Công tác xây dựng đội ngũ công chức ngành quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cũng như huyện Tân Yên thời gian qua đã có những chuyển biến quan trọng về nhận thức, quan điểm tư tưởng, được thể hiện trong cơ chế, chính sách, pháp luật từ khâu tuyển dụng, đào tạo và quản lý đã từng bước đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hiện nay.
Về chất lượng, phần lớn đội ngũ cán bộ ngành quản lý đất đai huyện Tân Yên hiện đang công tác đã được rèn luyện, thử thách qua quá trình công tác thực tiễn. Kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực hoạt động thực tiễn từng bước được nâng cao về mọi mặt, góp phần tích cực vào công tác quản lý sử dụng đất dự án thời gian vừa qua.
Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hầu hết đội ngũ này đã được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, tuy nhiên vẫn còn hiện tượng làm việc không đúng bằng cấp. Trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý đất đai hiện nay chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, còn bất cập về nhiều mặt như tri thức và năng lực thực thi nhiệm vụ cũng như khả năng vận dụng khoa học công nghệ hiện đại trong công tác còn rất hạn chế. Số cán bộ được đào tạo mới có đủ trình độ chuyên môn nhưng
lại thiếu kinh nghiệm và ứng xử trong lĩnh vực quản lý đất đai. Chất lượng cán bộ chưa đồng đều, trình độ năng lực thực tế chưa tương xứng với văn bằng. Bên cạnh đó, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của một bộ phận cán bộ còn yếu, phong cách làm việc chậm đổi mới; tinh thần phục vụ nhân dân chưa cao, số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu trước mắt và lâu dài; tình trạng hẫng hụt giữa các thế hệ còn phổ biến. Chính bởi những lý do đó, trong thời gian tới huyện Tân Yên cần thực hiện kịp thời, đồng bộ các giải pháp sau:
Thứ nhất, cần có cơ chế đánh giá năng lực của công chức trong ngành để
xác định nhu cầu đào tạo bồi dưỡng nhằm thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng có hiệu quả, tạo được đội ngũ công chức trong tương lai đáp ứng được yêu cầu mà thực tế của ngành đặt ra, từ đó xác định nội dung, chương trình phương pháp đào tạo, bồi dưỡng phù hợp.
Thứ hai, đổi mới chương trình và phương pháp đào tạo bồi dưỡng công
chức ngành quản lý đất đai. Hiện nay các chương trình đào tạo, bồi dưỡng còn nặng về lý thuyết, giảng dạy còn chung chung, chưa đi sâu vào từng lĩnh vực, nội dung giảng dạy chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế của ngành. Đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng có nghĩa là đổi mới theo hướng chuyên sâu vào các chương trình giảng dạy, đặt ra các tình huống cụ thể diễn ra trong thực tế để học viên tự giải quyết nhằm nâng cao kỹ năng giải quyết công việc, tránh tình trạng học lý thuyết suông, không gắn liền với thực tế, không được thực hành nên cảm thấy nhàm chán. Nội dung chương trình giảng dạy cần cập nhật kiến thức, thông tin trong và ngoài nước, giúp học viên có được cái nhìn thực tế mới mẻ, thực tiễn và có thể áp dụng vào việc thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao. Đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, giảng dạy có vai trò rất lớn trong quá trình truyền thụ kiến thức, kỹ năng cho người đi học.
Thứ ba, cần phải gắn đào tạo, bồi dưỡng với sử dụng cán bộ. Khi sử dụng
đúng người, đúng chuyên môn không những nâng cao được hiệu quả công việc, cá nhân phát huy được năng lực của mình mà còn tạo ra tâm lý tích cực cho quá trình phấn đấu trong công việc. Đó chính là sự trọng dụng kiến thức, kỹ năng có được của công chức.
Thứ tư, để nâng cao năng lực của cán bộ trong ngành còn có các giải pháp
khác như: Khen thưởng, kỷ luật, nhằm tạo động lực để họ phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ; kiểm tra thanh tra thường xuyên trình độ, kỹ năng, xử lý nghiêm minh những hành vi phạm của cán bộ quản lý đất đai .
