Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư dự án giao thông nông thôn của huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 46 - 50)

3.1.2.1. Về kinh tế

Đến hết năm 2016, kết quả thực hiện một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Yên Dũng, cụ thể như sau:

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất 15,09%;

- Cơ cấu giá trị sản xuất: Ngành Nông – Lâm nghiệp – Thủy sản – chiếm 38,4%, ngành công nghiệp – TTCN xây dựng chiếm 47,4%, ngành thương mại dịch vụ chiếm 14,2%;

- Giá trị sản xuất trên 01ha đất canh tác đạt 103,5 triệu; - Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 87.300 tấn;

- Tạo việc làm mới cho 3.071 lao động, đào tạo nghề cho 2.860 lao động. - Tỷ lệ kiên cố phòng học 82,2%, tỷ lệ trường chuẩn đạt 86,4%;

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 8,17%;

- Tỷ lệ dân số sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 93,5%, tỷ lệ nước sạch đô thị đạt 73% (Chi cục thống kê huyện Yên Dũng).

Bảng 3.1. Tốc độ phát triển các ngành kinh tế của huyện Yên Dũng

Danh mục Năm 2015 Năm 2016 Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ (%)

Giá trị sản xuất nông nghiệp 982.961 40,1% 1.025.491 34,9% Giá trị sản xuất lâm nghiệp 4.800 0,2% 6.095 0,2% Giá trị sản xuất thủy sản 83.581 3,4% 96.448 3,3% Giá trị sản xuất công nghiệp 1.050.265 42,9% 1.395.865 47,4% Giá trị sản xuất dịch vụ, thương mại 328.695 13,4% 418.459 14,2%

Tổng 2.450.302 100,0% 2.942.358 100,0% Nguồn: Chi cục thống kê huyện Yên Dũng (2016) 3.1.2.2 Về văn hóa – xã hội

a) Tình hình về dân số và lao động

Theo số liệu thống kê, dân số của huyện Yên Dũng đến năm 2016 là 132.395 người, mật độ dân số khoảng 690 người/km2. Dân số tập trung đông ở các xã gần trục đường giao thông chính như thị trấn Tân Dân (1.234 người/km2), xã Hương Gián (1.071người/km2), thị trấn Neo (1.017 người/km2), có mật độ dân số thấp như xã Thắng Cương (433 người/km2), xã Nham Sơn (485 người/km2).

Theo số liệu thống kê toàn huyện có 7940 người trong độ tuổi lao động, chiếm 54% dân số. Chú yếu là lao động nông nghiệp tập trung nhiều ở khu vực nông thôn, sản xuất nông nghiệp thuần tuý.

Nhìn chung nền kinh tế của huyện Yên Dũng phát triển chưa đồng đều giữa các xã, thị trấn trên địa bàn. Một số xã, thị trấn gần các trục đường tuyến chính phát triển về công nghiệp, dịch vụ, còn lại đa số dựa vào nông nghiệp. Các khu,

cụm công nghiệp phát triển nhỏ lẻ, chưa đáp ứng được yêu cầu. Chất lượng lao động chưa cao, tỷ lệ công nhân lành nghề, cán bộ kỹ thuật còn ít, mức sống dân cư còn thấp.

Bảng 3.2. Tình hình về dân số và lao động trên địa bàn huyện Yên Dũng

Năm

Dân số Tỷ lệ tăng tự nhiên

(%)

Trong độ tuổi lao động Tổng Thành thị Nông thôn Số lượng Tỷ lệ (%) Năm 2014 131.299 11.528 119.771 11,8 70.744 53,88 Năm 2015 132.395 11.665 120.730 10,5 71.520 54,02 Năm 2016 133.809 11.873 121.936 11,4 72.297 54,0 Tổng 397.503 35.066 362.437 33,7 214.561

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Yên Dũng

b) Hệ thống hạ tầng kỹ thuật

Những năm gần đây quá trình đô thị hoá tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nền kinh tế và hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của huyện, nhờ đó mà đời sống của nhân dân trong huyện Yên Dũng ngày được cải thiện rõ rệt.

- Hệ thống giao thông nông thôn trong những năm qua đã được đầu tư xây dựng, cải tạo bằng nhiều nguồn vốn khác nhau như ngân sách, vốn xã hội hóa, vốn góp từ nhân dân do vậy đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân địa phương. Tuy nhiên, một số xã có đường dân sinh chưa được đầu tư xây dựng, có nơi bị xuống cấp nên còn gặp khó khăn trong sinh hoạt cũng như phát triển kinh tế..

