Phần 2 Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị
2.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý trật tự xây dựng đô thị
2.2.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị ở Việt Nam
2.2.2.1. Kinh nghiệm từ Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
UBND TP.HCM ban hành quy chế mẫu tổ chức và hoạt động của đội quản lý trật tự đô thị quận – huyện từ năm 2013. Trước đây, nhắc đến thanh tra xây dựng phường hay quận huyện, nhiều người không khỏi dè chừng và có phần sợ sệt, vì lực lượng này được quyền xử phạt tất tần tật các vi phạm trong công tác quản lý đô thị như xây dựng, lòng lề đường, vỉa hè... Tuy nhiên lĩnh vực trật tự đô thị vẫn không được đảm bảo và còn ẩn chứa rất nhiều vấn đề. UBND quận Gò Vấp một trong những địa phương sớm triển khai các quy định của UBND TP.HCM về chức năng, nhiệm vụ của lực lượng này. Kể từ khi thanh tra xây dựng đổi thành đội quản lý trật tự đô thị quận, thì lực lượng này đã không còn chức năng xử phạt. Ở quận Gò Vấp, đội quản lý trật tự đô thị quận được thành lập từ tháng 5.2013, với quân số khoảng 60 người. Chiếu theo quy định mới được ban hành thì đội này trực thuộc phòng quản lý đô thị quận. Thực tế, trong phòng Quản lý đô thị, đội quản lý trật tự đô thị giống như một tổ thuộc phòng. Mà đã là tổ trực thuộc thì làm gì có con dấu riêng – tức không có tư cách pháp nhân thì làm sao được quyền xử phạt.
Sở dĩ trước đây họ được xử phạt là vì họ có con dấu và tồn tại song song với phòng quản lý đô thị, chịu sự chỉ đạo của UBND, còn nay thì họ bị “giáng xuống một cấp” là trực thuộc phòng. Đội quản lý trật tự đô thị quận có nhiệm vụ xây dựng chương trình, kế hoạch về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực quản lý trật tự đô thị và kiểm tra việc chấp hành pháp luật trên các lĩnh vực quản lý trật tự đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn. Tham mưu trưởng phòng quản lý đô thị trình lãnh đạo UBND phê duyệt và tổ chức thực hiện. Tham mưu cho phòng quản lý đô thị quận trình lãnh đạo UBND quận kế hoạch tổ chức kiểm tra, kịp thời phát hiện, lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân đình chỉ ngay các hành vi vi phạm trong các lĩnh vực về trật tự lòng lề đường, nơi công cộng trên địa bàn quận, về vệ sinh môi trường trên địa bàn quận. Tham mưu cho phòng quản lý đô thị đề xuất về các hình thức xử lý vi phạm hành chính trên các lĩnh vực phụ trách theo quy định trình chủ tịch UBND quận – huyện xem xét quyết định; theo dõi việc thực hiện các quyết định hành chính đã ban hành, đôn đốc thực hiện các quyết định đã có hiệu lực thi hành; đề xuất biện pháp cưỡng chế và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế đối với tổ chức, cá nhân trên địa bàn quận – huyện không tự giác chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên có một thực tế là nếu chỉ làm công tác tham mưu thì có nhất thiết phải thêm lực lượng này với quân số đông như như vậy không, bởi ở phường, xã cũng đã có một tổ công tác liên ngành chuyên chịu trách nhiệm quản lý trật tự đô thị. Trên thực tế đội quản lý trật tự đô thị quận có 60 người; trừ các vị trí chủ chốt, số còn lại sẽ được chia đều xuống 16 phường trong quận (trung bình mỗi phường có ba người, lập thành một tổ), tính ra hết 48 người trực tiếp quản lý ở cấp phường. Các tổ ở phường, tuy thuộc đội quản lý trật tự đô thị quận nhưng thực tế lại chịu sự chỉ đạo toàn diện của phường. Do đó, ở đây nếu nhìn kỹ, phân tích kỹ thì không có sự chồng chéo. Ở phường các nhân viên thuộc đội quản lý trật tự đô thị sẽ làm những công việc cụ là phối hợp với cán bộ địa chính hay các lực lượng khác để phát hiện các vi phạm trong quản lý trật tự đô thị.
