Tổ chức thực hiện thu chi tại trường Đại học Công nghiệp Dệt mayHà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học công nghiệp dệt may hà nội (Trang 54 - 75)

Hà Nội

4.1.4.1 Tổ chức thực hiện thu

a. Xây dựng quy trình thu các nguồn tài chính

- Đối với ngân sách nhà nước cấp hàng năm đơn vị có quyết định giao kinh phí của Sở tài chính

- Đối với nguồn thu sự nghiệp (học phí, lệ phí), phòng tài chính kế toán sẽ tiến hành thu và tổng hợp theo các kỳ học (đối với học phí) và theo tháng (đối với phí, lệ phí).

- Đối với các khoản thu dịch vụ sẽ được tổ chức hạch toán theo thời điểm phát sinh cụ thể.

b. Tổ chức thực hiện thu từ ngân sách nhà nước cấp

Thực trạng thu từ NSNN của trường đại học Công nghiệp Dệt mayHà Nội thể hiện qua bảng 4.3 thể hiện mức giảm bình 6,11% trong tổng thu từ nguồn này.

Về mặt tuyệt đối, năm 2015 tổng thu ngân sách nhà nước đạt 28,6 tỷ đồng, năm 2016 giảm còn 28.177 tỷ đồng, và năm 2017 giảm xuống 25.152 tỷ đồng.

Trong tổng kinh phí thu được từ NSNN thì cả ba nguồn kinh phí dành cho các hoạt động đào tạo, kinh phí thực hiện các đề án được giao và kinh phí cho xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm đều thay đổi qua các năm. Kinh phí cho hoạt động đào tạo chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong tổng kinh phí. Cụ thể, nguồn kinh phí cho hoạt động đào tạo năm 2015 là 11,1 tỷ đồng, chiếm 38,81%, năm 2016 giảm nhẹ chiếm tỷ trọng còn 38,25%, nhưng đến năm 2017 thì lại tăng lên 10,5 tỷ đồng chiếm 41,75% trong tổng ngân sách. Tương tự, kinh phí dành cho việc thực hiện các đề án được giao cũng có xu hướng thay đổi giống kinh phí cho hoạt động đào tạo. Chỉ có nguồn kinh phí cho xây dựng cơ bản và mua sắm là có xu hướng giảm dần. Năm 2015 là 7,3 tỷ chiếm 25,52%, thì năm 2016 chiếm tỷ trọng còn 23,07%, sang đến năm 2017 chỉ còn chiếm 19,88%. Như vậy chứng tỏ, đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất đã ngưng để dành kinh phí cho đầu tư hai hoạt động trên. Điều này cho thấy đang có triển vọng tăng đầu tư từ phía nhà nước cho các hoạt động về thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao ở trường và đồng thời cũng nâng cao hoạt động đào tạo của trường lên tầm cao hơn.

Bảng 4.3. Kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội năm 2015-2017 Nguồn thu 2015 2016 2017 So sánh (%) SL (Trđ) CC(%) SL (Trđ) CC(%) SL (Trđ) CC(%) 16/15 17/16 BQ

Kinh phí cho các hoạt động đào tạo 11.100 38,81 10.777 38,25 10.500 41,75 97,09 97,43 97,26 Kinh phí thực hiện các đề án được giao 8.200 28,67 7.900 28,04 7.152 28,44 96,34 90,53 93,44 Kinh phí cho xây dựng CSVC, mua sắm 7.300 25,52 6.500 23,07 5.000 19,88 89,04 76,92 82,98 Kinh phí khác 2.000 6,99 3.000 10,65 2.500 9,94 150 83,33 116,67

Tổng thu từ NSNN 28.600 100,00 28.177 100,00 25,152 100,00 98,52 89,26 93,89

Nguồn: Phòng kế toán - Trường ĐHCNDMHN (2017)

42

c. Tổ chức thực hiện khoản thu từ hoạt động sự nghiệp

Trong các khoản thu sự nghiệp thì mức thu từ học phí, lệ phí, phí chiếm tỷ trọng cao nhất. Hiện tại, mức thu học phí của nhà trường được đưa ra dựa trên căn cứ của nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Mức thu cụ thể được thể hiện trên bảng 4.4.

Thông tin trong bảng 4.4 cho thấy năm 2015 tổng thu học phí, thu phí, lệ phí của nhà trường là trên 12,83 tỷ đồng, năm 2016 là 14,4 tỷ đồng, năm 2017 là trên 15,69 tỷ đồng, thể hiện xu hướng thay đổi theo từng năm, giảm nhẹ rồi tăng mạnh, bình quân qua 3 năm tăng 10,59%

Trong cơ cấu các nguồn thu sự nghiệp và thu hợp pháp khác thì nguồn thu từ học phí, lệ phí luôn chiếm tỷ lệ trọng yếu, luôn ở mức từ 77,47% đến trên 82,48% tổng số thu từ nguồn này.

Nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ có gần 3 tỷ năm 201, chiếm 18,11%, năm 2016 là 4,35 tỷ, chiếm 22,37%, năm 2017 là 2,57 tỷ, chiếm 13,53% trong tổng nguồn thu.

Các nguồn thu khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với nguồn thu từ học phí. Điều này cho thấy nhà trường cũng đã kết hợp ngoài hoạt động đào tạo thu phí thì cũng đã có thêm hoạt động sản xuất kinh doanh để có thêm nguồn thu, nhưng số thu về là không nhiều và chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn thu. Các hoạt động thu khác là không đáng kể. Điều này chứng tỏ, trường cũng chưa tạo được nhiều nguồn thu khác ngoài học phí để làm tăng số thu từ hoạt động khác của mình.

Bảng 4.4. Các nguồn thu sự nghiệp và nguồn thu hợp pháp khác của trường năm 2015-2017 Nguồn thu 2015 2016 2017 So sánh (%) SL (Trđ) CC (%) SL (Trđ) CC (%) SL (Trđ) CC (%) 16/15 17/16 BQ Thu phí, lệ phí, học phí 12.832 77,47 14.403 74,04 15.690 82,48 112,24 108,94 110,59 Thu từ hoạt động sản xuất, dịch vụ 2.999 18,11 4.351 22,37 2.573 13,53 145,08 59,14 102,11 Thu từ thanh lý, bán TSCĐ 283 1,71 180 0,93 210 1,10 63,60 116,67 90,14 Thu khác 450 2,72 520 2,67 550 2,89 115,56 105,77 110,66

Tổng 16.564 100,00 19.454 100,00 19,023 100,00 117,45 97,78 107,62

(Nguồn: Phòng kế toán – Trường ĐHCNDMHN, 2017)

44

- Mức thu học phí

Hiện tại, Trường ĐHCNDMHN là một trong những trường được phép thực hiện tự chủ về tài chính. Chính vì thế, mức học phí đại học Công Nghệ Dệt May Hà Nội sẽ do nhà trường quyết định nhưng vẫn đảm bảo đúng theo các quy chế, chính sách của nhà nước hiện nay. Đại học công nghệ Dệt may Hà Nội là trường đào tạo theo hình thức niên chế vì thế học phí sẽ được quy định theo từng tháng và nhà trường sẽ thu theo từng học kì. Mức thu cụ thể được thể hiện trên bảng 4.5.

Bảng 4.5. Mức thu học phí tại trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội

Hệ đào tạo Học phí 1 tháng (ngđ) Số tháng thu (tháng) Học phí 1 năm học (ngđ) 1. Đại học chính quy 790.000 12 9.480.000 2. Cao đẳng chính quy 1.100.000 12 13.200.000

Nguồn: Phòng kế toán – trường ĐHCNDMHN (2017) Theo đó, tất cả các mức thu học phí đều được thực hiện trong khoảng thời gian 12 tháng, các bậc học của nhà trường. Cụ thể, bậc học đại học chính quy có mức thu cao hơn so với bậc học cao đẳng chính quy.

- Mức thu lệ phí

Bên cạnh khoản thu học phí, nhà trường thực hiện thu và sử dụng khoản lệ phí thi tuyển theo thông tư liên tịch số 28/2003/BTC-BGD-ĐT ngày 14/4/2003 và thông tư sửa đổi số 71/2004/BTC-BGD-ĐT ngày 14/7/2004. Đối với thí sinh thi tuyển vào hệ đào tạo nhà trường thu phí đăng ký dự thi là 40.000đ/thí sinh/hồ sơ (số thu được trên một hồ sơ sẽ được trích về Bộ GD-ĐT 4000đ, cho sở GD- ĐT 6.500đ), dự thi 20.000đ/thí sinh/lần thi (cho tất cả các môn). Đến năm 2010 lệ phí tuyển sinh trường căn cứ vào thông tư liên tịch số 21/2010/BTC-BGD&ĐT ngày 11/02/2010. Đối với thí sinh thi tuyển vào hệ đào tạo nhà trường thu phí đăng ký dự thi là 50.000đ/thí sinh/hồ sơ (trong đó nộp cho Bộ GD&ĐT 6.000đ/hồ sơ, cho sở GD&ĐT 7.000đ/hồ sơ), dự thi 30.000đ/thí sinh/lần dự thi, thu tiền nhà ở ký túc xá 60.000đ/sinh viên/tháng.

dưới hình thức tiền mặt.

d. Tổng hợp các khoản thu được thực hiện qua 3 năm tại trường đại học Công ngiệp Dệt may Hà Nội

Các khoản thu thực tế của trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội được tổng hợp trong bảng 4.6, cho thấy về tổng quát tất cả các nguồn thu đang đều có tình trạng giảm nhẹ theo thời gian. Bình quân tổng nguồn thu nói chung giảm nhẹ là 1,7 5%.

