiệp dệt may Hà Nộitừ năm 2015 đến năm 2017 để mô tả toàn bộ các khoản thu, chi thường xuyên tại trường ĐHCNDMHN.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được dùng để so sánh các chỉ tiêu của hoạt động quản lý tài chính của nhà trường qua 3 năm, từ 2015 đến 2017.
Phương pháp phân tích này được dùng để so sánh mức độ hoàn thành kế hoạch, so sánh giữa thực tế với định mức quy định về các khoản mục chi so với quy định của cấp Trung ương và địa phương; so sách các nhóm mục chi với nhau; so sánh giữa năm sau và năm trước về chi thường xuyên để thấy sự biến động chi qua các năm.
3.2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
* Nhóm chỉ tiêu về dự toán thu – chi:
- Số lượng và cơ cấu dự toán thu từ các nguồn
- Số lượng và cơ cấu dự toán chi theo các nội dung chi - Tỷ lệ so sánh dự toán thu qua các năm
- Tỷ lệ so sánh dự toán chi qua các năm - Tỷ lệ chấp hành dự toán thu
- Tỷ lệ chấp hành dự toán chi * Nhóm chỉ tiêu về thực hiện thu – chi:
- Giá trị và tỷ lệ mức tăng, giảm thu so với năm trước. - Giá trị và tỷ lệ ngân sách nhà nước cấp so với tổng thu - Giá trị và tỷ lệ thu phí trực tiếp so với tổng nguồn thu - Giá trị và tỷ lệ tăng giảm thu phí so với các năm trước - Giá trị phân bổ tỷ lệ các nguồn thu
- Cơ cấu nguồn thu, nguồn chi
- Cơ cấu và số lượng nguồn kinh phí NSNN cấp qua các năm - Tỷ lệ so sánh nguồn kinh phí NSNN cấp cấp qua các năm
- Cơ cấu và số lượng các khản thu chi thực tế và tỷ lệ so sánh giữa các năm - Cơ cấu và số lượng nguồn thu, chi so với dự toán và tỷ lệ phần trăm thực hiện trên kế hoạch qua các năm
* Nhóm chỉ tiêu về thanh tra, kiểm tra quản lý thu chi: - Số lần thanh tra kiêm tra hàng năm
- Tỷ lệ phần trăm đánh giá công tác thanh tra kiểm tra * Nhóm chỉ tiêu về quyết toán NSNN:
- Kết quả cân đối thu chi hàng năm
- Tỷ lệ phần trăm thực hiện thu trên kế hoạch - Tỷ lệ phần trăm thực hiện chi trên kế hoạch chi * Nhóm chỉ tiêu về các yếu tổ ảnh hưởng:
- Tỷ lệ đánh giá của cán bộ giảng viên về thực hiện nguyên tắc quản lý tài chính của trường.
- Ý kiến đánh giá của học sinh sinh viên về quản lý các khoản mục thu của trường.
- Tỷ lệ phần trăm đánh giá kết quả điều tra từ các phiếu điều tra. * Một số chỉ tiêu nghiên cứu khác liên quan đến quản lý tài chính:
- Tỷ lệ tăng thu nhập cho cán bộ giảng viên - Tỷ lệ tiết kiệm chi
- Tỷ lệ chênh lệch thu chi trong đào tạo
- Tỷ trọng chi cho nghiên cứu khoa học trong tổng chi - Tỷ lệ thất thoát tài chính.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI
4.1.1. Quản lý văn bản pháp quy tài chính
4.1.1.1. Các văn bản pháp quy làm căn cứ
- Thông tư liên tịch số 21/2003/TTLT/BTCBGDĐT-BNV ngày 24/03/2003 của Bộ tài chính đối với các cơ sở giáo dục đào tạo công lập hoạt động có thu.
- Quyết định số 151/2006/QĐ-TTg ngày 29/6/2006 của Thủ tướng chính phủ về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN;
- Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
- Thông tư hướng dẫn số 71/2006/TT-BTC ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 43; Thông tư 113/2007/TT– BTC ngày 24/09/2007 sửa đổi bổ sung Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006.
- Thông tư số 51/2008/TT-BTC ngày 16/6/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước.
- Thông tư liên tịch số 50/2008/TTLT-BGDĐT-BTC ngày 9/9/2008 của Bộ Giáo dục & Đào tạo – Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính về Hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.
- Quyết định số 64/2008/QĐ-BGĐDT ngày 28/11/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên.
- Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của BTC quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
- Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06/1/2010 của Bộ Tài chính Quy định chế đệ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước.
- Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo.
- Nghị quyết 77/NQ - CP ngày 24/10/2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục ĐHCL, giai đoạn 2014 - 2017. Qua đó, Nhà nước thực hiện trao quyền tự chủ cho các trường ĐHCL.
- Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 về quy định cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.
4.1.1.2. Các văn bản, quy chế nội bộ
- Quyết định số 266/QĐ-ĐHCNDMHN ngày 28/06/2015 ban hành về việc
chi tiêu nội bộ trường.
- Quyết định số 316/QĐ-ĐHCNDMHN ngày 30/08/2016ban hành về việc
chi tiêu nội bộ trường.
- Quyết định số 386/QĐ-ĐHCNDMHN ngày 30/03/2017 ban hành về việc chi tiêu nội bộ trường.
- Quyết định số 1175A/QĐ-ĐHCNDMHN ngày 06/09/2017 ban hành thay cho quyết định 386/QĐ-ĐHCNDMHN ngày 30/03/2017 về quy chế chi tiêu nội bộ của trường.
4.1.2. Phân cấp quản lý tài chính tại trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội Hà Nội
Trường đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội cũng như nhưng trường đại học công lập khác, do dặc điểm hoạt đông đào tạo đòi hỏi chuyên môn rất cao, nên sự phân quyền trong quản lý nói chung và trong quản lý tài chính nói riêng của trường là rất lớn. Trong sự phân cấp quản lý tài chính của trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội có sự chồng chéo về quyền lực và ảnh hưởng làm cho cơ cấu tổ chức trong trường mặc dù có hình thành những tuyến rõ ràng.
Hiệu trưởng là người quyết định và chịu trách nhiệm về việc quản lý và sử dụng tài chính trước Pháp luật. Nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ. Trong trường hợp cần thiết Hiệu trưởng ủy quyền cho Phó Hiệu trưởng ký phê duyệt chủ trương, thủ tục cụ thể để thực hiện nhiệm vụ và chuẩn chi các chứng từ, thủ tục liên quan đến tài chính, kế toán trong các nội dung chi nằm trong dự toán hoặc chủ trương đã được Hiệu trưởng thông qua.
dụng kinh phí Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội. Chủ tài khoản của đơn vị dự toán trực thuộc thực hiện điều hành thu chi theo đúng quy định của Nhà nước và các văn bản quản lý của trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội và văn bản quản lý của đơn vị, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội.
Căn cứ hướng dẫn của Sở Tài chính, Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội ban hành Văn bản hướng dẫn đơn vị dự toán trực thuộc xây dựng dự toán năm. Các đơn vị dự toán trực thuộc có trách nhiệm xây dựng dự toán trình Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội phê duyệt.
Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội có trách nhiệm kiểm tra công tác tài chính của đơn vị dự toán trực thuộc theo định kỳ hoặc đột xuất và quyết toán kinh phí của đơn vị dự toán trực thuộc. Đối với các đơn vị thuộc Trường không có con dấu và tài khoản riêng thực hiện tổ chức kế toán tập trung tại phòng Tài chính - kế toán của Trường.
Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức của trường học Công nghiệp Dệt may Hà Nội cũng có dạng hình chóp thông thường, sự phân cấp trong quản lý tài chính của trường cũng được phân cấp theo chiều từ trên xuống dưới. Từ ban giám hiệu xuống các bộ phận phòng ban và về tới các khoa, các tổ bộ môn. Nhưng dù vậy thì sự phân cấp trong quản lý tài chính của các trường đại học nói chung, trường đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội nói riêng thì đó vẫn là một sự đan xen phức tạp của trách nhiệm và một sự phát triển không ngừng của trung tâm ra quyết định.
4.1.3. Lập dự toán thu chi tại trường đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội
4.1.3.1. Lập dự toán thu
Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội đã dựa vào các căn cứ sau đây để tiến hành xây dựng dự toán thu cho từng năm kế hoạch:
- Phương hướng nhiệm vụ của đơn vị - Chỉ tiêu, kế hoạch có thể thực hiện được - Kinh nghiệm thực hiện các năm trước - Khả năng ngân sách nhà nước cho phép
- Khả năng tổ chức quản lý và kỹ thuật của đơn vị
mua sắm thiết bị, tài sản sử dụng cho cả năm của đơn vị mình trình nộp cho phòng hành chính tổng hợp. Ban giám hiệu, phòng tài chính kế toán sẽ họp và thống nhất đưa vào kế hoạch của năm. Dựa vào nguồn ngân sách cấp hàng năm kết hợp với tình hình thực tế của đơn vị và kinh nghiệm thực hiện các năm trước, phòng hành chính tổng hợp sẽ tổng hợp và lập dự toán gửi lên Hiệu trưởng phê duyệt và gửi tập đoàn Dệt may Việt Nam.