Chẳng hạn, nhân viên thuộc đội quản lý trật tự đô thị, khi đi cơ sở phát hiện việc xây nhà không phép thì không được tự quyền xử lý mà phải điện báo cho cán bộ địa chính phường hay lãnh đạo phường. Còn gặp trường hợp nhà xây sai phép thì phải điện báo đội thanh tra xây dựng địa bàn thuộc sở Xây dựng xuống làm việc, chứ lực lượng này nếu đi một mình sẽ không có chức năng lập biên bản. Nếu đội này làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình được giao như ở
trên, thì sẽ giúp rất nhiều cho việc quản lý đô thị ở quận, huyện ngày một trật tự và bài bản hơn.
Với yêu cầu thực hiện nghiêm công tác quản lý trật tự lòng đường, lề đường, vỉa hè, xây dựng Quận Gò Vấp thực sự văn minh, giàu đẹp, nghĩa tình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận cũng đã ban hành Chỉ thị 03 ngày 25.2.2016. Đến nay, đã qua hơn 2 năm triển khai thực hiện, kết quả cho thấy đã có sự chuyển biến cơ bản bước đầu về trật tự giao thông – đô thị trên địa bàn; các ngành, các cấp trong toàn Quận theo chức năng, nhiệm vụ được giao đã tập trung nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước gắn liền với thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội tại địa phương, trong đó chú trọng lập lại trật tự lòng đường, lề đường và vỉa hè trên 7 tuyến đường văn minh – mỹ quan đô thị đã đăng ký (gồm đường Phạm Văn Đồng, Phạm Huy Thông, Nguyễn Oanh, Nguyễn Văn Lượng, Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Kiệm, Quang Trung) cùng các tuyến đường và các con hẻm khác trên toàn Quận.
Nhìn chung, sau khi có Chỉ thị số 03 của Quận, tình trạng buôn bán lấn chiếm lòng đường, vỉa hè đã có chuyển biến tích cực, rõ nét tại một số khu vực, tuyến đường như: Khu vực cầu Trường Đai – đường Lê Đức Thọ (Phường 13), cầu Chợ Cầu – đường Quang Trung (Phường 14), cầu An Lộc – đường Nguyễn Oanh (Phường 6), chung cư Hà Đô (Phường 10), đường Nguyễn Văn Nghi (Phường 7), đường Phạm Ngũ Lão (Phường 3, 7), đường Lê Văn Thọ (Phường 8, 11), đường Nguyễn Oanh (Phường 6, 7, 10, 17), đường Phạm Huy Thông (Phường 5, 6, 7, 17)… Bằng sự quyết tâm cao, sự tập trung chỉ đạo điều hành, quyết liệt của Quận ủy - UBND Quận, bằng cách làm đồng loạt, kiên quyết, bằng tinh thần và sự phối hợp đồng bộ của các lực lượng chức năng, bằng sự đồng thuận, hưởng ứng của Nhân dân, tình hình trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông đã có chuyển biến tích cực, góp phần đảm bảo an toàn giao thông, nét mỹ quan đô thị trên địa bàn.
Tuy vậy, vẫn còn nhiều việc phải làm trong thời gian tới, bởi vẫn còn tình trạng tái phát lấn chiếm, vẫn còn nguy cơ từ sự cố tình vì cái lợi cá nhân trước mắt của một bộ phận người dân mà bất chấp quy định pháp luật, như tuyến đường Phạm Văn Đồng – đặc biệt phức tạp vào ban đêm từ 18 giờ trở đi; khu vực Trường Đại học Công nghiệp đoạn đường Nguyễn Văn Bảo, khu vực kinh doanh tự phát đường Dương Quảng Hàm; đường Quang Trung (8 và 10); khu vực mua bán tự phát Thạch Đà đường Phạm Văn Chiêu (Phường 9 và 14); khu
vực mua bán tự phát 40 căn, rau quả đường Lê Văn Thọ (Phường 11, 13 và 14); khu vực mua bán tự phát Căn cứ 26 (Phường 17)... Trong khi đó vẫn còn tình trạng lực lượng làm nhiệm vụ tại một số địa bàn cơ sở đôi lúc còn bỏ trống khu vực cũng như tuyến đường trọng điểm mình phụ trách; công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính ở một số nơi còn hạn chế, chưa kiên quyết và triệt để... Tất cả những tồn tại, hạn chế ấy rất cần phải xử lý và kiên quyết khắc phục.
Chỉ thị số 11-CT/TU ngày 10.3.2017 của Thành ủy về tăng cường công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nêu rõ, cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật, vận động cán bộ, đảng viên, người lao động nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc xây dựng văn minh đô thị, không xả rác ra đường, không lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè làm nơi buôn bán không đúng quy định. Thành ủy yêu cầu cần thống nhất trong nhận thức và hành động, từ công tác tuyên truyền, vận động đến kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự đô thị trong cấp uỷ, chính quyền các cấp, các địa phương, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Đáng chú ý, Chỉ thị nêu rõ người đứng đầu cấp Ủy, chính quyền các cấp phải chịu trách nhiệm cao nhất trong việc đảm bảo trật tự đô thị, khi để xảy ra tình trạng vi phạm quy định về buôn bán lấn chiếm trái phép lòng đường, vỉa hè trên địa bàn quản lý.
