Đánh giá thực trạng về quản lý đầu tư dự án giao thông nông thôn trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư dự án giao thông nông thôn của huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 86 - 92)

quan tâm đến công tác kiểm tra nghiệm thu trước khi bàn giao đưa vào sử dụng.

4.2.5. Đánh giá thực trạng về quản lý đầu tư dự án giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Yên Dũng trên địa bàn huyện Yên Dũng

4.2.5.1. Kết quả đạt được

a) Trong công tác phát triển các dự án giao thông nông thôn

Bảng 4.11. Tổng hợp các tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Yên Dũng

STT Tên đường Lý trình Chiều dài Bề rộng mặt đường Kết cấu

1 Đường huyện ĐH 1 Thị trấn Neo - xã Tiến

Dũng - xã Đức Giang 20,5 3,5

BTXM và đá dăm láng nhựa 2 Đường huyện ĐH 2 Xã Đức Giang - xã Tiến

Dũng 2,4 3,5

Đá dăm láng nhựa

3 Đường huyện ĐH 3 Xã Cảnh Thụy - xã Tư

Mại 5,8 3,5

Đá dăm láng nhựa

4 Đường huyện ĐH 4 Thị trấn Neo - xã Thắng

Cương 3,4 3,5

Đá dăm láng nhựa

5 Đường huyện ĐH 5 Xã Nham Sơn - xã Yên

Lư 16,8 3,5

Đá dăm láng nhựa

6 Đường huyện ĐH 6 Xã Tiền Phong - xã Nội

Hoàng 6,5 4

Đá dăm láng nhựa

7 Đường huyện ĐH 7 Thị trấn Neo - Tân Liễu 4,2 3,5 BTXM 8 Đường huyện ĐH 8 Xã Hương Gián - Tp

Bắc Giang 3,4 3,5

Đá dăm láng nhựa

9 Đường huyện ĐH 9

Thị trấn Tân Dân - Hương Gián; ĐT 299 đi Lão Hộ 10,5 3,5 Đá dăm láng nhựa và BTN, BTXM 10 Đường huyện ĐH 10 Xã Lãng Sơn - xã Trí Yên 7,8 5,5 Đá dăm láng nhựa 11 Tổng 81,3

Huyện Yên Dũng là một trong những huyện đi đầu của tỉnh Bắc Giang trong phong trào đầu tư phát triển các dự án giao thông nông thôn.

Trong thời gian từ năm 2013 đến năm 2016 toàn huyện đã thực hiện đầu tư được 23,876km đường 76,2km đường bê tông và 115,3km đường rải cấp phối với tổng kinh phí thực hiện là 265,5 tỷ đồng. Từ những kết quả nổi bật đó huyện yên dũng đã được nhận nhiều danh hiệu thi đua, khen thưởng như: Năm 2014 được Bộ trưởng bộ GTVT tặng cờ thi đua đối với huyện có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng và phát triển giao thông miền núi giai đoạn 2010 – 2014; năm 2013 xã Đồng Việt thuộc huyện Yên Dũng được Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen cho xã có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng đường giao thông nông thôn; năm 2014 xã Nội Hoàng được Bộ trưởng bộ GTVT tặng giấy khen đối với đơn vị có thành thích xuất sắc trong phong trào xây dựng đường GTNT…

