Kinh nghiệm quản lý đầu tư các dự án giao thông nông thôn ở một số địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư dự án giao thông nông thôn của huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 41 - 44)

địa phương

2.2.2.1. Kinh nghiệm của Thái Bình

Để phát triển các dự án giao thông nông thôn trên địa bàn, tỉnh Thái Bình đã tích cực quan tâm, chú trọng đến công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh. Tỉnh Thái Bình đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải của tỉnh đến năm 2020 định hướng đến năm 2030. Hệ thống giao thông nông thôn được tăng cường đầu tư nâng cấp bằng nguồn vốn của địa phương. Cùng với việc khai thác các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước UBND tỉnh cũng tăng cường xã hội hóa hình thức đầu tư nâng cấp

các công trình giao thông trên địa bàn bằng nhiều hình thức khác nhau. Bên cạnh đó, Tỉnh Thái Bình cũng ban hành cơ chế hỗ trợ xi măng đối với các công trình giao thông nông thôn, ngân sách tỉnh hỗ trợ bằng xi măng đáp ứng từ 20-30% tổng mức đầu tư, còn lại huy động vốn đóng góp của dân, các địa phương cơ sở, giao cho cộng đồng tự tổ chức thực hiện, không phải lập Báo cáo - kinh tế kỹ thuật, người dân được tham gia, tự quản lý xây dựng công trình nên tạo được sự đồng thuận cao, huy động được nguồn lực rất lớn.

Tại các huyện của tỉnh Thái Bình dù các nguồn vốn ngân sách đầu tư còn hạn hẹp nhưng chương trình đầu tư dự án giao thông nông thôn luôn được quan tâm và ưu tiên thực hiện. Nhận thức được tầm quan trọng của dự án giao thông nông thôn đối với sự phát triển kinh tế của địa phương, các địa phương của tỉnh Thái Bình đã tập trung tuyên truyền vận động để nâng cao nhận thức trong nhân dân về tầm quan trọng của các dự án giao thông nông thôn, nội dung, cách thức tổ chức thực hiện các dự án giao thông nông thôn; Đồng thời, tập trung chỉ đạo sát sao, liên tục, đồng bộ và huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị từ huyện đến xã và đến tận thôn, bản.

Với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, đến nay toàn tỉnh Thái Bình đã có hàng nghìn kilomet đường giao thông nông thôn được bê tông hóa, đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định, đáp ứng nhu cầu dân sinh và sản xuất (Tác giả nghiên cứu, tổng hợp).

2.2.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Nam Định

Ngay khi bước vào kế hoạch thực hiện xây dựng đường GTNT, chính quyền và người dân địa phương tại khắp các huyện của tỉnh Nam Định đều nỗ lực, chung sức tạo nên một khí thế sôi nổi. Huy động mọi nguồn lực để thực hiện với những giải pháp cụ thể cho từng giai đoạn. Tất cả các địa phương đều hưởng ứng phát động phong trào, vận động hiến đất, ngày công, vật liệu….

Trước khi xây dựng mỗi tuyến đường, nhân dân đều họp bàn, dự trù kinh phí, mức đóng góp của từng hộ để làm đường theo tiêu chuẩn đường nông thôn mới. Mỗi gia đình đóng góp từ 4 đến 6 triệu đồng để làm đường, những hộ có điều kiện kinh tế thì ủng hộ thêm. Trong quá trình thi công, nhân dân cử người đại diện giám sát công trình theo quy hoạch của xã và đảm bảo chất lượng.

Về phát triển giao thông nông thôn: Thực hiện cứng hóa đường giao thông nông thôn với phương trâm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, gắn việc thực

hiện dồn điền, đổi thửa với việc vận động nhân dân hiến đất, đóng góp kinh phí làm đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng. Kết quả người dân đã góp hàng nghìn hecta đất để làm đường giao thông; Thực hiện việc giải phóng mặt bằng làm đường giao thông theo kiểu nông thôn mới, vận động nhân dân hiến đất để tiết kiệm kinh phí, tăng nguồn lực làm đường giao thông; Trao vai trò cho cộng đồng dân cư tự tổ chức thực hiện công trình đường giao thông và quản lý, duy tu bảo dưỡng công trình, làm đẹp cảnh quan đường giao thông.

Bên cạnh đó, các địa phương trên địa bàn tỉnh luôn thực hiện tốt công tác quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra giám sát” tích cực huy động mọi nguồn lực, trong đó lấy nguồn lực từ dân là chính để xây dựng hạ tầng cơ sở, nêu cao tính tiên phong gương mẫu của cán bộ để mọi người làm theo. Do đó, khi nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh rất khiêm tốn thì nhiều cá nhân, tổ chức đã đóng góp từ vài chục đến vài trăm triệu để xây dựng đường giao thông nông thôn (Tác giả nghiên cứu, tổng hợp).

2.2.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh

Là một trong những địa phương có kinh tế phát triển, tinh Bắc Ninh luôn tạp trung cao trong công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước nhất là quản lý nguồn vốn đầu tư. Các cấp, ngành tích cực huy động nhiều nguồn lực đầu tư, tiếp tục quan tâm phân bổ nguồn vốn trong công tác đầu tư xây dựng dự án giao thông nông thôn, đặc biệt là việc thanh toán cho các dự án được phê duyệt quyết toán, góp phần làm giảm nợ đọng xây dựng cơ bản theo chỉ đạo của Trung ương. Để đảm bảo tiến độ triển khai đối với các dự án cấp bách và có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tỉnh Bắc Ninh thực hiện điều chuyển nguồn vốn đối với các dự án không có khả năng giải ngân sang các dự án đủ điều kiện giải ngân để nâng cao tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư công.

Trong công tác quản lý chất lượng các dự án giao thông nông thôn, tỉnh Bắc Ninh yêu cầu và đòi hỏi các chủ thể quản lý từ người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công, các cơ quan chức năng và mọi tổ chức liên quan đều phải nâng cao vai trò trách nhiệm quản lý và tổ chức thực hiện sao cho công trình được đảm bảo chất lượng và luôn phấn đấu chất lượng tốt nhất.

Bước sang giai đoạn phát triển mới của tỉnh, quy mô và tốc độ đầu tư các dự án giao thôn nông thôn ở Bắc Ninh sẽ cao hơn rất nhiều so với thời gian qua,

đòi hỏi công tác quản lý đầu tư phải được nâng cao mọi mặt nhằm vượt qua được những thách thức lớn đang đặt ra (Tác giả nghiên cứu, tổng hợp).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư dự án giao thông nông thôn của huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)