Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính tại trường đạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học công nghiệp dệt may hà nội (Trang 83 - 92)

CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI 4.2.1. Nhân tố bên ngoài

a. Chính sách và pháp luật

Nhìn chung thì các trường đại học công lập nói chung, trường đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội nói riêng, thì việc cân bằng thu chi vẫn được đặt ra là một yêu cầu không thể thiếu đối với việc phát triển của trường đại học công lập, bởi vấn đề chung vẫn là phụ thuộc phần lớn vào ngân sách nhà nước cấp. Do vậy, để đảm bảo cân đối thu chi trên thực tế cần phải có sự hỗ trợ của ngân sách Nhà nước, đồng thời mỗi nhà trường phải tự tìm hướng đi cho mình để tăng thu đảm bảo tự cân bằng quỹ.

Tuy có hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho các hoạt động thường xuyên của các trường, các khoản hỗ trợ này chưa thực sự mang tính kích thích tăng trưởng, nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu ở các trường đại học công lập. Theo quy định

hiện hành nguồn thu phí chưa đủ sức để tiết kiệm cho hoạt động XDCB. Ngoài ra, mối quan hệ giữa các bộ ngành còn nhiều điều chưa thống nhất từ khâu lập kế hoạch phân phối, cấp phát và kiểm tra quyết toán. Đặc biệt là chưa có hệ thống tiêu chuẩn cũng như phương pháp để đánh giá hiệu quả sử dụng các đồng vốn chi tiêu trong trường. Vai trò quản lý Nhà nước về giáo dục đào tạo trong những năm qua đã có nhiều đổi mới, tuy nhiên vẫn chưa thực sự phát huy được hiệu quả. Do mô hình tổ chức giáo dục thay đổi khá nhiều trong những năm gần đây dẫn đến việc phân bổ tài chính, quản lý tài chính ở các nhà trường đại học công lập cũng có những xáo chộn nhất định. Vai trò quản lý của Nhà nước chưa thực sự có vai trò trong việc khuyến khích nhà trường đại học công lập tạo dựng và phát triển cung cấp các dịch vụ giáo dục và đào tạo nhằm mang lại lợi ích ngày càng nhiều cho cộng đồng cũng như tạo ra sức phát triển bền vững của nhà trường.

Hệ thống tài chính quy định đối với các trường đại học công lập chưa tạo ra động lực làm việc hiệu quả cho đội ngũ cán bộ giảng viên và nhân viên phục vụ. Thứ nhất, có thể nói lương trả cho cán bộ giảng viên là thấp so với nhu cầu chi tiêu cho cuộc sống gia đình. Thứ hai, chưa thực sự có những đãi ngộ về tài chính khích lệ cán bộ giảng viên tìm tòi, đổi mới sáng tạo trong nghề nghiệp, đặc biệt là việc tự nâng cao trình độ chuyên môn và ngoại ngữ. Bên cạnh đó, sự gia tăng về số lượng của các trường đại học ngoài công lập cũng đang diễn ra mạnh mẽ. Những yếu tố này dẫn đến hai hậu quả là việc tuyển sinh của các trường đại học công lập ngày càng trở nên khó khăn, và cũng vì lẽ đó làm cho thu nhập của cán bộ giảng viên làm việc tại các trường đại học công lập ngày càng hạn chế.

b. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của quốc gia

Kinh tế xã hội của nước ta đang đi vào ổn định và trên đà phát triển, nhiều thách thức đặt ra đối với các trường đại học, trước hết là thách thức của việc đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của xã hội và nền kinh tế đối với nguồn nhân lực trình độ cao. Yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội không chỉ đòi hỏi nguồn nhân lực có số lượng lớn mà còn đòi hỏi chất lượng cao. Xã hội và người học sẽ nói không với đào tạo không đạt chuẩn, không đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu người học. Bài toán chất lượng đào tạo là một thách thức lớn đối với Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội. Trong khi đó các nguồn lực cung cấp cho phát triển Nhà trường đại học đang có xu hướng tăng. Đây chính là cơ hội cho sự phát triển của trường đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội.