Điểm thuận lợi trong phát triển giao thông của huyện Yên Dũng trong những năm qua là được sự quan tâm hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách cấp trên. Các dự án giao thông nông thôn có nguồn vốn hỗ trợ từ cấp trên đã tạo cơ hội lớn cho huyện Yên Dũng phát triển mạnh hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là hạ tầng giao thông nông thôn. Ưu tiên dành một phần ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng các công trình giao thông nông thôn đến các xã, phường. Một số dự án như Dự án Cứng hóa đường cứu hộ cứu nạn Tiến Dũng- Đức Giang, dự án Cải tạo, nâng cấp đường từ thôn Ngọc Sơn đi thôn Tân Ngọc, xã Quỳnh Sơn, dự án Cải tạo, nâng cấp đường bê tông từ thôn Quyết Tiến - Thôn Thành Công xã Tiền Phong, dự án Cải tạo, nâng cấp đường từ cống tây đi đầu đường vành đai 2 thị trấn Neo, dự án Đường phòng chống lụt bão đoạn thôn Đan Phượng đi làng Nhãn xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, dự án Cải tạo nâng cấp đường huyện ĐH9 đoạn từ Tân Dân đi Hương Gián, huyện Yên Dũng, dự án Cứng hóa Đường trục xã đoạn từ thôn Nguyễn đi thôn Minh Đạo, xã Tân An, huyện Yên Dũng, dự án Đường giao thông khu vực trường mầm non An Lạc thị trấn Neo, dự án Cải tạo, nâng cấp đường xã từ thôn Tân Mỹ xã Cảnh Thụy đi thôn Đông Khánh xã Tư Mại huyện Yên Dũng, dự án Cải tạo nâng cấp đường pháp loa...

Hiện nay huyện Yên Dũng có 10 tuyến đường huyện với tổng chiều dài đạt 81,3km, trong đó có 30,8Km mặt đường được cứng hóa bằng BTXM chiếm 38%; 36,4 km mặt đường cứng hóa bằng đá dăm láng nhựa chiếm 45%; 2 km mặt đường cứng hóa bê tông nhựa chiếm 2,45%; 12,3km mặt đường đất cấp phối chiếm 14,55%.

Hệ thống đường xã: Toàn huyện có 21 xã, thị trấn có tổng chiều dài là 157,7Km, trong đó đã xây dựng cứng hóa mặt đường được 107,8km đạt 68,7% (mặt đường BTXM 104,17, BTN 0,42km, đá dăm láng nhựa 3,27km), còn lại 49,21 km đường đất cấp phối chiếm 31,3% (chi tiết theo bảng ....).

Hệ thống đường thôn, xóm: Toàn huyện có 21 xã, thị trấn có tổng chiều dài là 599,91Km, trong đó đã xây dựng cứng hóa mặt đường được 506,94km đạt 84,5% còn lại 93 km đường đất cấp phối chiếm 15,5%. (chi tiết theo bảng ....).

Hệ thống đường trục chính nội đồng: Toàn huyện có 21 xã, thị trấn có tổng chiều dài là 127,8Km, trong đó đã xây dựng cứng hóa mặt đường được 32,8km đạt 25,7% còn lại 95 km đường đất cấp phối chiếm 74,3%. (chi tiết theo bảng ....).

b) Trong công tác quản lý đầu tư dự án giao thông nông thôn

Trong công tác lập kế hoạch:

- Việc lựa chọn chủ đầu tư các dự án giao thông nông thôn trên địa bàn huyện đã thực hiện chính xác và hợp lý. Các dự án giao thông nông thôn do cấp huyên đầu tư giao cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện làm chủ đầu tư. Các dự án giao thông nông thôn do cấp xã đầu tư thì chủ đầu tư là UBND các xã, thị trấn.

- Công tác quản lý đầu tư dự án giao thông nông thôn đã được huyện Yên Dũng quan tâm, thực hiện. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng là đơn vị trực tiếp tham gia quản lý dự án của các dự án giao thông nông thôn trên địa bàn huyện. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng có số lượng cán bộ nhiều (24 người), trình độ năng lực tốt, điều kiện cơ sở vật chất được đáp ứng đầy đủ. Ngoài ra còn có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của phòng Kinh tế và Hạ tầng.

Trong công tác tổ chức quản lý đối với các dự án giao thông nông thôn: - Trình tự lập, thẩm định và phê duyệt dự án giao thông nông thôn của huyện Yên Dũng đã thực hiện tương đối cụ thể, đảm bảo tính chính xác cũng như tiết kiệm chi phí và được kiểm soát chặt chẽ bởi phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện. - Việc phê duyệt đầu tư các dự án giao thông nông thôn trên địa bàn huyện đã thực hiện theo đúng các quy định về phân công, phân cấp và ủy quyền đầu tư xây dựng trên địa bàn.