2.2.2.2. Kinh nghiệm từ quản lý trật tự xây dựng đô thị quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội
Sau khi thưc hiện Quyết định số 26 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 3406 của UBND TP.Hà Nội về việc ban hành quyết định thành lập các Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị cấp quận, huyện dưới sự quản lý trực tiếp. Đây là điều kiện tốt để các cơ sở, cụ thể là chính quyền cấp phường có điều kiện quản lý trực tiếp bộ máy tổ chức và đào tạo cán bộ có năng lực chuyên môn. Từ việc quản lý trực tiếp, chính quyên cấp cơ sở đã tăng cường trách nhiệm, tập trung đầu mối, tiết kiệm thời gian cũng như xác định rõ chức năng nhiệm vụ của từng cá nhân. Bước đầu đã tạo điều kiện thuận lợi, phát huy trách nhiệm cũng như xác định rõ trách nhiệm và thẩm quyền của từng cá nhân trong lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng đô thị.
Căn cứ vào nội dung Quyết định số 26 của Thủ tướng Chính phủ, với chức năng nhiệm vụ của đội Quản lý trật tự xây dựng và đô thị, trong đó có nội dung Đội Quản lý trật tự xây dựng và đô thị cấp quận có quyền thông báo và đề
nghị các cơ quan liên quan thực hiện công tác cung cấp hồ sơ, khởi tố điều tra các hành vi vi phạm của cá nhân. Sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong quy chế phối hợp, nhiệm vụ của Đội Quản lý trật tự xây dựng và đô thị được cụ thể, giao cho các cơ quan, đơn vị quận, các phường triển khai đồng bộ. Để thực hiện nội dung này, quận đã ban hành quy chế để thực hiện đồng bộ dưới sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng đến công tác triển khai của chính quyền quản lý, sự vào cuộc, tham gia giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận, các tổ chức đoàn thể thực hiện đúng các nội dung theo Quyết định số 26 của Thủ tướng Chính phủ đối với lực lượng Quản lý trật tự xây dựng và đô thị.
UBND quận Đống Đa đã kiện toàn việc tổ chức, phân công nhiệm vụ với các phòng ban khác của quận, với UBND 21 phường, cán bộ công chức tại Đội đã được cơ cấu và UBND quận đã xây dựng quy chế thực hiện phối hợp và phân công rõ trách nhiệm. Từ khi thành lập đến nay đã có những kết quả thay đổi so với nhiệm kỳ năm trước. Với trường hợp xây dựng không phép, tỉ lệ có giảm, các công trình vi phạm đã được phát hiện và xử lý vi phạm kịp thời. Trong 3 tháng hoạt động, trên địa bàn tỉ lệ xây dựng không phép giảm so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ có 12 trường hợp (giảm 2- 5% so với năm năm 2017). Công trình sai phép bị xử lý kiểm tra kịp thời, giảm 7% so với năm ngoái là 12%. Các trường hợp xây dựng vi phạm đã được cán bộ phát hiện và đề xuất biện pháp giải quyết. Xử lý và xử phạt vi phạm hành chính 26 trường hợp với số tiền hơn 500 triệu đồng. Điều này có tác động mạnh mẽ đến ý thức và nhận thức của tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng, quản lý trật tự đô thị (Báo xây dựng, 2018).
Đối với công tác xử lý trật tự đô thị là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên được cấp ủy Đảng chỉ đạo, xây dựng các Chỉ thị, Nghị quyết. Với những điểm nóng trên địa bàn, cùng với sự chỉ đạo của Thành phố, Đội quản lý trật tự đô thị đã phân công công việc cụ thể. Cán bộ của Đội quản lý thường xuyên kiêm tra và xử lý kịp thời các sai phạm.
Theo Quyết định số 26 của Thủ tướng về việc thí điểm thành lập Đội quản lý do cấp cơ sở quản lý, bước đầu đã tạo điều kiện cho cấp cơ sở phát huy vai trò, tích cực chủ động kiểm tra, rà soát trên địa bàn. Những quy định mới đã giúp cấp cơ sở quản lý nhanh hơn, hiệu quả và kịp thời, giảm tình trạng xây dựng không phép trái phép