Thu hồi đất, giải phóng mặt bằng bàn giao đất cho các dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đất dự án trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 59 - 69)

4.2.2.1. Trình tự, thủ tục thu hồi đất, lập phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.

Trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường GPMB có nhiều thay đổi do chính sách pháp luật điều chỉnh. Tuy nhiên những nét cơ bản của trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường GPMB được thực hiện tại huyện như sau:

Bước 1, Khảo sát thực tế, lập dự án đầu tư từ đó lập kế hoạch thu hồi đất

(giao cho Trung tâm phát triển Quỹ đất và Cụm cong nghiệp các huyện, thành

phố - đơn vị được UBND cấp huyện giao đại diện chủ đầu tư) tham mưu cho

UBND huyện Thông báo thu hồi đất.

Bước 2, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện thành lập Hội đồng bồi thường

GPMB, hỗ trợ và tái định cư hoặc giao cho Trung tâm phát triển Qũy đất và Cụm công nghiệp huyện để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Bước 3, Trung tâm phát triển Quỹ đất và Cụm công nghiệp phối hợp UBND

xã, thị trấn (địa phương có đất thu hồi) niêm yết, phổ biến thông báo thu hồi đất khảo sát, đo đạc, kiểm kê hiện trạng đến người sử dụng đất trong khu vực dự án xác định diện tích đất để lập dự án đầu tư;

Bước 4, Trung tâm phát triển Quỹ đất và Cụm công nghiệp tiến tiến hành

lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (nếu có).

Bước 5, Lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:

+ Niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và tại các điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi để người bị thu hồi đất và những người có liên quan tham gia ý kiến;

+ Việc niêm yết phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, đại diện những người có đất bị thu hồi;

+ Thời gian niêm yết và tiếp nhận ý kiến đóng góp ít nhất là 20 ngày, kể từ ngày đưa ra niêm yết.

Bước 6, Trung tâm phát triển Qũy đất hoàn chỉnh phương án bồi thường,

và Môi trường huyện thẩm định và trình UBND huyện ban hành Quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng đất; Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được thẩm định theo quy định.

Lập phương án chi tiết đền bù, hỗ trợ, tái định cư

Xem xét xử lý ý kiến đóng góp của nhân dân. Hoàn thiện

hồ sơ

Ban hành Quyết định bồi thường, hỗ trợ, TĐC đồng thời ban hành QĐ thu hồi đất

Trung tâm phát triển

Qũy đất

Thông báo niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, lấy ý kiến đóng

góp của nhân dân

Phòng TN&MT

huyện

UBND huyện Tân Yên

Sơ đồ 4.2. Quy trình GPMB các dự án trên địa bàn huyện Tân Yên

Trung tâm phát triển Quỹ đất - đơn vị được giao nhiệm vụ GPMB tham mưu cho huyện khỏa sát, lập dự án. Trình Thông báo thu hồi đất qua phòng TNMT thâm định

4.2.2.2. Kết quả thu hồi đất

Trong những năm qua huyện Tân Yên đã quan tâm chỉ đạo công tác thu hồi đất để phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện và tăng thu ngân Kết quả thu hồi đất phản ánh tại Bảng 4.9 dưới đây:

Bảng 4.9. Tổng hợp kết quả thu hồi đất theo năm (thẩm quyền huyện) TT Loại đất thu hồi

2012-2013 2014- 2015 Tổng số hộ Tổng diện tích (ha) Số hộ Diện tích (ha) Số hộ Diện tích (ha) 1 Đất trồng lúa và cây hàng năm 1.138 96,68 966 87,7 2.104 184,38 2 Đất trồng cây lâu năm 90 7,15 70 5,03 160 12,18 3 Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 139 11 98 8,01 237 19,01 4 Đất lâm nghiệp (trồng rừng sản xuất) 55 4.68 45 3,2 100 7,88 5 Đất ở 18 0.75 19 0,75 37 1,5 Tổng cộng: 1.440 120,26 1.198 104,69 2.638 224,95

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tân Yên (2015)

Qua Bảng 4.9 cho thấy diện tích đất thu hồi trong giai đoạn này khá lớn. UBND huyện đã quan tâm chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ này. Hàng năm huyện đều giao chỉ tiêu kế hoạch nhà nước về phát triển kinh tế xã hội cho các xã, thị trấn trong đó có nội dung giao chỉ tiêu về thu hồi đất. Phần lớn diện tích đất thu hồi được chuyển mục đích sử dụng sang đất dân cư để giao đất có thu tiền sử dụng đất. Thông qua giao đất dân cư đã đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách địa phương. UBND huyện có chính sách dành phần lớn số thu từ đất đai cho các xã, thị trấn nơi có đất để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nên đã kích thích chính quyền địa phương vào cuộc trong thực hiện công tác thu hồi đất.