- Thủy lợi: Nhìn chung công tác thuỷ lợi trong những năm qua được đầu tư lớn. Các công trình thuỷ lợi đầu mối, hệ thống kênh mương cơ bản được đầu tư cải tạo và nâng cấp.

- Hệ thống năng lượng truyền thông: Hệ thống điện của huyện Yên Dũng trong những năm qua đã được đầu tư tương đối hoàn chỉnh, cơ bản đáp ứng được nhu cầu trong sinh hoạt và sản xuất của người dân. Tuy nhiên, tại một số khu vực do chưa có kinh phí đầu tư tu sửa nên còn thiếu đồng bộ, hiện tượng quá tải lưới điện vẫn thường xuyên xảy ra.

- Hệ thống công trình bưu chính viễn thông: Dịch vụ bưu chính viễn thông đã có bước phát triển đáng kể về số lượng và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Cơ sở kỹ thuật và thiết bị từng

bước được hiện đại. Đến nay trên toàn huyện hiện có 3 trạm bưu cục và 1 trạm đài viễn thông, 10 trạm viễn thông khu vực. Bưu điện văn hoá cấp xã có 21 trạm trong đó có 18 trạm có dịch vụ Internet.

Bảng 3.3. Tình hình các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn huyện Yên Dũng tính đến năm 2016

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng 1 Giao thông 1.1 - Đường quốc lộ Km 10,9 1.2 - Đường tỉnh lộ Km 39,7 1.4 - Đường huyện Km 81 1.5 - Đường xã Km 127,8 1.6 - Đường thôn, xóm Km 555,19 1.7 - Đường thủy Km 65,7 1.8 - Cầu Cái 3 1.9 - Phà Cái 1 2 Thủy lợi Kênh chính và kênh các cấp Km 54,5 3 Số hộ dùng điện % 100 4 Bưu điện và chợ

4.1 Số điểm bưu điện văn hoá xã, huyện Điểm 21

4.2 Số máy di động bình quân trên 100 dân cái/100 dân 32,5

4.3 Số chợ trong toàn huyện Cái 14

5 Công trình phúc lợi

5.1 Cơ sở y tế Cơ sở 23

5.2 Trường cấp I, II, III Trường 46

5.3 Trung tâm giáo dục thường xuyên Trường 1

5.4 Cơ sở đào tạo nghề tư nhân Cơ sở 3

5.5 Điểm văn hóa xã Điểm 64

Nguồn: Chi cục Thống kê và phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện (2016)

c) Giáo dục và Đào tạo

Công tác giáo dục đào tạo ngày càng được chú trọng đầu tư phát triển. Công tác xã hội hoá giáo dục ngày càng cao dẫn đến đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị ngày càng hiện đại. Đến năm 2015 toàn huyện có 33 trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia. Về cơ sở vật chất cơ bản được đầu tư nâng cấp và kiến cố hoá 90% cấp mầm non, 100% cấp tiểu học, 96,5% cấp trung học cơ sở và 100%

cấp trung học phổ thông.

d) Y tế

Nhìn chung mạng lưới cơ sơ y tế của huyện tương đối hoàn chỉnh, 100% xã, thị trấn có trạm y tế. Cơ sở vật chất trang thiết bị ngày càng được đầu tư, nâng cấp, các dịch vụ y tế được mở rộng. Chất lượng khám chữa bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân được nâng lên; 100% xã, thị trấn được công nhận chuẩn Quốc gia về công tác y tế cơ sở.

e) Văn hóa

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác văn hoá còn hạn chế nhưng vẫn đảm bảo phục vụ các nhiệm vụ chính trị của địa phương và đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần ngày càng cao của nhân dân. Văn nghệ quần chúng ngày càng đa dạng và phong phú. Đặc biệt hoạt động văn nghệ quần chúng cấp huyện được duy trì và phát triển. Thiết chế văn hoá cơ sở được tăng cường. Phong trào xây dựng làng văn hoá, cơ quan văn hoá, xây dựng nếp sống văn hoá đã được đẩy mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư dự án giao thông nông thôn của huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)