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN
Thứ nhất, đề tài đã đánh giá tình hình thu hồi đất cho các dự án và thực
trạng sử dụng đất của các dự án trên địa bàn huyện Tân Yên. Đối với việc thu hồi đất Huyện đã thu hồi tổng diện tích 244,95,1 ha, trong đó: Đất xây dựng công trình phục vụ quốc phòng là 5 dự án, diện tích 23,2ha; Đất xây dựng công trình phục vụ an ninh là 03 dự án, diện tích 42,5ha; Đất xây dựng công trình vào mục đích lợi ích công cộng là 50 dự án, diện tích 36,19 ha; Đất xây dựng công trình sử dụng đất vào mục đích dự án đất ở là 86 dự án, diện tích 22,06 ha; Đất xây dựng công trình khu công nghiệp là 50 dự án, diện tích 98,2 ha; Đất sản xuất. kinh doanh của các tổ chức kinh tế. hộ gia đình. cá nhân là 24 dự án, diện tích 22,8ha. Tình hình thu hồi đất cho dự án trên địa bàn huyện Tân Yên thời gian vừa qua đã đạt được kết quả đáng khích lệ (95,9%). Về cơ bản các hộ dân đánh giá việc thu hồi được thực hiện theo đúng trình tự quy định, hợp lý và đảm bảo tính minh bạch.
Về sử dụng đất dự án, kết quả thực hiện đến năm 2015 là 244,95 ha, đạt 83,1% so với kế hoạch đã đề ra, các loại đất cơ bản đạt chỉ tiêu theo kế hoạch. Tuy nhiên, một điều đáng lo ngại đó là tình hình sử dụng đất khu công nghiệp thấp, năm 2015 là 98,2 ha, chỉ đạt 72,76 % chỉ tiêu kế hoạch. Diện tích đất khu công nghiệp không đạt so với chỉ tiêu do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, một số nhà đầu tư trong và ngoài nước rút vốn hoặc giảm tiến độ đầu tư nên một số khu công nghiệp chưa được hình thành như dự kiến.
Thứ hai, đề tài đã đánh giá công tác quản lý đất dự án của huyện. Công tác
lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện Tân Yên những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể. Nội dung phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp với tình hình địa phương; mang tính thực tiễn và khả thi cao. Tuy nhiên, kế hoạch sử dụng đất của nhiều địa phương còn đơn giản, bị thay đổi nhiều trong quá trình thực hiện. Thực tế hiện nay một số cơ quan, tổ chức sử dụng đất quá nhiều, gây lãng phí đất đai cần thiết phải rà soát điều chỉnh định hướng sử dụng đất của ngành mình nhằm khai thác tối đa hiệu quả quỹ đất.
Các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên thời gian qua đã huy động được lượng vốn đầu tư lớn của các thành phần kinh tế trong và ngoài huyện phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt, khu công nghiệp đã
có đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng ngành sản xuất công nghiệp của huyện; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bên cạnh những kết quả tích cực, quá trình phát triển khu công nghiệp cũng không tránh khỏi một số hạn chế như hạn chế, vướng mắc về chất lượng quy hoạch, chất lượng đầu tư, hiệu quả sử dụng đất, huy động nguồn lực đầu tư phát triển. Bên cạnh đó là vấn đề ô nhiễm môi trường; thu nhập, đời sống, nhà ở của người lao động...
Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đất dự án bao gồm: Chủ trương chính sách quy định của Nhà nước, Chủ trương, chính sách, quy định của Nhà nước; Năng lực của cán bộ quản lý và hiểu biết của người dân; Năng lực thực hiện dự án của các doanh nghiệp; Huy động nguồn lực, sự tham gia của các bên liên quan.
Thứ ba, đề tài đã đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực
quản lý đất của các dự án trên địa bàn huyện. Các nhóm giải pháp bao gồm: Nhóm giải pháp liên quan đế quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Nhóm giải pháp về giải phóng mặt bằng bàn giao đất cho các dự án; Nhóm giải pháp xây dựng hạ tầng Cụm công nghiệp; Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cán bộ.
5.2. KIẾN NGHỊ
5.2.1. Kiến nghị với tỉnh
Tăng cường các biện pháp quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh. Điều chỉnh các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư với mức bồi thường sát với thực tế để đảm bảo tốt nhất đời sống cho nhân dân.
Có chính sách kêu gọi đầu tư trên địa bàn toàn tỉnh. Tạo cơ chế thông thoáng để thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư.