Xét về mặt cơ cấu nguồn thu thực tế của trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội thì ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất và là nguồn thu trọng yếu của nhà trường qua các năm. Năm 2015 số thu thực tế từ ngân sách nhà nước đạt trên 29 tỷ đồng, chiếm trên 61,12% tổng thu của trường, ở năm 2016 các con số này là trên 27,8 tỷ đồng, chiếm trên 55,62%, đến năm 2017 số thu thực tế từ ngân sách giảm xuống mức trên 24,9 tỷ đồng, chiếm 54,61% tổng nguồn thu. Bình quân chung qua 3 năm thu thực tế từ ngân sách của nhà nước giảm trên 7,3%.

Thu sự nghiệp là nguồn thu chiếm tỷ trọng khá trong tổng thu của nhà trường, với cơ cấu vào khoảng trên dưới 40% tổng thu, và chỉ ít hơn một phần thu từ ngân sách hàng năm. Bình quân qua 3 năm nghiên cứu, số thu từ sự nghiệp của trường tăng 6,26%. Nguồn thu khác chỉ chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng thu của nhà trường, nhưng cũng có xu hướng tăng dần, cụ thể là qua ba năm thì tỷ lệ tăng đang là 42,13%

Từ phân tích trên có thể thấy nguồn thu của nhà trường đang có xu hướng thay đổi qua các năm, tùy vào từng nguồn thu khác nhau thì xu hướng tăng hay giảm tương ứng. Xu hướng cho thấy nhà trường tuy vẫn còn phụ thuộc phần lớn vào ngân sách cấp từ nhà nước, nhưng nguồn này bắt đầu giảm và thay vào đó là nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp và thu khác bắt đầu có xu hướng tăng. Đây có thể coi là một sự cố gắng lớn của nhà trường trong việc tiến tới sự phát triển bền vững cũng như trong hoạt động quản lý tài chính tại trường đang dần phấn đấu để tiến tới hoàn thiện công tác tự chủ tài chính.

Bảng 4.6. Số lượng và cơ cấu các nguồn thu thực tế của trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội năm 2015-2017 Nguồn thu 2015 2016 2017 So sánh SL (Trđ) % SL (Trđ) % SL (Trđ) % 16/15 17/16 BQ 1. Ngân sách cấp 29.000 61,12 27.800 55,62 24.900 54,61 95,86 89,57 92,7 2. Thu từ sự nghiệp 18.200 38,36 21.860 43,74 20.200 44,3 120,11 92,41 106,26 3. Thu khác 250 0,53 320 0,64 500 1,1 128 156,25 142,13 Tổng 47.450 100 49.980 100 45.600 100 105,33 91,24 98,25

Nguồn: Phòng kế toán- trường ĐHCNDMHN, 2017)

47

4.1.4.2. Tổ chức thực hiện chi

a. Xây dựng các quy định về chi tài chính

Các khoản chi thực tế của nhà trường được thực hiện dựa trên dự toán đã được lập, quy chế chi tiêu nội bộ và thực tiễn phát sinh.

- Nhóm chi cho con người gồm có:

+ Tiền lương, các khoản phụ cấp có tính chất lương, gồm tiền lương cơ bản và phụ cấp lương của cán bộ viên chức.

Cán bộ viên chức trong biên chế và hợp đồng dài hạn chi trả theo hệ thống lương và mức lương tối thiểu do nhà nước quy định được nhà trường đảm bảo chi hàng tháng gồm lương cơ bản theo hệ số ngạch bậc và các khoản phụ cấp.

Dựa vào các văn bản pháp quy mà Bộ giáo dục và đào tạo ban hành về việc hướng dẫn chi trả lương, thưởng và phụ cấp các loại cho cán bộ công nhân viên chức của trường thì trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội đã tự xây dựng cho mình quy chế chi tiêu nội bộ riêng và áp dụng theo từng giai đoạn.

Về Các khoản phụ cấp chức vụ thì hiện tại trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội đang áp dụng quy chế chi tiêu nội bộ ban hành theo quyết định số 1175A/QĐ-ĐHCNDMHN ngày 06/09/2017 thay cho quyết định số 386/QĐ- ĐHCNDMHN ngày 30/03/2017. Cụ thể nhà trường quy định thanh toán phụ cấp chức vụ hưởng theo chức danh được ghi trong bảng 4.7.