4.2.2. Nhân tố bên trong

a. Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý tài chính và năng lực quản lý của người lãnh đạo

Có thể nói, trong các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính của một tổ chức thì năng lực của bộ máy quản lý là một yếu tố quan trọng nhất. Bảng 4.25 tổng hợp thực trạng về trình độ quản lý tài chính của các cán bộ quản lý trường đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội.

Nhìn chung, chỉ có Ban giám hiệu là đã được kinh qua các khóa đào tạo về quản lý tài chính, còn phần lớn cán bộ các phòng ban chưa được đào tạo về lĩnh vực này. Cụ thể có tới 65% cán bộ các phòng ban chưa được đào tạo về quản lý tài chính, trong đó số trưởng khoa, trưởng phòng chiếm tới 40% và số cán bộ là phó các phòng, các khoa chưa được đào tạo lên tới 50%. Ở các Trung tâm thì, tỷ lệ giám đốc trung tâm đã được đào tạo là khá cáo là 80%, các phó giám đốc trung tâm thì mức này là 50%.

Bảng 4.25. Trình độ cán bộ quản lý tài chính

Chỉ tiêu Tổng số (người)

Đã qua bồi dưỡng quản lý tài

chính

Chưa qua bồi dưỡng quản lý tài

chính Số lượng (người) CC (%) Số lượng (người) CC (%)

I. Ban giám hiệu 3 3 100

1. Hiệu trưởng 1 1 100

2. Hiệu phó 2 2 100

II. Các phòng ban 20 12 60 8 40

1. Trưởng phòng, khoa 10 7 70 3 30

2. Phó phòng, phó khoa 10 5 50 5 50

III. Trung tâm 22 14 63.6 8 36.3

1.Giám đốc TT 10 8 80 2 20

2. Phó GĐ TT 12 6 50 6 50

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính-trường ĐHCDMHN (2017) Như vậy có thể thấy, năng lực quản lý của các cán bộ phòng ban, khoa của trường vẫn còn phần nào tiềm ẩn những thiếu sót trong công tác quản lý tài chính của đơn vị. Hạn chế lớn nhất có thể dự đoán được là khả năng tham mưu, góp ý

cho Ban giám hiệu và lãnh đạo các phòng chức năng có nhiệm vụ trực tiếp trong khâu lập và thực thi các dự toán thu chi của nhà trường.

Bảng 4.26. Tổng hợp trình độ của cán bộ quản lý tài chính trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội

Đơn vị tính: Người STT Trình độ Chức danh Tổng số Trong đó PGS TS NCS Thạc sỹ Cao học Cử nhân /kỹ sư I Năm 2016 12 02 03 01 04 01 02 1 Lãnh đạo trường 04 02 01 1 2 Bộ máy Kế toán 8 1 0 04 01 02 II Năm 2017 12 02 03 01 04 0 04 1 Lãnh đạo trường 04 02 02 01 2 Bộ máy Kế toán 08 01 01 04 0 03 Nguồn: Phòng Tổ chức, cán bộ (2017)

Bảng 4.27. Tổng hợp độ tuổi, số năm kinh nghiệm tham gia quản lý tài chính tại trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội

Đơn vị tính: Người STT Thời gian Chức danh Tổng số Trong đó

Độ tuổi Số năm kinh nghiệm

Trên 40

tuổi Tỷ lệ (%) Trên 5 năm Tỷ lệ (%)

1 Lãnh đạo trường 04 04 100,00 04 100,00

2 Bộ máy Kế toán 08 01 13 07 87

Nguồn: Phòng Tổ chức, cán bộ (2017) Từ bảng số liệu trên cho thấy, lãnh đạo và cán bộ kế toán của trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội đã có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác quản lý tài chính. Số cán bộ có kinh nghiệm trên 5 năm chiếm 87%. Đây là một nhân tố góp phần cho công tác quản lý tài chính của Nhà trường hiệu quả và tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước.

