Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội
3.1.2.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Với những lợi thế về vi ̣ trı́ đi ̣a lý, hệ thống giao thông và các cơ sở hạ tầng khác, thành phố Bắc Giang đang khai thác một cách có hiệu quả các tiềm năng để phát triển các ngành, nghề trong đó đặc biệt là là sản xuất công nghiệp và xây dựng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố trong những năm gần đây đã vượt bı̀nh quân của cả nước.
3.1.2.2. Dân số, lao động
Năm 2018 dân số trung bình của Thành phố Bắc Giang có khoảng 175.000 người, chiếm khoảng 9% dân số tı̉nh Bắc Giang; mật độ dân số bı̀nh quân 2.182 người/km2. Hàng năm, số người trong độ tuổi lao động tăng lên, nhu cầu về việc làm tăng gây áp lực lớn đối với đất đai nên cần phải có những hướng đào tạo nghề cho người lao động nhất là khoa ho ̣c công nghệ mới để có thể đáp ứng được những đòi hỏi của công việc
3.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách thủ đô Hà Nội 50 km về phía Đông Bắc, ở vị trí trung lộ trên tuyến giao thông huyết mạch (đường bộ, đường sắt liên vận quốc tế) nối Thủ đô Hà Nội với thành phố Lạng Sơn và cửa khẩu quốc tế Đồng Đăng; ở vào vị trí đầu mối giao thông cấp liên vùng quan trọng:
nằm cận kề vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có hệ thống đường bộ gồm các Quốc lộ 1A cũ và mới, 31, 37, tỉnh lộ 398; các tuyến đường sắt: Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Kép - Hạ Long, Hà Nội - Kép - Thái Nguyên chạy qua; có tuyến đường sông nối thành phố với các trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch lớn như Phả Lại, Côn Sơn - Kiếp Bạc, Yên Tử, Hải Phòng; tiếp cận thuận lợi với cảng hàng không quốc tế Nội Bài, cảng nội địa Gia Lâm, cảng nước sâu Cái Lân, cảng Hải Phòng và các cửa khẩu quốc tế trên biên giới Lạng Sơn.
Điện: từ năm 2003, điện lưới đã về tới 100% số xã, phường phục vụ cho 100% số hộ dùng điện lưới quốc gia với chất lượng khá.
Nước: chủ yếu lấy từ nhà máy nước của thành phố. Ngoài ra tại một số xã, người dân còn sử dụng nước sinh hoạt và sản xuất từ 6.158 giếng đào và 175 giếng khoan.
Giao thông: toàn thành phố có 104 km đường bộ, trong đó có 11 km đường quốc lộ, 10 km đường liên tỉnh, 20 km đường nội thị, 63 km đường xã. Ngoài ra còn có gần 80 km đường thôn xóm xe cơ giới đi được và đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn đi qua ở phía nam thành phố. Hàng năm cứng hoá thêm mặt đường bằng bê tông nhựa và bê tông xi măng được 25%. Đường sắt chạy qua 5 km với Ga Bắc Giang. Đường sông chảy qua 4 km tạo thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá.
Hệ thống cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn được mở rộng, phát triển, trình độ đội ngũ y, bác sỹ từng bước được nâng lên, đáp ứng cơ bản yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Hiện nay, thành phố có trên 100 cơ sở khám chữa bệnh công lập và tư nhân; tỷ lệ bác sỹ đạt 57 bác sỹ/vạn dân (tăng 17 bác sỹ/vạn dân so với năm 2010), 139 giường bệnh/vạn dân. Hệ thống y tế cơ sở được chuẩn hóa, 16/16 phường, xã đạt “chuẩn Quốc gia về y tế giai đoạn 2011-2020” đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. BHYT ngày càng được mở rộng cả về diện và đối tượng, tỷ lệ tham gia BHYT toàn dân tăng từ 65% năm 2010 lên 88% năm 2015. Công tác Dân số - KHHGĐ đạt nhiều kết quả quan trọng, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên duy trì ổn định ở mức dưới 01%; chất lượng dân số được nâng lên; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 05 tuổi giảm còn 13%.
3.1.2.4. Định hướng phát triển thành phố Bắc Giang
Về quan điểm phát triển: Huy động, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế để phát triển nhanh thương mại, dịch vụ và công nghiệp, tạo bước đột phá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, từng
bước thực hiện mục tiêu đổi mới mô hình tăng trưởng, thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trong cơ cấu sản xuất ở từng ngành, từng lĩnh vực; phát triển kinh tế với chỉnh trang, mở rộng không gian đô thị, phát triển kết cấu hạ tầng thành phố trong mối quan hệ tổng thể với các đô thị vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và vùng Thủ đô Hà Nội; kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội, phát triển con người và bảo vệ môi trường; phát triển kinh tế - xã hội thành phố với tầm nhìn dài hạn, hướng tới hiện đại, văn minh; giữ gìn bản sắc văn hóa của thành phố, bảo đảm vai trò vị trí trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh và là một trong những trung tâm, động lực phát triển của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng - an ninh.
