công lập
Để đánh giá hoạt động quản lý tài chính và sử dụng nguồn tài chính các trường đại học công, cũng như đưa ra các giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính và sử dụng nguồn tài chính tại các đơn vị này, một trong những yếu tố cần phân tích trước hết là các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý tài chính. Quản lý tài chính các trường Đại học công chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố trong nền kinh tế. Để quản lý tài chính phù hợp với quy mô và đặc thù của từng trường Đại học công, đứng dưới góc độ quản lý của Nhà nước, cần nhận biết tác động của các nhân tố để từ đó đưa ra những nguyên tắc phương thức, hình thức cũng như nội dung quản lý tài chính thích hợp nhất trong từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể (Nguyễn Ngọc Toại, 2016).
2.1.5.1. Nhân tố bên ngoài
Công cuộc đổi mới đất nước đã tạo nên sự chuyển biến quan trọng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của xã hội. Quá trình đổi mới này đã tạo thuận lợi cho sự phát triển của cả hệ thống giáo dục nói chung và hệ thống các trường cao đẳng công lập nói riêng. Xét về yêu tố bên ngoài, các bộ phận sau sẽ có tác động đến quản lý tài chính ở các trường đại học công lập: (Nguyễn Ngọc Toại, 2016)
a. Chính sách và pháp luật
Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý tài chính của các trường Đại học công. Quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp nói chung và các trường Đại học công nói riêng là một bộ phận của chính sách tài chính quốc gia, đó là căn cứ để các đơn vị sự nghiệp xây dựng cơ chế quản lý tài chính riêng. Vì vậy, nếu chính sách quản lý tài chính của nhà nước tạo điều kiện để phát huy tính chủ động, sáng tạo của các trường Đại học công thì đó sẽ là động lực nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động quản lý tài chính của mỗi trường. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, nhà nước quản lý gần như tất cả các dịch vụ xã hội, trong đó có giáo dục và đào tạo. Khi đó, các đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo được cấp toàn bộ kinh phí từ NSNN và việc sử dụng nguồn
kinh phí đó cũng hoàn toàn theo quy định của nhà nước. Trong điều kiện đó, mọi người dân trong xã hội đều có cơ hội học tập. Tuy nhiên, do nguồn NSNN còn hạn hẹp nên nhà nước không đáp ứng được nhu cầu học tập của toàn xã hội, cả về quy mô lẫn chất lượng giáo dục (Nguyễn Anh Thái, 2008).
b. Tình hình kinh tế xã hội của quốc gia
Những thay đổi điều kiện kinh tế - xã hội và chính sách chi tiêu công cho các đơn vị sự nghiệp là những yếu tố ảnh hưởng tới quản lý tài chính trong các trường Đại học công. Đứng trước mỗi sự biến động của môi trường kinh tế xã hội, nhà nước phải có những chính sách mới nhằm phát triển đất nước phù hợp với tình hình mới dẫn đến những thay đổi về nhiều mặt, trong đó có phương thức quản lý, cơ chế hoạt động. Ngày nay, dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa và cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, các đơn vị sự nghiệp phải áp dụng công nghệ mới, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Việc đổi mới thiết bị và phát triển hàng hóa dịch vụ mới đòi hỏi các đơn vị phải thực hiện cơ chế một cách linh hoạt để mang lại hiệu quả, tiết kiệm chi phí. Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo, sự tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ ngày càng thể hiện rõ nét. Những nhân tố trước đây được xem là phù hợp với yêu cầu quản lý nay không còn thích hợp và đòi hỏi phải có những cải cách, đổi mới. Mục tiêu của đổi mới là nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao tính thích ứng và tính công bằng trong quá trình đào tạo. Yếu tố lao động và việc làm cũng đang có những thay đổi và tác động quan trọng. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, trước yêu cầu phát triển của một nền kinh tế tri thức, nhu cầu về lực lượng lao động của xã hội đang có những thay đổi về chất. Bên cạnh đội ngũ lao động tay nghề cao được đào tạo trong các trường dạy nghề, nhu cầu về lực lượng lao động được đào tạo qua trình độ đại học và sau đại học, các nhà khoa học, các chuyên gia bậc cao ngày càng tăng lên. Để đáp ứng yêu cầu học tập của xã hội, hệ thống giáo dục ở hầu hết các nước đều phải mở rộng quy mô để tiếp nhận ngày càng nhiều đối tượng vào học. Kết quả là số lượng các đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ngày càng tăng lên. Quy mô đào tạo tăng lên, số lượng các đơn vị đào tạo cũng tăng nhưng nguồn lực công cũng như các nguồn lực khác cung cấp cho phát triển giáo dục nhiều khi không tăng một cách tương ứng. Điều này sẽ làm nảy sinh những bất cập và ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng giáo dục. Nhằm ngăn chặn tình trạng suy giảm chất lượng giáo dục và đào tạo, nhiều giải pháp đổi mới cả về tổ chức và quản lý
trong giáo dục đã được triển khai áp dụng. Ngày nay, việc nâng cao chất lượng giáo dục đã không còn là việc riêng của từng hệ thống giáo dục công mỗi nước. Điều đó trở thành mối quan tâm hàng đầu có tính toàn cầu của mọi quốc gia. Chính vì những lý do trên, trong quá trình quản lý, các trường Đại học công cần theo sát xu hướng phát triển mọi mặt của đất nước. Mục tiêu của việc đổi mới cơ chế, chính sách quản lý giáo dục, trong đó có cơ chế quản lý tài chính là nâng cao chất lượng của các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo (Trần Đức Cẩn, 2012).
