Điều kiện hạ tầng kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đất dự án trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 33 - 35)

3.1.2.1. Giao thông

Hệ thống giao thông đường bộ của huyện có tổng chiều dài khoảng 1.206 km, gồm 5 tuyến đường tỉnh lộ với tổng chiều dài 70 km, 6 tuyến đường huyện lộ tổng chiều dài 48 km còn lại là đường xã và giao thông nông thôn.

3.1.2.2. Thuỷ lợi

Trên địa bàn huyện có hệ thống kênh thuỷ nông sông Cầu có khả năng tưới ổn định cho diện tích 6.000ha đất canh tác. Tuyến kênh Chính dài 26 km, kênh 5 dài 19 km có khả năng tưới cho diện tích 3.000 ha. Ngoài ra còn có các trạm bơm điện đặt ở các sông ngòi trên địa bàn huyện và 78 hồ đập lớn nhỏ phục vụ tưới và điều hoà lũ trên địa bàn.

3.1.2.3. Hệ thống cung cấp điện

Hệ thống lưới điện trên địa bàn huyện được quan tâm đầu tư 100% các xã, thị trấn có điện lưới quốc gia.

3.1.2.4. Đặc điểm kinh tế

Trong giai đoạn 2010 - 2015 kinh tế của huyện liên tục tăng trưởng với tốc độ khá, giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 25,8%, trong đó ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 15,2%, công nghiệp- xây dựng tăng 50,9%, dịch vụ tăng 30,8%, sản phẩm hàng hoá ngày càng phong phú. Giá trị sản xuất bình quân/người năm 2010 đạt 16,9 triệu đồng. Trong cơ cấu kinh tế, giá trị sản xuất ngành công nghiệp- xây dựng tăng nhanh (chiếm 36,1%), ngành nông, lâm nghiệp giảm dần (chiếm 43,9%), dịch vụ chiếm 20%.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn do các nguyên nhân khách quan song dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Uỷ ban nhân dân huyện Tân Yên cùng với lợi thế về tiềm năng thiên nhiên, nguồn lực con người, nền kinh tế của huyện đã dần phát triển ổn định. Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế và trong từng ngành đã góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện, cải thiện đời sống nhân dân và giữ vững chính trị, quốc phòng an ninh. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.580 tỷ đồng. Hiện nay trên địa bàn huyện đã có 97 doanh nghiệp được chấp thuận đầu tư dự án, trong đó có 13 doanh nghiệp công nghiệp thu hút hơn 12.000 lao động, thu thuế cho địa phương hàng chục tỷ đồng mỗi năm.

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu về phát triển kinh tế xã hội huyện Tân Yên từ năm 2011 đến năm 2015

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015

1. Tổng giá trị sản xuất Tỷ đồng 706,6 833 748 916,8 1.055,1

- Công nghiệp -TTCN- XDCB Tỷ đồng 96,9 175 199 292,3 318,9 - Nông, lâm, thủy sản Tỷ đồng 493,3 513 424 445,3 524,4 - Dịch vụ Tỷ đồng 116,4 145 125 179,2 211,8

2. Cơ cấu

- Công nghiệp -TTCN- XDCB % 14,8 23,6 28,2 31,7 36,1 - Nông, lâm, thuỷ sản % 68,4 58 54,8 49,1 43,9

- Dịch vụ % 16,8 18,4 17 19,2 20

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tân Yên (2015)

3.1.2.5. Nguồn nhân lực: Nguồn lao động của huyện khá dồi dào, toàn huyện hiện

có 5 cơ sở dạy nghề, trong 5 năm qua đã tạo việc làm mới cho 14.467 lao động (đạt 121% mục tiêu); xuất khẩu lao động 2.900 người (đạt 145% mục tiêu); đào tạo nghề cho 8.207 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo 32%.

3.1.2.6.Giáo dục, y tế, văn hoá và bảo vệ môi trường: Toàn huyện có 78 trường

học các cấp và 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên. Hiện có 32.900 học sinh ở tất cả các bậc học. Huyện đã đạt chuẩn về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi năm 2000, phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2003; có 18 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia.

Về y tế huyện có trung bình 4 bác sỹ/vạn dân; 100% trạm y tế cấp xã có bác sỹ; 100% các thôn, khu phố có cán bộ y tế; 5/24 xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế xã.

3.1.2.7. Mục tiêu kinh tế- xã hội đến năm 2016: Tiếp tục đẩy mạnh phát triển

kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp hàng hoá; đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển CN-TTCN, dịch vụ và ngành nghề nông thôn. Huy động mạnh mẽ các nguồn lực, tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn, xây dựng và nhân rộng mô hình nông thôn mới. Thường xuyên quan tâm lãnh

đạo, tạo sự chuyển biến mới trên lĩnh vực giáo dục- đào tạo, y tế, văn hoá, xã hội...; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; giải quyết tốt các vấn đề về lao động, việc làm, xoá đói, giảm nghèo; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Xây dựng các cấp uỷ, tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân; nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành, phối hợp tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị đề ra. Một số mục tiêu chủ yếu như sau: Giá trị sản xuất tăng trưởng bình quân hàng năm 17-19%; cơ cấu kinh tế đến năm 2015, nông lâm nghệp thuỷ sản 33%, công nghiệp- xây dựng 43%, dịch vụ 24%; giá trị sản xuất bình quân đầu người 39 triệu đồng/năm; giáo dục, trường chuẩn quốc gia 80%, phòng học kiên cố và bán kiên cố 100%; tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới còn dưới 8,5%; tỷ lệ hộ được công nhận danh hiệu “gia đình văn hoá” đạt trên 80%, tỷ lệ thôn làng khu phố đạt tiêu chuẩn văn hoá trên 65%; tạo việc làm mới cho trên 3.000 lao động/năm; phấn đấu 70% trở lên cơ sở Đảng đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh; có 45- 50% xã đạt nông thôn mới theo tiêu chí của Chính phủ...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đất dự án trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)