5.2.2. Kiến nghị với huyện
Thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai đúng quy định, công khai, minh bạch.
Tích cực tuyên truyền vận động người dân giao đất để xây dựng các dự án trên địa bàn huyện.
Thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân trên địa bàn huyện linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương nhưng cũng đảm bảo đúng quy định pháp luật Nhà nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đình Bồng (2014). Mô hình quản lý đất đai hiện đại ở một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009). Kết quả nghiên cứu, khảo sát về chính sách đất đai tại Trung Quốc.
3. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang (2015). Số liệu thống kê đất đai năm 2015 và các số liệu khác liên quan đến quản lý và sử dụng đất các năm.
4. Chính phủ Nghị định 52/1999/NĐ-CP quy định quy chế đầu tư và xây dựng cơ bản. 5. Hội đồng Bộ trưởng Chỉ thị 364/CT ngày 06/11/1991 về giải quyết tranh chấp đất
đại liên quan đến địa giới hành chính.
6. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1992). Luật Đất đai năm 1992, NXb Chính trị Quốc gia.
7. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2003). Luật Đất đai năm 2003, NXb Chính trị Quốc gia.
8. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2013). Luật Đất đai năm 2013, NXb Chính trị Quốc gia.
9. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2005). Bộ luật dân sự, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2014). Luật Đầu tư 67/2014/QH13. 11. Lưu Quốc Thái (2006). Pháp luật đất đai và vấn đề đầu tư nước ngoài vào thị trường
bất động sản ở Trung Quốc, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, (8/2006), , Hà Nội. 12. Lưu Quốc Thái (2007). Quá trình Thị trường hóa đất đai ở Trung Quốc - một số
đánh giá và bài học kinh nghiệm, Tạp chí Khoa học pháp luật số 2(29), Thành phố Hồ Chí Minh.
13. Hồ Thị Lam Trà và Nguyễn Văn Quân (2006). Giáo trình định giá đất, NXb Nông nghiệp. 14. Tìm hiểu những quy định mới về đất đai (2004), NXB Lao động, Hà Nội.
15. UBND huyện Tân Yên (2014). Báo cáo cải cách hành chính huyện Tân Yên năm 2014. 16. UBND huyện Tân Yên (2014). Số liệu thống kê năm 2014.
17. UBND huyện Tân Yên. Báo cáo kiểm kê đất đai 2014.
18. UBND huyện Tân Yên. Báo cáo kinh tế, xã hội năm 2014, nhiệm vụ năm 2015. 19. UBND huyện Tân Yên. Báo cáo thống kê đất đai 2014.
PHỤ LỤC Phụ lục 1. Các văn bản pháp quy
Luật đất đai năm 2013, có hiệu lực từ ngày 01/7/2014 Luật thuế thu nhập cá nhân, có hiệu lực từ ngày 01/9/2009.
Luật sửa đổi, bổ sung điều 126 của Luật nhà ở và điều 121 của Luật đất đai, có hiệu lực từ ngày 01/9/2009.
- Một số Nghị định của Chính phủ
Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.
Nghị định 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
Nghị định 13/2006/NĐ-CP về việc xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của các tổ chức Nhà nước giao không thu tiền sử dung đất.
Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch đảm bảo.
Nghị định 44/2008/NĐ-CP ngày 09/4/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.
Nghị định 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân.
Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Nghị định 120/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.
bổ sung một số điều của Nghị định 142/2005/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
Nghị định 38/2011/NĐ-CP ngày 26/5/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính của Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004, Nghị định 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004, Nghị định 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005.
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai
Nghị định số 44/2014/NĐ-CP, ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất
Nghị định số 45/2014/NĐ-CP, ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất
Nghị định số 46/2014/NĐ-CP, ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
Nghị định số 47/2014/NĐ-CP, ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường. hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- Một số Thông tư hướng dẫn
Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT/BTP-BTNMT ngày 16/6/2005 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn việc đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Thông tư số 66/2008/TT-BTC ngày 21/7/2008 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung thông tư 104//2000/TT-BTC ngày 23/10/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 19/2000/ND-CP ngày 08/6/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất.
Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân.
Thông tư số 161/2009/TT-BTC ngày 12/8/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân đối với một số trường hợp chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận quà tặng là bất động sản.