Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư dự án giao thông nông thôn của huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 51)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã tập trung quan tâm đầu tư vào các khu vực nông thôn, miền núi, các khu vực khó khăn về kinh tế. Nhiều chính sách mới đã được ban hành, Nhà nước cũng đầu tư nhiều nguồn lực để phát triển hạ tầng giao thông nói chung, đường giao thông nông thôn nói riêng. Nhờ đó, nhiều dự án giao thông nông thôn cũng được quan tâm đầu tư.

Tác giả lựa chọn địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang là điểm nghiên cứu bởi đây là huyện có vị trí quan trọng, ảnh hưởng lớn đến tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Giang. Với những lợi thế đó, huyện Yên Dũng đã trở thành một trong những huyện phát triển nhất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Trong những năm gần đây, huyện Yên Dũng cũng tập trung quan tâm đầu tư tới hệ thống giao thông nông thôn với hàng loạt các dự án giao thông nông thôn mới được triển khai thực hiện.

3.2.1.1. Phương pháp điểm nghiên cứu

Tiến hành phương pháp điểm nghiên cứu theo phương án xác định cụ thể một số dự án đã triển khai trên địa bàn huyện Yên Dũng để tiến hành điều tra, nghiên cứu. Các dự án lựa chọn phải hội tụ nhiều yếu tố, đặc điểm, nội dung và mục tiêu để lựa chọn nghiên cứu. Các dự án lựa chọn cũng phải có ý nghĩa nhất định, có tầm quan trọng và ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển kinh tế của địa phương. Trong số các dự án đã được lựa chọn, nghiên cứu, xem xét và làm rõ một số nội dung tiêu biểu, trọng tâm để đảm bảo thông tin cho đề tài, tránh hiện tượng thu thập số liệu lan man, dài dòng không cần thiết. Trong quá trình lựa chọn cũng phải căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu của dự án, tình hình thực tế thực hiện, quản lý đầu tư dự án và phải bám sát vào mục tiêu yêu cầu của đề tài để có thể điều chỉnh một cách hợp lý.

a) Chọn một số cơ quan, đơn vị và chủ đầu tư các dự án giao thông nông thôn để nghiên cứu

Để có thể khái quát chung được về công tác quản lý đầu tư dự án giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Yên Dũng, đồng thời đảm bảo tính xác thực của các số liệu để nghiên cứu, tác giả liên hệ với một số cơ quan, đơn vị và UBND xã Lãng Sơn, Tiến Dũng để thu thập số liệu. Các cơ quan, đơn vị được lựa chọn liên hệ chủ yếu là các cơ quan nhà nước quản lý về đầu tư xây dựng trên địa bàn như phòng Kinh tế và Hạ tầng, phòng Tài chính – Kế hoạch để lấy số liệu. Ngoài ra, đối với các dự án giao thông nông thôn do UBND Yên Dũng quyết định đầu tư, chủ đầu tư được giao chủ yếu cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng. Ngoài ra, một số dự án giao thông nông thôn còn giao cho phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện làm chủ đầu tư.

b) Chọn một số dự án, công trình giao thông nông thôn làm đại diện để nghiên cứu

Căn cứ vào các tiêu chí như nguồn vốn đầu tư, chủ đầu tư, quy mô, vị trí, tính chất của dự án giao thông nông thôn để lựa chọn 03 công trình tiêu biểu để nghiên cứu, cụ thể như sau:

Hình 3.2. Triển khai thi công dự án Cải tạo nâng cấp đường huyện ĐH9 đoạn từ Tân Dân đi Hương Gián

Thứ nhất, dự án Cải tạo nâng cấp đường huyện ĐH9 đoạn từ Tân Dân đi Hương Gián, huyện Yên Dũng do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Yên Dũng làm chủ đầu tư. Đường ĐH9 đoạn từ Tân Dân đi Hương Gián là tuyến đường huyện, được đầu tư từ ngân sách huyện và có hỗ trợ từ ngân sách tỉnh. Dự án được triển khai trên địa bàn thị trấn Tân Dân và xã Hương Gián, huyện Yên Dũng.

Thứ hai, dự án Cải tạo, nâng cấp đường trục xã từ Đông Thắng, xã Tiến Dũng đi xã Đức Giang, huyện Yên Dũng do Ủy ban nhân dân xã Tiến Dũng làm chủ đầu tư. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách xã và vốn hỗ trợ từ ngân sách huyện.

Thứ ba, dự án Cải tạo đường giao thông nội đồng Bờ Mới, xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng do Ủy ban nhân dân xã Lãng Sơn làm chủ đầu tư. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách xã và huy động từ nhân dân.