Về mục tiêu đến năm 2020: Xây dựng thành phố Bắc Giang là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học của tỉnh, phát triển theo hướng văn minh, bền vững, thân thiện môi trường, nâng cao chất lượng các tiêu chí đô thị loại II và tiệm cận tiêu chuẩn đô thị loại I vào năm 2020; kinh tế thành phố phát triển nhanh, bền vững; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao; giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, tạo tiền đề vững chắc để phát triển thành phố ở giai đoạn tiếp theo, xây dựng thành phố bảo đảm được chức năng là vùng động lực cho sự phát triển chung của tỉnh. Các mục tiêu cụ thể là:
(1) Tăng trưởng bình quân GTSX (giá so sánh 2010): Giai đoạn 2016- 2020 đạt 17,5-19%/năm, trong đó TMDV tăng 19-19,5%, CN-XD tăng 18,7- 19,2%; nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3-3,5%.
(2) Cơ cấu GTSX các ngành kinh tế năm 2020 (giá hiện hành): Thương mại - dịch vụ: 50-51%; Công nghiệp, xây dựng: 47-48%; nông nghiệp, thủy sản: 3-1%;
(3) Thu ngân sách trên địa bàn tăng trung bình từ 15-20%/năm;
(4) Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng 55.000 tỷ đồng;
(5) Hoàn thành toàn diện các tiêu chí đô thị loại II trong giai đoạn 2016- 2020; phấn đấu tiệm cận tiêu chuẩn của đô thị loại I vào năm 2020;
(6) Tỷ lệ trường chuẩn quốc gia và tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 100% vào năm 2020;
(7) Hằng năm, tỷ lệ thôn, tổ dân phố văn hóa đạt trên 80%; tỷ lệ hộ gia đình văn hóa đạt từ 90% trở lên;
(8) Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân đến năm 2020 đạt 88%; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi năm 2020 dưới 10%.
(9) Giải quyết việc làm hằng năm 2.300-2.500 lao động; (10) Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 70% vào năm 2020; (11) Tỷ lệ hộ nghèo dưới 1,5%;
(12) Quy mô dân số đến năm 2020 đạt 200.000 người, tỷ lệ dân số thành thị đạt 70-80%;
(13) Duy trì tỷ lệ dân số thành thị được sử dụng nước sạch đạt 100%; (14) Đến năm 2020, 100% chất thải rắn ở thành thị được thu gom, tỷ lệ thu gom được xử lý đạt 90%; 90% chất thải rắn ở nông thôn được thu gom, tỷ lệ thu gom được xử lý đạt 80%.
(15) 100% cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải.
(16) Bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững trật tự an toàn xã hội; xây dựng thành phố thành khu vực phòng thủ vững chắc.
Về tầm nhìn đến năm 2030: Thành phố Bắc Giang trở thành đô thị loại I, là Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Bắc Giang; là “cửa ngõ kép hiện đại” của vùng Trung du và miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội mở rộng với một không gian xanh - hiện đại - văn minh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vùng Trung du Miền núi phía Bắc và một số vùng lãnh thổ liên tỉnh lân cận; một địa bàn có dịch vụ, công nghiệp phát triển, kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, bảo đảm tính kết nối. Môi trường tự nhiên được bảo vệ gắn với phát triển du lịch sinh thái bền vững. Quốc phòng - An ninh và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Mở rộng mối quan hệ với các địa phương trong và ngoài nước, nâng cao vị thế kinh tế xã hội của thành phố trong tổng thể nền kinh tế của tỉnh và vùng.
Về tổ chức không gian kinh tế - xã hội: Định hướng mở rộng địa giới hành chính thành phố (sáp nhập một số 06 xã về thành phố) và điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, phường, nâng từ 3-4 xã lên phường.
Để thực hiện định hướng nên trên, thành phố xác định 03 khâu đột phá cụ thể sau:
Thứ nhất, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại theo hướng đáp ứng các tiêu chuẩn nâng cấp thành phố Bắc Giang lên đô thị loại I; bảo đảm tính kết nối với các vùng trong tỉnh, các đô thị, các trung tâm phát triển trong vùng Thủ đô, vùng Trung du Miền núi phía Bắc và vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội với việc xác định các hướng, khu vực, trục phát triển chủ yếu, tạo tiền đề mở rộng thành phố trong giai đoạn tiếp theo.
Thứ hai, thu hút đầu tư, phát triển thương mại, dịch vụ logistics, trong đó trọng tâm là thu hút đầu tư theo quy hoạch đường Nguyễn Văn Cừ với các dịch vụ thương mại, khách sạn, tài chính; quy hoạch và thu hút đầu tư xây dựng dịch vụ logistics tại xã Song Khê, Đồng Sơn. Phát triển dịch vụ phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của Nhà máy đạm Hà Bắc; dịch vụ cung cấp các sản phẩm hàng lưu niệm, đặc sản của tỉnh cho khách du lịch theo tuyến đường tỉnh 293.