Đội ngũ cán bộ quản lý có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có phẩm chất tốt, sẽ có những chiến lược quản lý tài chính tốt, hệ thống biện pháp quản lý tài chính hữu hiệu, xử lý thông tin nhanh nhạy, kịp thời, linh hoạt, hiệu quả. Đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác tài chính kế toán cũng đòi hỏi

phải có năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm công tác để đưa công tác quản lý tài chính kế toán của đơn vị cơ sở ngày càng đi vào nề nếp, tuân thủ các chế độ quy định về tài chính, kế toán của Nhà nước, góp phần vào hiệu quả hoạt động của đơn vị.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực quản lý và năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ tham gia trực tiếp trong quản lý tài chính những năm gần đây Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội đã quan tâm tới công tác cử cán bộ lãnh đạo, cán bộ kế toán đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tham gia các lớp tập huấn về công tác tài chính, kế toán cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ kế toán. Cụ thể trong năm 2016, nhà trường đã cử 02 cán bộ được cử đi nghiên cứu sinh, 01 cán bộ học cao học.

Đội ngũ của cán bộ lãnh đạo và cán bộ kế toán trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội đã được tăng cường, củng cố về mặt chuyên môn, nghiệp vụ trong thời gian qua nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu mới của cơ chế quản lý tài chính theo hướng tăng cường tính tự chủ của trường như hiện nay, chưa đáp ứng được chức năng tham mưu về tài chính cho cán bộ lãnh đạo nhà trường.

Một số đồng chí kế toán làm việc lâu năm nhưng việc nghiên cứu các văn bản, chế độ chính sách còn hạn chế, chưa chủ động trong công việc được giao.

Mặc dù nhà trường đã tạo điều kiện cho lãnh đạo trường tham gia các buổi tập huấn về cơ chế, quản lý tài chính do các cơ quan nhà nước tổ chức (Kiểm toán Nhà nước, Sở tài chính...), nhưng lãnh đạo nhà trường về cơ bản không được đào tạo về công tác tài chính. Do vậy việc quản lý nguồn tài chính của nhà trường phụ thuộc rất lớn vào bộ phận kế toán đặc biệt trong công tác tham mưu, đề xuất về tài chính.

Theo kết quả số liệu thống kê điều tra (bảng 4.28) cho thấy năng lực thực tế, kinh nghiệm chuyên môn và thái độ phục vụ của cán bộ làm công tác Kế toán - Tài chính được đánh giá ở mức tốt (tỷ lệ số phiếu đánh giá ở mức rất tốt và tốt chiểm tỷ lệ dưới 50%. Như vậy, bồi duơngx và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý tài chính của trường ĐHCNDMHN cần được quan tâm hơn nữa trong việc tạo điều kiện cho cán bộ kế toán đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Bảng 4.28. Đánh giá của cán bộ, giảng viên về cơ cấu bộ máy kế toán trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội

Nội dung Mức độ (100 phiếu) Rất tốt Tốt Trung bình Sl (ý kiến) Tỷ lệ (%) SL (ý kiến) Tỷ lệ (%) SL (ý kiến) Tỷ lệ (%)

Cơ cấu bộ máy kế toán của phòng kế toán tài chính có phù hợp với công việc thực tế tại đơn vị?

40 40 60 60

Năng lực thực tế của các cán bộ

làm công tác kế toán tài chính ? 10 10 35 35 55 55

Kinh nghiệm chuyên môn của các cán

bộ làm công tác kế toán tài chính ? 20 20 30 30 50 50

Thái độ phục vụ trong công việc của các cán bộ làm công tác kế toán tài chính ?

43 43 57 57

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả (2017)

b. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội

Hiện nay, trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội thực hiện tổ chức bộ máy quản lý tài chính theo phần hành. Đối với lãnh đạo trường, Hiệu trưởng ủy quyền cho các phó Hiệu trưởng phụ trách mạng công việc chuyên môn riêng với thẩm quyền quyết định đối với số lượng kinh phí nhất định. Bộ máy kế toán được phân công theo phần hành (Phó phụ trách mảng đầu tư, xây dựng; phó phụ trách mảng thu sự nghiệp). Việc tổ chức bộ máy quản lý tài chính theo từng lĩnh vực giúp cho công tác quản lý tài chính thống nhất, tập trung. Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả quản lý tài chính tại trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội.

Việc ủy quyền cho các phó hiệu trưởng phụ trách từng mảng việc giúp cho Hiệu trưởng tập trung vào giải quyết những công việc quan trọng của nhà trường, giảm tải khỏi những công việc ít quan trọng. Tuy nhiên, quy mô số tiền ủy quyền nhỏ, nên chỉ giảm tải một phần nhỏ trong công tác quản lý tài chính của Hiệu trưởng.