2.1.5.2 Nhân tố bên trong
a. Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý tài chính và năng lực quản lý của người lãnh đạo
Trình độ quản lý của lãnh đạo đơn vị mà cụ thể là hiệu trưởng trường Đại học công tác động rất lớn tới cơ chế quản lý tài chính tại đơn vị đó. Thủ trưởng đơn vị là người có vai trò quan trọng trong việc xây dựng quy chế thu - chi nội bộ, quyết định tới việc xây dựng dự toán, quy định mức tiền lương và trích lập quỹ của đơn vị. Do vậy, quản lý tài chính như thế nào, hiệu quả hoạt động ra sao cũng bị tác động rất lớn bởi quan điểm và trình độ quản lý của lãnh đạo đơn vị. Nhận thức của người đứng đầu trường đại học về quản lý tài chính sẽ tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động của trường (Nguyễn Ngọc Toại, 2016).
Năng lực quản lý của người lãnh đạo bộ máy quản lý tài chính bao gồm các nội dung: năng lực đề ra chiến lược trong hoạt động ngân sách; đưa ra được các kế hoạch triển khai các công việc hợp lý, rõ ràng; tạo nên một cơ cấu tổ chức hợp lý, có hiệu quả, có sự phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn giữa các nhân viên, cũng như giữa các khâu, các bộ phận của bộ máy quản lý tài chính. Năng lực quản lý của người lãnh đạo có tầm quan trọng đặc biệt đối với công tác quản lý tài chính. Nếu năng lực của người lãnh đạo yếu, bộ máy tổ chức không hợp lý, các chiến lược không phù hợp với thực tế thì việc quản lý tài chính sẽ không hiệu quả, dễ gây tình trạng thu, chi không hợp lý; hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính không cao; có thể dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí, không thúc đẩy được sự phát triển của ngành giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng. Mặt khác, đối với người lãnh đạo cũng cần tránh bệnh chạy theo thành tích, bệnh cục bộ địa phương, bệnh quan liêu mệnh lệnh, coi thường pháp luật, xem trình tự thủ tục là thứ gò bó quyền lực của mình. Đây cũng có thể được coi là một trong
những yếu tố làm giảm hiệu quả, thậm chí còn gây những hậu quả như thất thoát, lãng phí, tham nhũng,… trong công tác quản lý tài chính ở các đơn vị giáo dục công lập (Nguyễn Anh Thái, 2008).
b. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính trường Đại học công lập
Quản lý tài chính bị ảnh hưởng khá lớn từ bộ máy quản lý các trường Đại học công. Các chính sách, quy chế tài chính nội bộ trong một các trường Đại học công liên quan tới tất cả các bộ phận của bộ máy quản lý. Các bộ phận này hoạt động tương tác với nhau để cùng thực hiện chức năng quản lý, trong đó có quản lý tài chính. Bộ phận tài chính của một cơ sở thường quản lý hầu hết hoạt động thu chi, tuy nhiên, việc quản lý như thế nào nhiều khi lại do bộ phận khác đảm nhiệm. Ngoài ra, các chính sách về thu chi trong nội bộ đơn vị không chỉ do bộ phận tài chính quyết định. Các bộ phận khác trong bộ máy quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc tư vấn cho lãnh đạo đơn vị ra các quyết sách thích hợp. Sự yếu kém của một bộ phận sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả thực hiện cơ chế quản lý tài chính của các bộ phận khác. Thực trạng cho thấy, trong thời kỳ bao cấp tổ chức bộ máy quản lý trường đại học công thường cồng kềnh, do đó hiệu quả của các bộ phận hoạt động kém. Tuy nhiên, cùng với sự đổi mới của cơ chế thị trường, khi các nước đang phát triển được học tập và tiếp nhận kiến thức từ các nước phát triển kéo theo việc sắp xếp, tổ chức bộ máy quản lý tài chính tại các trường công cũng được cải tiến, sự tinh giản biên chế, khả năng phối hợp giữa các bộ phận trong các trường công cũng được cải thiện, song hiệu quả trong công tác quản lý tài chính vẫn ở mức hạn chế (Nguyễn Ngọc Toại, 2016).
c. Khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin trong quản lý tài chính
Trong thời đại ngày nay, việc áp dụng công nghệ tin học vào trong cuộc sống đã và đang thực sự chứng tỏ vai trò không thể thiếu được của nó. Thực tế đã chứng minh với việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong công tác quản lý tài chính sẽ giúp tiết kiệm được thời gian xử lý công việc, đảm bảo được tính chính xác, nhanh chóng và thống nhất về mặt dữ liệu, tạo tiền đề cho những quy trình cải cách về mặt nghiệp vụ một cách hiệu quả. Chính vì lẽ đó mà công nghệ tin học là một trong những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý (Trần Đức Cẩn, 2012).
d. Sự hỗ trợ của các đợn vị phòng ban và ý thức của đội ngũ cán bộ nhân viên, giảng viên trong trường đại học công lập