Thứ ba, đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội; cải cách tổ chức bộ máy, con người, nâng cao năng lực quản lý, chỉ đạo, điều hành, tạo chuyển biến mạnh trong hoạt động dịch vụ công, xây dựng bộ máy chính quyền có tác phong chuyên nghiệp, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời đổi mới công tác chỉ đạo điều hành từ thành phố đến cơ sở.
Thành phố đã và đang cụ thể hóa, xây dựng các kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch. Theo lộ trình từ nay đến năm 2020 thành phố sẽ tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, chỉnh trang đô thị… phát triển đô thị hiện tại khang trang; chuẩn bị các điều kiện mở rộng địa giới hành chính thành phố; phấn đấu cơ bản tiệm cận các tiêu chí của đô thị loại I vào năm 2020.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin 3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
3.2.1.1. Thông tin thứ cấp
Trong quá trình thu thập số liệu thứ cấp đã sử dụng các phương pháp kế thừa. Thu thập từ các tài liệu khoa học, báo cáo của các cơ quan, ban, ngành, Sở Xây dựng, phòng ban, số liệu niên giám thống kê hàng năm của Thành phố, số liệu thống kê được thu thập từ internet, các báo cáo kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học…
Cấp Tài liệu thu thập Cách thu thập
- Bộ (Bộ Xây dựng)
Tài liệu tổng quan về quản lý nhà nước về trật tự xây dựng. - KQ nghiên cứu, báo, tạp chí, nghị quyết, nghị định
- Tìm đọc trực tiếp sách báo, tạp chí và qua mạng Internet
- Tỉnh (Sở xây dựng, ủy ban nhân dân Tỉnh)
Báo cáo tổng kết
Các chính sách định hướng - Báo, tạp chí, NQ, QĐ
- Liên hệ xin số liệu của các sở, phòng ban - Thành phố (UBND Thành phố) Báo cáo tổng kết Các chính sách định hướng Báo, tạp chí
- Báo cáo thống kê
- Trực tiếp liên hệ xin số liệu của các phòng ban và các tài liệu đã xuất bản Nghiên cứu các tài liệu thứ cấp:
+ Các số liệu về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của thành phố Bắc Giang + Số liệu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 2016-2018 + Số liệu về công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị.
3.2.1.2. Thông tin sơ cấp
Để có được số liệu chúng tôi sẽ thông qua việc điều tra, khảo sát thực tế địa phương, phỏng vấn trực tiếp người làm công tác quản lý trật tự xây dựng và các chủ hộ xây dựng theo nội dung đã chuẩn bị sẵn trong phiếu điều tra.
Các bên có liên quan tới công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị. Các phương pháp thu thập thông tin như thảo luận, thảo luận nhóm phỏng vấn sâu, phỏng vấn theo bộ câu hỏi sẽ được sử dụng để thu thập các thông tin. Nghiên cứu tiến hành khảo sát toàn bộ 37 cán bộ trong Đội quản lý Trật tự đô thị, xây dựng và môi trường thành phố và 60 hộ dân đang có công trình xây dựng trên địa bàn thành phố.
Bảng 3.1. Các đối tượng, số phiếu, phương pháp và nội dung khảo sát
TT Đối tượng khảo sát Số mẫu Phương pháp Nội dung
1 Cán bộ Đội 37 Phỏng vấn Công tác quản lý 2 Người dân 60 Phỏng vấn Các thông tin liên quan
Nội dung của phiếu điều tra nhằm làm rõ các nội dung sau: - Thông tin Quy chế, quy định trong công tác quản lý TTXD - Thông tin Hệ thống tổ chức công tác quản lý trật tự xây dựng - Thông tin Quản lý trật tự xây dựng nhà ở theo quy hoạch. - Thông tin Cấp phép, phê duyệt trong quản lý trật tự xây dựng - Thông tin Hướng dẫn trong quản lý trật tự xây dựng
- Thông tin Thanh tra, kiểm tra, xứ lý sai phạm trong quản lý trật tự xây dựng - Thông tin Công tác tuyên truyền quản lý trật tự xây dựng nhà ở.
- Thông tin Nhận thức và hiểu biết của người dân về trật tự xây dựng. - Thông tin Năng lực, trình độ của cán bộ làm công tác quản lý trật tự xây dựng. - Thông tin Sự kết hợp giữa cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương.
3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
- Thống kê mô tả
Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối để mô tả thực trạng tình hình tuân thủ pháp luật của các hộ gia đình, tổ chức theo quy định về cấp giấy phép xây dựng; quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị trên địa bàn
- Thống kê so sánh
Sử dụng phương pháp này để so sánh số tuyệt đối, số tương đối, so sánh sự khác nhau về tình hình tuân thủ giữa các đối tượng được điều tra theo từng phường. Thông qua đó thấy được các lỗi vi phạm chủ yếu, nguyên nhân chính gây ra để đề xuất các giải pháp phù hợp trong công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị.
- Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến chuyên môn của cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý, các đơn vị điển hình trên địa bàn để có thêm kinh nghiệm bổ ích trong việc đánh giá nhìn nhận hiện tượng
3.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích
3.2.3.1. Nhóm chı̉ tiêu nghiên cứu phản ảnh thực trạng tổ chức quản lý trật tự