Bảng 4.7. Hệ số lương thu nhập tăng thêm theo chức danh

TT Chức vụ HS chức vụ tính theo

lương cơ bản

1 Hiệu trưởng 3,0

2 Hiệu phó, phó Bí thu Đảng Ủy 2,6

3

Trưởng phòng, trưởng khoa, giám đốc TT, Bí

thư chi đoàn, Chủ tịch công đoàn trường 2,2

4

Phó phòng, phó khoa, phó giám đốc, phó chủ

tịch, phó bí thư trường 1,8

5 Tổ trưởng, ủy viên các loại 1,6

6 Tổ phó 1,3

(Nguồn: Phòng kế toán-Trường ĐHCNDMHN, 2017) Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội thực hiện chi trả phụ cấp trách nhiệm nghề theo Thông tư số 05/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ nội vụ

hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ công chức viên chức.

Hệ số phụ cấp trách nhiệm đối với một số công việc cụ thể được thể hiện trong bảng 4.8 dưới đây:

Bảng 4.8. Hệ số chi phụ cấp hội đồng trường

TT Vị trí công việc Hệ số phụ cấp

1 Chủ tịch hội đồng trường 1,0

2 Thư kí hội đồng trường 0,5

3 Các thành viên khác 0,4

Nguồn: Phòng kế toán-Trường ĐHCNDMHN (2017) Đối với giảng viên, mức phụ cấp được áp dụng theo thông tư số 01/2006/TTLT-BGD-BNV-BTC ngày 23/1/2006 về chế độ ưu đãi đối với các nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập, Quyết định số 64/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/11/2008 của Bộ trưởng Bộ giáo dục quy định chế độ làm việc đối với giảng viên. Cụ thể mức phụ cấp là 25% đối với giảng viên, giáo viên nghiệp vụ chuyên môn, 45% đối với giảng viên, giáo viên trực tiếp đang giảng dạy các môn Khoa học Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Cũng theo các căn cứ pháp luật trên đây, giảng viên sẽ không được hưởng phụ cấp ưu đãi trong các trường hợp như nghỉ việc riêng liên tục trong vòng một tháng trở lên, nghỉ ốm, thai sản vượt quá thời gian quy định của điều lệ bảo hiểm, trong thời gian bị đình chỉ dạy, bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.

Đối với nhà giáo, quy định về phụ cấp được áp dụng dựa trên thông tư số 68/2011/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2011.

Đối với cán bộ hành chính, phụ cấp và mức phụ cấp được thực hiện dựa trên thông tư số 74/2012/TT-BTC ngày 14/5/2012 hướng dẫn một số điều Nghị định số 34/2012/NĐ-CP ngày 15/4/2012 của Chính phủ về chế độ phụ cấp công vụ.

Tỷ lệ phụ cấp cho cán bộ làm công tác hành chính là 20% trên tiền lương tối thiểu hiện hưởng bao gồm cả phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Tiền công giảng dạy vượt giờ được thanh toán cho các giảng viên giảng vượt định mức giờ chuẩn theo quy định, giảng viên, giáo viên kiêm nhiệm vượt mức giờ chuẩn theo quy định. Theo đó, nguyên tắc chi trả là tiền dạy vượt giờ được thanh toán vào cuối năm học, tiền dạy vượt giờ trong định mức không được

vượt quá 200 giờ/năm.

Mức chi trả được thanh toán sẽ được áp dụng theo bảng 4.9:

Bảng 4.9. Đơn giá thanh toán tiền vượt giờ

TT Tiêu thức Đơn giá

(đồng/giờ quy đổi)

1 Giảng viên có trình độ đại học 25.000

2 Giảng viên có trình độ thạc sỹ 35.000

3 Giảng viên có trình độ tiến sỹ 50.000

4 Giảng viên có trình độ phó giáo sư 60.000

5 Giảng viên có trình độ giáo sư 70.000

Nguồn: Phòng kế toán-Trường ĐHCNDMHN (2017) Nhìn chung, có thể cho rằng việc nhà trường đưa ra mức thanh toán vượt giờ như trên là tương đối cụ thể, chi tiết. Và để khuyến khích được tinh thần tự giác nâng cao trình độ của cán bộ giảng viên. Do đó, nhà trường đã đưa ra định mức thanh toán vượt giờ theo chức danh, học hàm học vị.

Đối với giảng viên thực hiện nhiệm vụ giảng dạy đặt tại các cơ sở liên kết

thì nhà trường chỉ thanh toán tiền giờ giảng với các lớp ngoài trường cho giảng viên hoàn thành đủ định mức giờ giảng. Với các lớp trong phạm vi 40km, nhà trường thanh toán 40.000đồng/1 tiết giảng bao gồm cả chi phí đi lại. Trong khi đó, các lớp ngoài trường vượt quá 40km nhà trường sẽ cộng thêm chi phí đi lại theo phí đi lại công cộng và tiền nghỉ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học công nghiệp dệt may hà nội (Trang 54 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)