Dự toán thu của trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội được thể hiện ở bảng 4.1 qua đó cho thấy thu tài chính của trường được dự toán từ hai nguồn chính là ngân sách nhà nước và thu từ hoạt động sự nghiệp, ngoài ra có thu từ nguồn khác (như: nguồn viện trợ, tài trợ, biếu tặng...).
Qua bảng 4.1, có thể thấy dự toán thu của nhà trường qua 3 năm đang có xu hướng thay đổi lên xuống ở tất cả các khoản thu. Nhưng bình quân qua 3 năm chỉ giảm gần 0,9%/năm. Cụ thể, năm 2016 đã tăng 5,46% so với năm 2015 tương ứng với 2,467 tỷ đồng; năm 2017 so với năm 2016 giảm 7.26%, tương ứng giảm 3,456 tỷ đồng. Trong đó, dự toán thu từ ngân sách nhà nước có xu hướng giảm. Bình quân giảm 6,11%; cụ thể năm 2016 so với năm 2015 giảm 4.1%, năm 2017 so với năm 2016 giảm 2,3% so với tổng cơ cấu; dự toán thu từ hoạt động sự nghiệp thì lại có xu hướng tăng. Bình quân tăng 7,82%; cụ thể năm 2016 so với năm 2015 tăng 4,6%, năm 2017 so với năm 2016 tăng 1,8%.
Trong tổng dự toán, có thể thấy thu từ ngân sách luôn được nhà trường coi là nguồn thu có tỷ trọng lớn nhất, thể hiện ở tỷ trọng trên 55% tổng dự toán thu qua các năm nghiên cứu. Nhưng tỷ trọng này đang có xu hướng đang giảm. Trong khi đó, thu từ hoạt động sự nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng ít hơn nguồn thu từ ngân sách dưới 20% trên tổng cơ cấu. Điều đó cho thấy nhà trường đang dần dần giảm bớt sự phụ thuộc vào ngân sách nhà nước cho hoạt động của mình.
Lý do có sự thay đổi trong cơ cấu nguồn thu của trường là vì nhà trường đang tiến hành thực hiện từng phần công tác tự chủ tài chính của Chính phủ đã giao cho, và nhà trường đang dần dàn hoàn thiện công tác đó theo từng năm tài chính. Đây cũng là một sự cố gắng lớn của Nhà trường trong việc hoàn thiện công tác quản lý tài chính và hướng tới hoàn thiện công tác tự chủ tài chính của mình.
Bảng 4.1. Dự toán thu của Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội năm 2015-2017 Nội dung 2015 2016 2017 So sánh (%) SL(Trđ) CC(%) SL (Trđ) CC(%) SL (Trđ) CC(%) 16/15 17/16 BQ Thu từ ngân sách cấp 28.600 63,3 28.177 59,2 25.152 56,9 98,52 89,26 93,89 Thu từ hoạt động sự nghiệp 16.363 36,20 19.454 40,8 18.823 42,6 118,88 96,76 107,82
Thu khác 200 0,4 0 0 200 0,5 0 - 0
Tổng dự toán 45.164 100,00 47.631 100,00 44.175 100,00 105.46 92,74 99,1
Nguồn: Phòng kế toán - Trường ĐHCNDMH, 2017)
37
4.1.3.2. Lập dự toán chi
Việc lập dự toán chi tại trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội được thực hiện dựa trên các căn cứ sau đây:
- Căn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường;
- Căn cứ vào số liệu phần dự toán thu của trường để có kế hoạch chi theo các nhóm chi;
- Căn cứ vào nhu cầu chi tiêu thực tế thực hiện ở các năm trước và số liệu đề xuất từ các phòng, ban, các khoa đã được phê duyệt theo các cuộc họp Ban giám hiệu và họp cán bộ công nhân viên chức mở rộng.
Ban giám hiệu đã phân công các bộ phận cụ thể phải dự kiến kế hoạch