Công tác quản lý đất đai một số tỉnh, thàn hở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đất dự án trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 28)

2.2.2.1. Công tác quản lý đất đai của thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là trọng điểm kinh tế số 1 của cả nước, Thành phố có diện tích 2.095,2 km2 với dân số 7.396.446 người (năm 2010) với 19 quận nội thành, 5 huyện ngoại thành, 254 phường, 5 thị trấn và 58 xã. Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế lớn, trung tâm giao dịch quốc tế và du lịch của nước ta, Thành phố có một vị trí chính trị quan trọng sau thủ đô Hà Nội. Vì vậy công tác quản lý đất đai của Thành phố có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc ổn định và phát triển kinh tế của Thành phố. Từ khi có Luật đất đai năm 1987, Thành uỷ, UBND Thành phố đã ban hành hàng trăm văn bản về công tác quản lý đất đai và quản lý quy hoạch nhằm thể chế hoá chính sách và pháp luật đất đai của Đảng và Nhà nước trên địa bàn (Nguyễn Đình Bổng, 2014).

Hệ thống hồ sơ địa chính của Thành Phố được quan tâm đầu tư đến nay cơ bản đã hoàn thành, toàn thành phố đã được đo đạc và lập bản đồ địa chính chính quy theo các tỷ lệ 1/500 (đối với các quận nội thành) và 1/1000 (đối với các huyện ngoại thành). Thành phố cũng đã xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001 đến 2010 và đã được Chính phủ phê duyệt. Thành phố đặc biệt quan tâm đến công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai. Hầu hết các quận, huyện của Thành phố đều áp dụng các quy trình ISO trong giải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai và được thực hiện tại bộ phận “một cửa” điện tử cấp huyện.

Năm 2002 UBND Thành phố đã tích cực chỉ đạo nhằm chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn. Hàng nghìn vụ việc vi phạm pháp luật trên đại bàn đã được xử lý. Đến năm 2005, Thành phố đã công bố cơ bản hoàn thành công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở lần đầu. Từ sau khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành, Thành phố cũng đã ban hành nhiều văn bản để triển khai thực hiện Luật và các Nghị định của Chính phủ. Tuy nhiên, cũng như tình hình chung của nhiều tỉnh thành trong cả nước, công tác quản lý đất đai cũng còn nhiều phức tạp, nhiều vụ việc chậm được giải quyết, tình trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo gia tăng chiều hướng ngày một phức tạp, nhiều vi phạm mới phát sinh chậm được phát hiện, ngăn chặn và xử lý…

2.2.2.2. Công tác quản lý đất đai của thành phố Hải Phòng

Thành phố Hải phòng là thành phố cảng quan trọng của vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc, thành phố Hải Phòng có diện tích 152.300 ha, dân số 1.837.000 người, mật độ dân số 1.207 người/km2 với 7 quận, 8 huyện; 57 phường, 9 thị trấn, 152 xã. Trong những năm qua, quản lý nhà nước về đất đai ở Thành phố có nhiều vấn đề phức tạp. Đặc biệt Hải Phòng là nơi có nhiều điểm nóng khiếu kiện, tranh chấp đất đai rất gay gắt. Nguyên nhân cơ bản là do trong quá trình đô thị hoá, đất đai khan hiếm và ngày càng có giá trị cao. Hệ thống hồ sơ địa chính thiếu đồng bộ, nhiều tài liệu địa chính thất lạc không được lưu trữ, mặt khác thành phố chưa quan tâm đầu tư thoả đáng để xây dựng và củng cố hệ thống hồ sơ địa chính đáp ứng yêu cầu bên cạnh đó đất đai thành phố biến động với tốc độ lớn. Tình trạng vi phạm pháp luật đất đai diễn ra trên diện rộng như: tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất bãi bồi ven biển sang đất ở, đất kinh doanh dịch vụ,… lấn, chiếm đất, thực hiện mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái quy định. Vì vậy công tác quản lý nhà nước về đất đai của Thành phố gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là thiếu thông tin pháp lý về nguồn gốc đất, thiếu hồ sơ địa chính để thực hiện việc giao đất, công nhận quyền sử dụng đất, đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất và xử lý các vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng đất (Nguyễn Đình Bổng, 2014).

Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển đô thị được triển khai chậm. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng có nhiều vướng mắc. Công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chậm.

2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác quản lý đất dự án ở huyện Tân Yên

Trên cơ sở nghiên cứu công tác quản lý đất dự án trên địa bàn tỉnh Hải Phòng và Thành phố Hồ Chính Minh rít ra kinh nghiệm quản lý đất dự án trên địa bàn huyện Tân Yên:

- Thứ nhất quản lý đất dự án thực hiện đúng theo đúng quy hoạch đã được duyệt.

- Thứ hai, công tác quản lý đất dự án thực hiện triệt để đúng mục đích được giao tránh tình trạng đất sử dụng không đúng mục đích được giao gây lãng phí, gây bức xúc trong dân.

- Thứ ba, Quản lý đất dự án thực hiện một cách đồng bộ theo từng cấp, cấp huyện, xã không để xẩy ra trồng chéo, phân cấp quản lý rõ ràng.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Tân Yên là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, có diện tích tự nhiên 20.763,37ha. Phía Bắc giáp huyện Yên Thế; Phía Đông giáp huyện Lạng Giang; Phía Nam giáp huyện Việt Yên và thành phố Bắc Giang; Phía Tây giáp huyện Hiệp Hoà và tỉnh Thái Nguyên. Huyện có 22 xã và 2 thị trấn. Dân cư ở rải rác trong các thôn, xóm nhỏ. Huyện có 5 tuyến đường tỉnh chạy qua (Đường 298, 294, 295, 297 và 398); phía Đông có sông Thương là tuyến đường thuỷ quan trọng của huyện.

Tân Yên nằm gần vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: “Tam giác kinh tế phát triển” Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Cách thủ đô Hà Nội 60 km về phía Tây, cách thành phố Thái Nguyên 50 km về phía Tây Bắc và nằm sát thành phố Bắc Giang ở phía Nam là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn hoá, khoa học công nghệ giữa các địa phương trong và ngoài huyện.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình huyện Tân Yên có hướng nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Độ cao trung bình 10-15 m so với mực nước biển. Gồm vùng đồi núi ở phía Đông và phía Bắc chiếm khoảng 40% diện tích tự nhiên; vùng đồng bằng xen kẽ đồi núi, tập trung chủ yếu ở phía Tây chiếm 55 % diện tích tự nhiên, còn lại một số vùng trũng thấp chịu ảnh hưởng của mực nước sông Thương nằm ở phía Nam chiếm 5% diện tích tự nhiên.

3.1.1.3. Khí hậu

Huyện Tân Yên chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Đặc điểm chính về khí hậu thời tiết của huyện như sau:

- Nhiệt độ bình quân cả năm 23,70C, trong đó nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,40C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,90C. Nền nhiệt độ được phân hoá theo mùa khá rõ rệt, trong năm có 4 tháng nhiệt độ trung bình nhỏ hơn 200C (tháng 12 đến tháng 3 năm sau). Đây là yếu tố thích hợp cho việc bố trí cơ cấu cây trồng ngắn ngày tương đối đa dạng, đặc biệt đối với một số rau màu thực phẩm ưa nền nhiệt thấp và các loại cây ăn quả nhiệt đới.

- Lượng mưa bình quân hằng năm 1.476 mm nhưng phân bố không đồng đều. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 cho đến tháng 10, lượng mưa chiếm khoảng 85% tổng lượng mưa cả năm, đặc biệt tập trung vào các tháng 7, 8, 9 nên thường gây úng ngập cục bộ ở các vùng thấp trũng. Các tháng 11 đến tháng 4 lượng mưa ít, chiếm 15% lượng mưa cả năm.