Tuy nhiên chúng ta cũng thấy diện tích đất thu hồi qua các năm có sự diễn biến, số thu giai đoạn sau thấp hơn giai đoạn trước cả về diện tích và số hộ bị thu hồi, cụ thể: giai đoạn 2012- 2013 diện tích thu hồi 120,26ha, số hộ thu hồi 1.440 hộ, giai đoạn 2014- 2015 diện tích thu hồi 104,69ha, số hộ thu hồi 1.198 hộ.

Tình trạng đơn thư, khiếu nại, tố cáo, đề nghị có liên quan đến công tác thu hồi đất, bồi thường GPMB ngày càng tăng và phức tạp. Theo số liệu của Phòng

TN và MT huyện số đơn thư trong 4 năm có liên quan đến lĩnh vực này là 58 đơn, 120 ý kiến đề nghị, phản ánh trong đó có 18 vụ việc có đơn đề nghị đông người (giai đoạn 2012- 2013 có 25 đơn thư khiếu nại, tố cáo, 48 ý kiến đề nghị phản ánh, 07 vụ việc đơn đề nghị đông người; giai đoạn 2014- 2015 có 33 đơn thư khiếu nại, tố cáo, 72 ý kiến đề nghị phản ánh, 11 vụ việc có đơn đề nghị đông người).

25 48 7 33 72 11 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Giai đoạn 2012-2013 Giai đoạn 2014-2015

Đơn thư khiếu nại, tố cáo Ý kiến đề nghị phản ánh Vụ việc có đơn đề nghị đông người

Nguồn: Thanh tra huyện (2015)

Hình 4.1. Tình hình đơn thư khiếu nại, tố cáo, và vụ việc có liên quan đến thu hồi đất, bồi thương GPMB

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên được xác định là do:

- Chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng thường xuyên thay đổi, năm sau cao hơn năm trước, nên một bộ phận người dân trông chờ chính sách ngày càng có lợi.

- Việc nhà đầu tư nhận chuyển nhượng đất để thực hiện dự án đã gây xáo trộn về giá giữa đơn giá nhà nước bồi thường với giá người dân chuyển nhượng đất. Giá nhà nước bồi thường khi thu hồi đất thấp hơn giá giao dịch trên thị trường. Nên người sử dụng đất so bì và không thực hiện việc trả lại ruộng đất gây khó khăn trong công tác thu hồi đất.

- Việc thu hồi đất phải thực hiện theo quy hoạch sử dụng đất và thường tập trung ở một số vị trí nhất định nên dẫn đến nhiều hộ dân đã bị thu hồi đất nhiều

lần và hết quỹ đất sản xuất. Quá trình thực hiện bồi thường, GPMB chủ yếu chi trả bằng tiền nên hộ có nhu cầu đất sản xuất không muốn trả đất.

4.2.2.3. Về quản lý quỹ đất đã thu hồi

Huyện Tân Yên được tỉnh thành lập Tổ chức phát triển quỹ đất để thực hiện nhiệm vụ thu hồi đất và quản lý quỹ đất đã thu hồi. Việc thu hồi đất thực hiện dự án do Trung tâm phát triển Quỹ đất phối hợp với UBND cấp xã, thị trấn thực hiện (Ngoài ra những dự án đặc thù huyện có thể giao cho Tổ công tác của Hội đồng GPMB huyện thực hiện). UBND huyện thành lập các Hội đồng bồi thường GPMB và Tổ công tác giúp việc Hội đồng đối với từng dự án cụ thể. Hội đồng bồi thường GPMB có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra các phương án bồi thường, hỗ trợ người có đất thu hồi do Trung tâm phát triển Quỹ đất và Cụm công nghiệp huyện hoặc Tổ ông tác lập lập, tham mưu cho UBND huyện phê duyệt phương án và thực hiện chi trả theo phương án được duyệt. Tổ chức phát triển quỹ đất đảm nhiệm nhiệm vụ quản lý quỹ đất đã thu hồi, sau khi xây dựng hạ tầng được duyệt bàn giao lại cho địa phương (xã, thị trấn - đơn vị thu hưởng) nơi có đất trực tiếp quản lý.