Bảng 4.29. Nội dung ủy quyền lãnh đạo phụ trách tại trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội

Mảng công việc Nội dung được ủy quyền Số tiền

Phó hiệu trưởng phụ trách mảng đào tạo, nghiên cứu khoa học

1. Tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản trích theo lương; học bổng, chế độ chính sách học sinh, sinh viên; chi thưởng; thu nhập tăng thêm; các khoản chi phúc lợi; các khoản thu đã quy định mức thu

Số tiền thực tế phát sinh

2. Chi chuyên môn nghiệp vụ, chi khác Từ 10 triệu trở xuống Phó Hiệu trưởng

phụ trách cơ sở vật chất, đầu tư xây dựng trường

Thanh toán vật tư văn phòng; thông tin, tuyên truyền, liên lạc; sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn; chi bảo hiểm tài sản và phương tiện.

Từ 10 triệu trở xuống

Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ (2017) Nhà trường đã ban hành các quy trình hướng dẫn, biểu mẫu thanh toán kinh phí được công khai trên trang Web: http://www.htu.edu.vn của nhà trường. Các quy trình này quy định rõ quyền hạn trách nhiệm của từng khâu, từng bộ phận, mối quan hệ của từng bộ phận trong quá trình thực hiện, thời gian thực hiện trong mỗi khâu. Với việc ban hành công khai quy trình hướng dẫn, các đơn vị chủ động trong khâu thanh quyết toán tài chính, tuân thủ đúng theo văn bản quy định của nhà nước, giảm thiểu rủi ro thanh quyết toán, giúp công tác phối kết hợp giữa các đơn vị chức năng nhịp nhàng, hiệu quả.

Bảng 4.30. Đánh giá của cán bộ, giảng viên về cơ cấu bộ máy kế toán trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội

Nội dung Mức độ (100 phiếu) Phù hợp Không phù hợp Ý kiến khác SL (ý kiến) Tỷ lệ (%) Sl (ý kiến) Tỷ lệ (%) SL (ý kiến) Tỷ lệ (%)

Cơ cấu bộ máy kế toán của phòng kế toán tài chính có phù hợp với công việc thực tế tại đơn vị?

40 40 60 60

Tác động của việc ban hành quy trình hướng dẫn, biểu mẫu đến công tác thanh toán kinh phí của cán bộ, giảng viên

55 55 35 35 10 10

Theo kết quả số liệu thống kê điều tra cho thấy cơ cấu bộ máy Kế toán của phòng Kế hoạch - Tài chính khả năng đáp ứng ở mức trung bình (60% số phiếu đánh giá ở mức trung bình). Điều này phản ánh cơ cấu bộ máy kế toán của phòng kế toán tài chính chưa phù hợp với công việc thực tế tại đơn vị: Tình trạng cơ cấu đủ số lượng, nhưng thiếu người làm được việc, phân công nhiệm vụ còn chồng chéo. Việc ban hành quy trình hướng dẫn thanh toán đã được cán bộ, giảng viên đánh giá cao (90% số phiếu đánh giá rất tốt và tốt) cho thấy sự quan tâm của cán bộ, giảng viên trong công tác tài chính của Nhà trường, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội.

c. Khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin trong quản lý tài chính

Đầu tư cho cơ sở vạt chất của trường cũng đã được cải thiện. Tuy nhiên, vì việc đầu tư này chủ yếu là sửa chữa và nâng cấp nên tính đồng bộ hóa không cao, chất lượng thực chất là chưa đảm bảo và không thực sự tốt. Nguồn kinh phí Nhà nước cấp và kinh phí thu được từ các hoạt động sự nghiệp của nhà trường chủ yếu chỉ để phục vụ các hạng mục chi cho con người và chi cho chuyên môn thường xuyên, chưa đáp ứng được nhu cầu chi tiêu cho đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất dạy và học của nhà trường. Hơn nữa, nguồn ngân sách nhà nước cấp chưa có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học công nghiệp dệt may hà nội (Trang 83 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)