Bài học kinh nghiệm cho trường Đại học Công nghiệp Dệt mayHà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học công nghiệp dệt may hà nội (Trang 36 - 38)

Qua thực tiễn tại một số quốc gia trên thế giới về quản lý tài chính trong lĩnh vực công nói chung và các trường đại học công lập nói riêng, có thể rút ra bài học kinh nghiệm đối với trường đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội như sau:

Thứ nhất, quản lý tài chính các trường đại học công lập Việt Nam có mối quan hệ mật thiết và bị ảnh hưởng trực tiếp bởi mô hình quản lý nhà nước về tài chính trong các lĩnh vực công. Do vậy, để quản lý tài chính các trường đại học công lập Việt Nam đạt được mục tiêu đề ra cần phải xây dựng mô hình quản lý tài

chính trong lĩnh vực công chuẩn với thông lệ quốc tế.

Thứ hai, việc vận dụng quản lý tài chính công quốc tế hoặc ban hành quản lý tài chính công cho từng quốc gia có nhiều tác dụng, đặc biệt là tăng tính minh bạch công khai trong hoạt động chi tiêu Chính phủ và tăng khả năng tích lũy hướng tới bền vững tài chính trong lĩnh vực công, cuối cùng là tăng phúc lợi xã hội. Vì vậy, việc vận dụng ở Việt Nam là cần thiết, đây cũng là cơ sở để hoàn thiện khung pháp lý trong quản lý tài chính các đơn vị hành chính sự nghiệp công lập ở Việt Nam.

Thứ ba, hệ thống các quy định pháp lý về quản lý thu, quản lý chi, phân phối chênh lệch thu chi,… được quy định linh hoạt trên khung pháp lý chung (theo Luật) còn vận dụng tùy thuộc vào đơn vị và cơ sở. Thứ tư, qua kinh nghiệm quốc tế cần tăng tính chủ động trong sử dụng nguồn tài chính, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước, việc giao quyền tự chủ tài chính cần được tự chủ ở các hoạt động khác và đồng bộ ở các lĩnh vực, mọi cấp, mọi ngành. Thứ năm, cần phải đổi mới quản lý tài chính trong đơn vị hành chính sự nghiệp công lập phù hợp với những ứng dụng của tiến bộ khoa học công nghệ, thông tin. Thiết kế mô hình, phần mềm quản lý chung cho cả hệ thống để dễ dàng trong việc giám sát, thanh tra, kiểm tra. Phân bổ ngân sách Nhà nước cho từng lĩnh vực, từng đơn vị cụ thể, đặc biệt là các trường đại học công lập, việc phân bổ ngân sách cần gắn với hiệu quả đầu ra, căn cứ vào kết quả kiểm định của Bộ giáo dục và đào tạo hoặc cơ quan kiểm định độc lập và xây dựng thang đo đánh giá chất lượng đào tạo cụ thể.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học công nghiệp dệt may hà nội (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)