Bảng 3.4. Tình hình các công trình chọn làm mẫu nghiên cứu

STT Dự án Chủ đầu tư Địa điểm thực hiện Thời gian thực hiện Tổng mức đầu tư Nguồn vốn 1

Cải tạo nâng cấp đường huyện ĐH9 đoạn từ Tân Dân đi Hương Gián Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Yên Dũng Tân Dân, Hương Gián 2015- 2016 8.394,4 Ngân sách tỉnh, huyện 2

Cải tạo, nâng cấp đường trục xã từ Đông Thắng, xã Tiến Dũng đi xã Đức Giang UBND xã Tiến Dũng Xã Tiến Dũng 2014 - 2015 4.847,9 Ngân sách huyện, xã 3 Cải tạo đường giao thông nội đồng Bờ

Mới, xã Lãng Sơn UBND xã Lãng Sơn Xã Lãng Sơn 2014 - 2015 1.356,8 Ngân sách xã Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Yên Dũng 3.2.1.2. Phương pháp chọn đối tượng điều tra

Tiến hành xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá, xây dựng phiếu đánh giá, điều tra cụ thể cho các nhóm đối tượng cán bộ quản lý đầu tư dự án, các chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế, cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn và các đơn vị hưởng lợi từ dự án.

- Đối tượng khảo sát, điều tra, phỏng vấn: Cán bộ các phòng, ban trực tiếp tham mưu thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đầu tư các dự án giao thông nông thôn trên địa bàn như phòng Tài chính – Kế hoạch, phòng Kinh tế và Hạ tầng, Ban quản lý dự án đầu tư xây dưng; Lãnh đạo các xã, cán bộ thôn, nhân dân

được hưởng lợi từ dự án.

- Ngoài ra,chúng tôi sử dụng phiếu điều tra và phỏng vấn đối với một số hộ dân sinh sống tại xã Lãng Sơn, xã Tiến Dũng, xã Hương Gián và thị trấn Tân Dân nơi có các dự án giao thông nông thôn được chọn nghiên cứu đại diện để đánh giá về tiến độ thi công, chất lượng công trình và tác động của dự án đến tình hình phát triển kinh tế của địa phương.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Các tài liệu thống kê đã công bố về tình hình kinh tế - xã hội và giao thông trên cả nước nói chung và trên địa bàn huyện Yên Dũng nói riêng.

Các số liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của huyện như tình hình dân số, diện tích, đất đai... được thu thập qua Niên giám thống kê huyện Yên Dũng năm 2016 do Chi cục thống kê tỉnh Bắc Giang xuất bản.

Các số liệu thứ cấp liên quan đến đề tài nghiên cứu như số liệu về hiện trạng đường giao thông, tình hình thực hiện, quản lý đầu tư của các dự án giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Yên Dũng... được thu thập thông qua Báo cáo sơ kết 01 năm thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 – 2020, Báo cáo tổng hợp tình hình hiện trạng hệ thống đường giao thông trên địa bàn huyện, và các báo cáo của Phòng Kinh tế và Hạ tầng, phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Yên Dũng.

Kế hoạch, định hướng phát triển giao thông của huyện Yên Dũng được tham khảo Nghị quyết phát triển hạ tầng giao thông nông thôn của Tỉnh Ủy Bắc Giang, Kế hoạch số 32/KH-UBND ngày 26/7/2016 về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020, Kế hoạch phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn của UBND huyện Yên Dũng.

3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp thông qua các phiếu điều tra về công tác quản lý đầu tư các dự án giao thông nông thôn trên địa bàn huyện.

Đối với công tác quản lý đầu tư của nhà nước, công tác phân bổ nguồn vốn, công tác thanh, quyết toán vốn đối với các dự án giao thông nông thôn, tham khảo ý kiến của phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Yên Dũng và Kho bạc nhà nước Yên Dũng.

đối với chuyên viên và lãnh đạo phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Yên Dũng để tham khảo ý kiến.

Đối với công tác quản lý dự án, điều tra, khảo sát trực tiếp tại Ban quản lý dự án xây dựng huyện Yên Dũng, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện và các chủ đầu tư các dự án giao thông nông thôn được chọn để nghiên cứu.

Phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình sinh sống tại các xã Lãng Sơn, Tiến Dũng, Hương Gián và thị trấn Tân Dân nơi có các dự án giao thông nông thôn triển khai thực hiện.

Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt với các cán bộ kỹ thuật, các phòng ban chuyên môn... thông qua một loạt các câu hỏi mở và phù hợp với tình hình thực tế, sử dụng linh hoạt và thành thạo các dạng câu hỏi mở. Sau khi phỏng vấn, kiểm tra tính thực tiễn của thông tin thông qua quan sát trực tiếp.

Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra có các thông tin chủ yếu như tên tuổi, đơn vị công tác, dự án tham gia... Nguồn vốn thực hiện dự án, kế hoạch phân bổ nguồn vốn, tình hình triển khai thực hiện dự án; khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án, nợ đọng xây dựng cơ bản, đề xuất giải pháp giải quyết; tình hình thanh quyết toán vốn dự án; hiệu quả thực hiện của dự án.... Các thông tin khác có liên quan đến toàn bộ quá trình triển khai dự án... Những thông tin này được thể hiện bằng những câu hỏi cụ thể để họ hiểu và trả lời chính xác, đầy đủ.

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

3.2.3.1. Phương pháp thống kê, mô tả

Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để thông qua các số liệu thống kê phản ánh đúng thực trạng tình hình quản đầu tư dự án đường giao thông nông thôn của huyện Yên Dũng.