4.2.2.4. Kết quả bồi thường, GPMB khi Nhà nước thu hồi đất

Kết quả bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Bảng 4.10 Tổng hợp kết quả bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

TT Loại đất thu hồi

BT bằng tiền (tỷ đồng)

Trong đó: BT bằng giao đất ở BT bằng giao đất KDDV 2012- 2013 2014-2015 Số lô (mDT 2) Số lô (mDT 2) 1 Đất trồng lúa nước và cây hàng năm 276,6 145,0 131,6 25 2.600,0 4 320,0 2 Đất trồng cây LN 7,3 4,3 3,0 3 Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 9,5 5,5 4,0 4 Đất lâm nghiệp 1,2 0,7 0,5 5 Đất ở 15 7,5 7,5 6 1.200,0 Tổng cộng: 309,6 163,0 146,6 31 - 4.0 -

Bảng tổng hợp trên cho thấy trong những năm qua huyện đã bồi thường cho các hộ có đất thu hồi 309,565 tỷ đồng; bồi thường bằng giao đất ở 31 lô diện tích 3.800 m2; bồi thường bằng giao đất kinh doanh dịch vụ 4 lô, diện tích 320 m2. Việc bồi thường chủ yếu do thu hồi đất nông nghiệp, các nhóm đất khác được bồi thường không đáng kể.

Về chính sách bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi rất khác nhau tuỳ thuộc vào từng loại đất thu hồi và các loại hình dự án. Qua kết quả thu hồi đất ở trên ta thấy những năm qua huyện chủ yếu thu hồi đất sản xuất nông nghiệp. Đây cũng là nhóm đất nhạy cảm có tác động ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ nhất đối với đời sống của nông hộ, do đó chúng tôi tập trung nghiên cứu sâu về các chính sách bồi thường, hỗ trợ người dân có đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi.

Nghiên cứu công tác bồi thường GPMB đối với đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Tân Yên thấy ở huyện thực hiện dưới 2 loại hình. Loại hình Nhà nước thực hiện thu hồi đất, bồi thường GPMB gồm: dự án xây dựng các công trình phúc lợi công cộng (đường giao thông, công trình thuỷ lợi, xây dựng trụ sở cơ quan hành chính nhà nước...), dự án khu dân cư, các dự án đầu tư phát triển kinh tế có 100% vốn nước ngoài; loại hình các nhà đầu tư thực hiện GPMB thông qua hình thức nhận chuyển nhượng QSD đất của hộ để thực hiện dự án gồm: dự án xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân hoặc của tổ chức có vốn trong nước, cụ thể:

Bảng 4.11. Tình hình thu hồi đất dự án do Nhà nước thu hồi và dự án do Chủ đầu tư nhận chuyển nhượng từ hộ gia đình, cá nhân

Dự án thu hồi

Dự án đã xây dựng xong,

đã bàn giao, hoạt động Dự án đang triển khai xây dựng Tổng cộng Số dự án Tổng diện tích (ha) Số hộ bị thu hồi Số dự án Tổng diện tích Số hộ bị thu hồi Số dự án Tổng diện tích Dự án do nhà nước thu hồi, bồi

thường 138 100,75 822 6 23,2 126 144 123,95 Dự án do chủ đầu tư nhận chuyển nhượng QSD đất 71 117,8 432 5 3,2 60 76 121 Tổng cộng: 209 218,55 1254 11 26,4 186 220 244,95

Trong những năm qua số dự án thực hiện đầu tư trên địa bàn huyện có sử dụng đất sản xuất nông nghiệp là 220 dự án, trong đó: dự án Nhà nước thực hiện bồi thường, GPMB là 144 dự án; dự án nhà đầu tư GPMB thông qua hình thức nhận chuyển nhượng QSD đất của hộ là 76 dự án.

Qua nghiên cứu chính sách bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất thấy chính sách quy định về đơn giá bồi thường, các loại hỗ trợ thay đổi rất lớn theo hướng tăng giá trị bồi thường cho người có đất thu hồi. Do vậy người có đất thu hồi năm sau được hưởng cao hơn năm trước. Điều này lại tỷ lệ nghịch với kết quả thu hồi đất của huyện.