- Trong công tác lựa chọn nhà thầu, huyện Yên Dũng đã rút ngắn được thời gian lựa chọn nhà thầu thông qua việc áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với

các gói thầu lựa chọn tư vấn quản lý dự án; tư vấn khảo sát, lập dự án hoặc lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, tư vấn giám sát thi công và tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu và gói thầu xây lắp quy mô nhỏ (dưới 1 tỷ).

Trong công tác quản lý thực hiện đối với các dự án giao thông nông thôn: - Công tác quản lý chất lượng các dự án giao thông nông thôn đã được quan tâm thường xuyên và có sự tham gia giám sát của nhiều thành phần tham gia như phòng Kinh tế và Hạ tầng, chủ đầu tư, tư vấn giám sát và cả ban giám sát của cộng đồng.

- Hoạt động giám sát công trình thi công được thực hiện thường xuyên bởi đơn vị tư vấn giám sát, ban giám sát cộng đồng nên đã giúp phát hiện sớm những bất cập trong thi công để từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời.

- Chủ đầu tư cùng các bên thường xuyên tiến hành họp, xem xét tình hình thi công công trình xem công trình có được thi công theo đúng yêu cầu kỹ thuật và tiến độ không.

- Trong công tác quản lý chi phí, các chi phí của dự án giao thông nông thôn được kiểm soát chặt chẽ ngay từ bước lập dự án đến khi thanh, quyết toán dự án.

- Công tác thanh, quyết toán vốn các dự án giao thông nông thôn được kiểm tra, giám sát qua hệ thống kho bạc nhà nước.

- Huyện Yên Dũng đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và UBND các xã, thị trấn nghiêm túc, triệt để các quy định về nợ đọng xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện.

Trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các dự án giao thông: - Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát được thực hiện thường xuyên, đúng quy trình, đúng đối tượng và thanh, kiểm tra trên tất cả các lĩnh vực từ nguồn vốn, chất lượng, lựa chọn nhà thầu, nợ đọng...

4.2.5.2. Những tồn tại và hạn chế Trong công tác lập kế hoạch:

- Số lượng lãnh đạo, cán bộ tham gia công tác quản lý đầu tư dự án giao thông nông thôn tuy có năng lực trình độ nhưng đa số là các cán bộ trẻ, chưa có kinh nghiệm thực tế, chưa thường xuyên cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành.

đầu tư vẫn xảy ra tình trạng chủ đầu tư giao toàn quyền cho các đơn vị tư vấn mà chưa sát sao đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện dẫn đến tiến độ một số dự án triển khai chậm.

- Công tác lập kế hoạch đầu tư công trung hạn còn chậm và chưa đồng bộ, mới chỉ thực hiện xong ở cấp huyện, chưa thực hiện xong đối với cấp xã, thị trấn. Nguồn vốn bố trí cho các dự án giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Yên Dũng còn hạn chế, thời gian phân bổ kéo dài ảnh hưởng đến việc triển khai dự án.

Trong công tác tổ chức quản lý đối với các dự án giao thông nông thôn: - Chất lượng của một số hồ sơ dự giao thông nông thôn còn thấp, chưa tuân thủ đúng các tiêu chuẩn, quy chuẩn và các quy định của nhà nước về quản lý đầu tư dự án giao thông nông thôn.

- Việc áp dụng hình thức chỉ định thầu đã làm giảm yếu tố để cạnh tranh lành mạnh để có thể lựa chọn các nhà thầu đầy đủ năng lực, trí tuệ thực hiện các gói thầu hiệu quả. Chất lượng của hồ sơ mời thầu còn thấp, việc phân tích, đánh giá hồ sơ dự thầu vẫn còn sơ sài, mang nặng cảm tính.