Các chỉ tiêu, thông tin, số liệu thống kê về tình hình thực hiện dự án, tình hình kinh tế - xã hội của huyện, số liệu thanh quyết toán… sẽ được tiến hành thu thập từ các nguồn số liệu thống kê, báo cáo của địa phương, các phòng, ban chuyên môn ở huyện, các sở, ngành; trên cơ sở đó sử dụng các số liệu tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý đầu tư dự án giao thông nông thôn của huyện Yên Dũng.

3.2.3.1. Phương pháp so sánh

dụng phương pháp so sánh giữa các chỉ tiêu thống kê, so sánh giữa kết quả đạt được của các dự án đã thực hiện xong.

3.2.3.1. Phương pháp phân tích số liệu

Căn cứ vào số liệu tổng hợp, tác giả phân tích, đánh giá công tác quản lý dự án giao thông nông thôn, từ đó làm rõ những ưu điểm, nhược điểm và những nguyên nhân tồn tại trong công tác quản lý đầu tư dự án giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Yên Dũng.

3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

Toàn bộ số liệu thu thập được tổng hợp về máy tính để phục vụ công tác tính toán, phân tích số liệu thông qua phần mềm Exel.

3.2.5. Một số chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài

3.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu liên quan đến công tác lập kế hoạch quản lý đầu tư dự án giao thông nông thôn

- Số lượng chủ đầu tư thực hiện dự án;

- Số lượng đơn vị tham gia trong quá trình thực hiện dự án; - Các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư dự án giao thông; - Số lượng và cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho dự án.

- Trình độ, năng lực quản lý dự án.

- Các cơ quan, đơn vị tham gia trong quá trình phê duyệt chủ trương đầu tư dự án GTNT;

- Công tác lập kế hoạch đầu tư dự án GTNT.

3.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu liên quan đến công tác tổ chức quản lý đầu tư dự án giao thông nông thôn

- Lập, thẩm định và phê duyệt dự án GTNT; - Lựa chọn nhà thầu tham gia dự án GTNT;

3.2.5.3. Nhóm chỉ tiêu liên quan đến công tác thực hiện quản lý đầu tư dự án giao thông nông thôn

- Thời gian, tiến độ thực hiện; - Chất lượng các dự án GTNT; - Chi phí thực hiện dự án GTNT;

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC TÁC NHÂN QUẢN LÝ VÀ ĐẦU TƯ DỰ ÁN GIAO THÔNG NÔNG THÔN CỦA HUYỆN YÊN DŨNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN CỦA HUYỆN YÊN DŨNG

4.1.1. Khái quát về các tác nhân tham gia quản lý đầu tư dự án giao thông nông thôn huyện Yên Dũng nông thôn huyện Yên Dũng

UBND huyện Yên Dũng thống nhất các nội dung quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và đầu tư các dự án giao thông nông thôn nói riêng trên địa bàn; các phòng, ban, ngành và các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về xây dựng chuyên ngành tham mưu giúp UBND huyện quản lý nhà nước về đầu tư XDCB trên địa bàn huyện thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Sơ đồ 4.1. Bộ máy tổ chức quản lý nhà nước đối với các dự án giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Yên Dũng

Phòng Tài chính – Kế hoạch có trách nhiệm tham mưu giúp UBND huyện thực hiện các nhiệm vụ:

- Xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội hàng năm, kế hoạch dài hạn 5 năm, 10 năm;

UBND huyện Yên Dũng

Phòng Tài nguyên và Môi trường Phòng Kinh tế và Hạ tầng Phòng Tài chính và Kế hoạch Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng

UBND các xã, thị trấn

- Thẩm định các chương trình, danh mục, dự án đầu tư trên địa bàn; Phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm cho các dự án sau khi được HĐND huyện thông qua.

- Thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án (hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật); thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư; thẩm định, phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu các dự án đầu tư; thẩm định, phê duyệt quyết toán các công trình hoàn thành.

- Hướng dẫn các đơn vị Chủ đầu tư (hoặc các đơn vị được uỷ quyền quản lý thực hiện dự án) triển khai thực hiện dự án tuân thủ đúng các qui định hiện hành của Nhà nước; xây dựng kế hoạch giám sát đánh giá đầu tư các dự án; tổng hợp báo cáo đánh giá tổng thể đầu tư hàng năm.

Phòng Kinh tế và Hạ tầng có trách nhiệm tham mưu giúp UBND huyện thực hiện các nhiệm vụ:

- Thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về quy hoạch kiến trúc; quy hoạch xây dựng; phát triển đô thị; nhà ở và công sở; vật liệu xây dựng; giao thông; hạ tầng kỹ thuật đô thị và nông thôn.

- Thẩm định, đề nghị phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch các điểm dân cư nông thôn, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch chi tiết các khu vực được phân cấp; thẩm định, phê duyệt quy hoạch các điểm dân cư nông thôn, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch chi tiết các khu vực được phân cấp.

- Thẩm định, phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng, phương án thiết kế sơ bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư dự án giao thông nông thôn của huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)