4.2.2.5. Về giá đất nông nghiệp

Giá đất sản xuất nông nghiệp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng của hộ để thực hiện các dự án, chúng tôi tiến hành điều tra 10 dự án. Các dự án được lựa chọn điều tra theo năm thực hiện khác nhau và theo khu vực có tính đại diện cho vùng. Kết quả điều tra được tổng hợp tại biểu dưới đây:

Bảng 4.12. Tổng hợp giá đất nông nghiệp, dự án nhận chuyển nhượng của hộ TT Tên dự án Địa điểm thự hiện dự án

Quy mô dự án (m2) Năm thực hiện Giá nhận chuyển nhượng (đ/360m2)

1 XD cơ sở chế biến nông- lâm sản An Dương Xã An Dương 1.720 2012 58.550.000 2 XD trang trại tổng hợp Xã Việt Lập 25.571 2012 57.800.000 3 XD cửa hàng xăng dầu Xã Lam Cốt 600 2012 62.620.000 4 XD cửa hàng xăng dầu Xã Cao Thượng 800 2012 65.560.000 5 XD cơ sở thu mua phế liệu Ngọc Vân 2.110 2013 71.860.000 6 XD khu thu mua nông sản Phúc Sơn 680 2013 75.220.000 7 XD cơ sở kinh doanh, dịch vụ tổng hợp TT Cao Thượng 5.075 2013 85.750.000

8 XD cơ sở kinh doanh, dịch vụ tổng hợp TT Nhã Nam 920 2013 78.800.000 9 XD xưởng chế biến gỗ và kinh doanh đồ mộc Phúc Sơn 383 2014 62.720.000 10 XD trang trại tổng hợp Tân Trung 1.728,50 2014 53.450.000 Nguồn: Tổng hợp điều tra của tác giả (2015)

Qua bảng tổng hợp trên ta thấy thực trạng giá đất mà các nhà đầu tư nhận chuyển nhượng để thực hiện dự án rất khác nhau, năm sau cao hơn năm trước. Thậm trí trong cùng năm các dự án khác nhau cũng có giá nhận chuyển nhượng khác nhau. Các dự án có quy mô diện tích nhỏ và sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp như xây dựng cửa hàng xăng dầu, xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ thì giá đất nhận chuyển nhượng thường cao hơn các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp và có sử dụng diện tích lớn. Do vị trí của những thửa đất này thường nằm bám các trục đường tỉnh lộ hoặc huyện lộ. Những vị trí có giao thông thuận lợi, giá trị sản xuất nông nghiệp không cao, thậm chí còn thấp hơn những vùng canh tác đất nông nghiệp khác nhưng lại có khả năng phát triển kinh doanh tốt. Nắm được lợi thế này mà các hộ có đất nông nghiệp thuộc vùng quy hoạch các dự án kinh doanh - dịch vụ đưa ra mức giá chuyển nhượng rất cao đối với chủ doanh nghiệp.

So sánh giá đất nông nghiệp nhận chuyển nhượng của nhà đầu tư với đơn giá đất do UBND tỉnh quy định hàng năm và mức bồi thường khi thu hồi đất thấy có sự chênh lệch lớn.

So sánh giá đất nông nghiệp nhận chuyển nhượng của nhà đầu tư với đơn giá đất do UBND tỉnh quy định hàng năm và mức bồi thường khi thu hồi đất thấy có sự chênh lệch lớn. Năm 2012 tổng giá trị bồi thường theo quy định là 40.500.000đ/sào =360m2, giá đất mà Cơ sở chế biến nông- lâm sản An Dương mua của hộ dân là 58.550.000đ/sào = 360m2. Năm 2013 giá trị bồi thường theo quy định của tỉnh là 54.900.000đ/sào, giá đất nhà đầu tư là Cơ sở chế biến gỗ và kinh doanh đồ mộc tại xã Phúc Sơn mua của hộ dân là 62.720.000đ/sào. Và trong tất cả các năm giá đất nông nghiệp nhà đầu tư mua của hộ dân đều cao hơn xấp xỷ 1,4 lần so với giá trị bồi thường của nhà nước quy định khi thu hồi đất.

Đánh giá về công tác bồi thường, GPMB của cán bộ quản lý, người dân và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đất dự án trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 59 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)