- Lượng bốc hơi bình quân 1.034 mm/năm, bằng 70% lượng mưa trung bình hàng năm. Đặc biệt trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng bốc hơi hàng tháng cao hơn lượng mưa từ 2 - 4 lần, gây khô hạn cho cây trồng trong vụ đông xuân.

- Độ ẩm không khí bình quân cả năm khoảng 81%, tuy nhiên trong mùa khô, độ ẩm trung bình giảm khá mạnh chỉ còn khoảng 77%.

- Gió: Gió mùa Đông Bắc làm nhiệt độ hạ thấp 100 - 120C ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp.

- Bão có 2 - 3 cơn trong một năm, bão thường đi kèm các cơn mưa lớn từ 200-300 mm gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

3.1.2. Điều kiện hạ tầng- kinh tế- xã hội

3.1.2.1. Giao thông

Hệ thống giao thông đường bộ của huyện có tổng chiều dài khoảng 1.206 km, gồm 5 tuyến đường tỉnh lộ với tổng chiều dài 70 km, 6 tuyến đường huyện lộ tổng chiều dài 48 km còn lại là đường xã và giao thông nông thôn.

3.1.2.2. Thuỷ lợi

Trên địa bàn huyện có hệ thống kênh thuỷ nông sông Cầu có khả năng tưới ổn định cho diện tích 6.000ha đất canh tác. Tuyến kênh Chính dài 26 km, kênh 5 dài 19 km có khả năng tưới cho diện tích 3.000 ha. Ngoài ra còn có các trạm bơm điện đặt ở các sông ngòi trên địa bàn huyện và 78 hồ đập lớn nhỏ phục vụ tưới và điều hoà lũ trên địa bàn.

3.1.2.3. Hệ thống cung cấp điện

Hệ thống lưới điện trên địa bàn huyện được quan tâm đầu tư 100% các xã, thị trấn có điện lưới quốc gia.

3.1.2.4. Đặc điểm kinh tế

Trong giai đoạn 2010 - 2015 kinh tế của huyện liên tục tăng trưởng với tốc độ khá, giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 25,8%, trong đó ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 15,2%, công nghiệp- xây dựng tăng 50,9%, dịch vụ tăng 30,8%, sản phẩm hàng hoá ngày càng phong phú. Giá trị sản xuất bình quân/người năm 2010 đạt 16,9 triệu đồng. Trong cơ cấu kinh tế, giá trị sản xuất ngành công nghiệp- xây dựng tăng nhanh (chiếm 36,1%), ngành nông, lâm nghiệp giảm dần (chiếm 43,9%), dịch vụ chiếm 20%.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn do các nguyên nhân khách quan song dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Uỷ ban nhân dân huyện Tân Yên cùng với lợi thế về tiềm năng thiên nhiên, nguồn lực con người, nền kinh tế của huyện đã dần phát triển ổn định. Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế và trong từng ngành đã góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện, cải thiện đời sống nhân dân và giữ vững chính trị, quốc phòng an ninh. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.580 tỷ đồng. Hiện nay trên địa bàn huyện đã có 97 doanh nghiệp được chấp thuận đầu tư dự án, trong đó có 13 doanh nghiệp công nghiệp thu hút hơn 12.000 lao động, thu thuế cho địa phương hàng chục tỷ đồng mỗi năm.

