Nhóm giải pháp xây dựng hạ tầng Cụm công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đất dự án trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 88 - 90)

Từ một huyện xuất phát điểm kinh tế ở mức thấp, đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt trên 18%/năm; tổng giá trị sản xuất đạt gần 2.500 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2010; thu nhập bình quân đầu người 25,4 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm 10% so với đầu nhiệm kỳ; kết cấu hạ tầng được đầu tư, từng bước đáp ứng đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân... Đây là những con số cơ bản, góp phần phác thảo một bức tranh toàn cảnh về huyện Tân Yên trong một nhiệm kỳ Đại hội Đảng. Phát huy những thành quả đạt được từ sự nỗ lực, cố gắng của mình, nhiệm kỳ tới, cùng với việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, Đảng bộ và nhân dân huyện Tân Yên sẽ tập trung xây dựng hạ tầng công nghiệp để thu hút đầu tư, góp phần phát triển KT-XH theo hướng bền vững.

Với đặc thù là huyện miền núi, thuần nông, dân cư chủ yếu sống ở khu vực nông thôn, vì vậy, sản xuất nông - lâm nghiệp luôn được xác định là nhiệm vụ hàng đầu trong cơ cấu kinh tế của huyện Tan Yên. Do đó, Đảng bộ đã tập trung chỉ đạo nhân dân trong huyện từng bước phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đưa các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế, kết hợp với ứng dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất. Việc bố trí cơ cấu mùa vụ hợp lý, tăng diện tích các giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với thổ nhưỡng của vùng; khuyến khích nhân dân chuyển đổi, dồn ghép ruộng đất để tạo điều kiện ứng dụng KHKT; tập trung đầu tư, nâng cấp và xây dựng các công trình thủy lợi, cứng hóa kênh mương... là những giải pháp mang lại hiệu quả rõ

rệt, góp phần đưa tổng sản lượng cây có hạt của huyện lên trên 36.000 tấn, tăng 7,3% so với năm 2010 và tăng 1.000 tấn so với mục tiêu Đại hội.

Cùng với việc chỉ đạo người dân khai tốt tiềm năng kinh tế vườn đồi, trang trại, nhằm tạo bước chuyển trong kinh tế nông nghiệp, huyện chủ trương tiếp tục phát triển và nâng cao đàn gia súc, gia cầm, khuyến khích phát triển chăn nuôi động vật hoang dã thông thường; kết hợp đưa các giống vật nuôi mới có giá trị kinh tế và tỷ trọng hàng hóa cao vào sản xuất ở những nơi có trang trại, đồi rừng; duy trì và khai thác tối đa diện tích mặt nước; bố trí, sắp xếp lại cơ cấu nuôi trồng thủy sản hợp lý, gắn với bảo vệ môi trường. Nhờ vậy, tỷ trọng chăn nuôi của huyện luôn đạt từ 55-60% trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, với tốc độ tăng trưởng bình quân 9%/năm; sản lượng thủy sản đạt 1.500 tấn.

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn mới, cùng với ban hành Nghị quyết chuyên đề để huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, Huyện ủy Tân Yên chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong việc thực hiện các tiêu chí. Với cách làm thiết thực, sáng tạo, phù hợp, đến hết năm 2014, toàn huyện có 2 xã hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới; đến năm 2015, có thêm 2 xã đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới, vượt 2 xã so với mục tiêu Đại hội đề ra; các xã còn lại đều đạt từ 12 tiêu chí trở lên.

Công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản và môi trường được chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả. Tân Yên là huyện đầu tiên trong tỉnh xóa xong lò gạch thủ công, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ năm 2012. Cơ sở hạ tầng từ huyện đến thôn, làng trên địa bàn được đầu tư xây dựng đồng bộ. Các tuyến đường tỉnh lộ, huyện lộ được nâng cấp; hệ thống giao thông nông thôn được đầu tư và từng bước hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đi lại của nhân dân. Tính đến năm 2015, huyện đã hoàn thành 335,6/tổng số 417 km đường giao thông nông thôn, đạt 80,5%.

Các công trình trọng điểm của huyện cơ bản đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng; đặc biệt khu công nghiệp Kim Tràng, Đồng Bài đã hoàn thành quy hoạch chi tiết và đang tiến hành thi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư các dự án trên địa bàn huyện được chú trọng.

Thực hiện hiệu quả một trong những mục tiêu Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2015-2020 của Đảng bộ Tân Yên đề ra đó là: Tập trung xây dựng hạ tầng công

nghiệp để thu hút đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp, dịch vụ theo hướng hiện đại, góp phần vào sự phát triển KT-XH bền vững, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Tân Yên đề ra các giải pháp phù hợp. Cùng với tiếp tục thực hiện XDCB theo kế hoạch đầu tư trung dài hạn 5 năm giai đoạn 2016-2020; tập trung nguồn vốn ưu tiên cho các dự án, công trình trong khu vực đô thị để sớm hoàn thiện cơ sở hạ tầng đô thị theo quy hoạch, thời gian tới, Tân Yên sẽ đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghiệp, nhằm thu hút đầu tư vào khu công nghiệp Đồng Đình.

Những kết quả đạt được của huyện Tân Yên nhiệm kỳ qua đã khẳng định sự thành công trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự nỗ lực, quyết tâm của mọi tầng lớp nhân dân trong huyện. Việc xây dựng và thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó, có giải pháp đầu tư cơ sở hạ tầng công nghiệp thực sự là bước đột phá để Tân Yên có những bước tiến dài hơn, bền vững hơn trong thời gian tới. Tin rằng, với sự đoàn kết, đồng lòng; sự nỗ lực, cố gắng, cùng với việc phát huy cao nhất tính năng động, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành, Tân Yên sẽ có được sự phát triển vượt bậc và đạt được các mục tiêu Đại hội nhiệm kỳ đã đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đất dự án trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)