- Giá của một số loại vật tư vật liệu trong công bố giá của liên Sở Tài chính – Xây dựng tỉnh Bắc Giang chưa phù hợp với thực tế; một số loại vật tư chưa có trong công bố giá.

Trong công tác quản lý thực hiện đối với các dự án giao thông nông thôn: - Tiến độ thực hiện của một số dự án giao thông nông thôn còn chậm so với kế hoạch đề ra.

- Chất lượng của một số dự án giao thông còn chưa đảm bảo. - Vẫn xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản kéo dài.

Trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các dự án giao thông: - Số lượng các cuộc kiểm tra đột xuất, kiểm tra chất lượng còn ít. Công tác kiểm tra nghiệm thu hoàn thành đã triển khai nhưng vẫn không ít dự án chưa tổ chức kiểm tra nghiệm thu hoàn thành.

- Sự phối hợp, hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng chưa tốt dẫn đến một số dự án giao thông nông thôn vẫn có nhiều sai sót được chỉ ra khi thanh tra, kiểm tra.

- Việc xử lý, thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra còn chậm, chưa dứt điểm.

4.2.5.3. Nguyên nhân

Trong công tác lập kế hoạch:

- Văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực xây dựng nói chung và giao thông nông thôn nói riêng nhiều, việc ban hành văn bản từ Trung ương đến địa phương còn chưa kịp thời và có nhiều thay đổi nên việc cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật mới còn chậm. Công tác tham mưu UBND huyện chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thực hiện các quy định mới ban hành trong lĩnh vực xây dựng còn chưa kịp thời, đầy đủ.

- Trình độ, năng lực tổ chức quản lý đầu tư dự án giao thông nông thôn của UBND các xã, thị trấn còn hạn chế. Số lượng cán bộ kỹ thuật đa số kiêm nhiệm.

- Nguồn vốn đầu tư các dự án giao thông nông thôn còn hạn chế trong đó số lượng các dự án cần thiết nhiều, quy mô ngày càng tăng dẫn đến kế hoạch đầu tư công cũng phải thường xuyên điều chỉnh.

Trong công tác tổ chức quản lý đối với các dự án giao thông nông thôn:

- Công tác khảo sát, đánh giá hiện trạng, thu thập số liệu của đơn vị tư vấn thiết kế còn sơ sài; hồ sơ khảo sát không đánh giá kỹ hiện trạng, thiếu điểm đo dẫn đến chất lượng hồ sơ còn thấp, phải chỉnh sửa nhiều. Một số đơn vị tư vấn thiết kế có năng lực còn hạn chế, chưa tập trung nghiên cứu, thiết kế các phương án hợp lý.

- Các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chi phí đầu tư dự án giao thông nông thôn thường xuyên thay đổi; Đơn giá nhân công, vật liệu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện Yên Dũng nói riêng vẫn còn thiếu và chưa cập nhật kịp thời.

- Lựa chọn nhà thầu thông qua hình thức chỉ định thầu vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định. Việc phân tích, đánh giá hồ sơ dự thầu vẫn mang nặng tính cảm tính.

Trong công tác quản lý thực hiện đối với các dự án giao thông nông thôn: - Do ảnh hưởng của thời tiết mưa nhiều nên tiến độ của một số dự án còn chậm so với kế hoạch đề ra.

- Trình độ, năng lực và ý thức chấp hành các quy định nhà nước về quản lý đầu tư dự án giao thông nông thôn của các bên tham gia thực hiện dự án còn thấp.

- Nguồn vốn đầu tư các dự án giao thông nông thôn còn hạn chế; Công tác phân bổ, bố trí nguồn vốn chưa khoa học nên chưa xử lý dứt điểm tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản.

Trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các dự án giao thông: - Việc kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở còn chưa thường xuyên, kịp thời.

- Một số chủ đầu tư còn chưa nghiêm túc trong việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo hoàn thành công trình để tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu đưa vào sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư dự án giao thông nông thôn của huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)