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu về phát triển kinh tế xã hội huyện Tân Yên từ năm 2011 đến năm 2015

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015

1. Tổng giá trị sản xuất Tỷ đồng 706,6 833 748 916,8 1.055,1

- Công nghiệp -TTCN- XDCB Tỷ đồng 96,9 175 199 292,3 318,9 - Nông, lâm, thủy sản Tỷ đồng 493,3 513 424 445,3 524,4 - Dịch vụ Tỷ đồng 116,4 145 125 179,2 211,8

2. Cơ cấu

- Công nghiệp -TTCN- XDCB % 14,8 23,6 28,2 31,7 36,1 - Nông, lâm, thuỷ sản % 68,4 58 54,8 49,1 43,9

- Dịch vụ % 16,8 18,4 17 19,2 20

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tân Yên (2015)

3.1.2.5. Nguồn nhân lực: Nguồn lao động của huyện khá dồi dào, toàn huyện hiện

có 5 cơ sở dạy nghề, trong 5 năm qua đã tạo việc làm mới cho 14.467 lao động (đạt 121% mục tiêu); xuất khẩu lao động 2.900 người (đạt 145% mục tiêu); đào tạo nghề cho 8.207 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo 32%.

3.1.2.6.Giáo dục, y tế, văn hoá và bảo vệ môi trường: Toàn huyện có 78 trường

học các cấp và 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên. Hiện có 32.900 học sinh ở tất cả các bậc học. Huyện đã đạt chuẩn về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi năm 2000, phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2003; có 18 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia.

Về y tế huyện có trung bình 4 bác sỹ/vạn dân; 100% trạm y tế cấp xã có bác sỹ; 100% các thôn, khu phố có cán bộ y tế; 5/24 xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế xã.

3.1.2.7. Mục tiêu kinh tế- xã hội đến năm 2016: Tiếp tục đẩy mạnh phát triển

kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp hàng hoá; đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển CN-TTCN, dịch vụ và ngành nghề nông thôn. Huy động mạnh mẽ các nguồn lực, tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn, xây dựng và nhân rộng mô hình nông thôn mới. Thường xuyên quan tâm lãnh

đạo, tạo sự chuyển biến mới trên lĩnh vực giáo dục- đào tạo, y tế, văn hoá, xã hội...; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; giải quyết tốt các vấn đề về lao động, việc làm, xoá đói, giảm nghèo; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Xây dựng các cấp uỷ, tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân; nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành, phối hợp tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị đề ra. Một số mục tiêu chủ yếu như sau: Giá trị sản xuất tăng trưởng bình quân hàng năm 17-19%; cơ cấu kinh tế đến năm 2015, nông lâm nghệp thuỷ sản 33%, công nghiệp- xây dựng 43%, dịch vụ 24%; giá trị sản xuất bình quân đầu người 39 triệu đồng/năm; giáo dục, trường chuẩn quốc gia 80%, phòng học kiên cố và bán kiên cố 100%; tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới còn dưới 8,5%; tỷ lệ hộ được công nhận danh hiệu “gia đình văn hoá” đạt trên 80%, tỷ lệ thôn làng khu phố đạt tiêu chuẩn văn hoá trên 65%; tạo việc làm mới cho trên 3.000 lao động/năm; phấn đấu 70% trở lên cơ sở Đảng đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh; có 45- 50% xã đạt nông thôn mới theo tiêu chí của Chính phủ...

3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

3.1.3.1. Thuận lợi

- Có vị trí nằm cách không xa thành phố Bắc Giang và tam giác kinh tế trọng điểm phía bắc Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng, trên địa bàn huyện có 5 tuyến tỉnh lộ chạy qua và tuyến giao thông đường thuỷ trên các sông lớn như sông Thương, hệ thống sông Cầu chạy qua là điều kiện thuận lợi tạo ra nhiều cơ hội cho huyện trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa, kinh tế chính trị và thu hút đầu tư.

- Đất đai phì nhiêu, khí hậu thuận lợi, nguồn nước dồi dào tạo lợi thế để đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, và cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

- Quỹ đất còn khá lớn để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhất là phát triển cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ đô thị, cơ sở hạ tầng.

- Nguồn lao động dồi dào với trên 78 nghìn lao động trong độ tuổi, nhân dân có truyền thống cần cù, sáng tạo là lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội.

- Kinh tế luôn đạt tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực (tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản).

- Hạ tầng giao thông phát triển tương đối đồng bộ cả về đường bộ, đường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đất dự án trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)