Bảng 4.9. Sự Biến Động Của Các Chỉ Tiêu Về Lợi Ích Kinh Tế Trong Sử Dụng Nguồn Nhân Lực ĐVT: 1000 đồng Chỉ tiêu 2010 2011 Chênh lệch ± % Doanh thu 677.100.000 1.054.000.000 376.900.000 55,66 Lợi nhuận 2.500.000 6.800.000 4.300.000 172
Chi phí tiền lương 12.055.404 36.128.712 24.073.308 199,68
Tổng số LĐ (người) 302 843 541 179,14
DT/nhân viên 2.242.052 1.250.296 -991.756 44,23
LN/nhân viên 8.278 8.066 -212 2.56
LN/CPTL (lần) 0,207 0,188 -0,019 9,17
a) Năng suất lao động theo lợi nhuận ( Lợi nhuận/ Tổng số NV)
Ta nhận thấy chi tiêu doanh thu/nhân viên của công ty năm 2011 giảm khá mạnh so với năm 2010 với tỷ lệ giảm là 44,23%. Dẫn đến lợi nhân/ Tổng nhân viên của công ty cũng giảm nhẹ vào năm 2011 với mức giảm là 212 nghìn đồng ứng với tỷ lệ là 2,56%. Điều này cho thấy chính sách tuyển dụng của công ty năm 2011 chưa thật sự hợp lý, hơn nữa đã cho thấy công ty đã sử dụng nguồn nhân lực tuyển mới chưa có hiệu quả khi số lao động của công ty tăng vọt vào năm 2011 với mức tăng khá lớn 541 người.
* Để xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với chỉ tiêu lợi nhuận ta sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn như sau:
Lợi nhuận năm 2010= 8.278 * 302 = 2.500.000 Lợi nhuận năm 2011 = 8.066 * 843 = 6.800.000
Lợi nhuận = 6.800.000 - 2.500.000 = 4.300.000 Xác định lợi nhuận khi năng suất lao động thay đổi:
Lợi nhuận’ = 8.066*302 – (8.278*302) = - 64.024 nghìn đồng Ảnh hưởng của tổng số nhân viên đến lợi nhuận:
Lợi nhuận’’ = Năng suất LĐ năm 2011*∑Nhân viên 2011 – (năng suất lao động 2010*∑Nhân viên 2010)= 8.066*843 – 8.278*302 = 4.299.682 nghìn đồng
Tổng hợp 2 nhân tố:
= Lợi nhuận’+ Lợi nhuận’’=( - 64.024 ) + 4.299.682 = 4.235.658 nghìn đồng
Theo như phân tích ở trên ảnh hưởng của nhân tố năng suất lao động đã làm giảm lợi nhuận là 64.024 nghìn đồng, ảnh hưởng của nhân tố lao động đã làm tăng lợi nhuận là 4.299.682 nghìn đồng. Như vậy ta thấy là mức độ ảnh hưởng của lợi nhuận và quy mô của lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Khi năng suất lao động giảm 2,56% thì lợi nhuận giảm là 64.024 nghìn đồng, khi quy mô lao động tăng 179,14% thì làm cho lợi nhuận tăng là 4.235.658 nghìn đồng. Khi năng suất lao động giảm xuống đồng thời làm cho chỉ tiêu lợi nhuận cũng giảm xuống. Điều đó chứng tỏ công tác QTNNL và kiểm soát chi phí của công ty chưa thật sự hiệu quả.
b) Chỉ tiêu lợi nhuận/ Chi phí tiền lương
Đối với chỉ tiêu lợi nhuận/ Chi phí tiền lương thì năm 2011 thấp hơn năm 2010 là 9,17% tương ứng với mức là thấp hơn là 0.019 nghìn đồng, năm 2010 cứ 1 nghìn đồng chi phí tiền lương bỏ ra thì thu được 0,207 nghìn đồng lợi nhuận còn năm 2011 cứ 1 nghìn đồng chi phí tiền lương bỏ ra thì chỉ thu về được 0,188 nghìn đồng lợi nhuận. Năm 2011 số lượng lao động tăng lên đáng kể với tỷ lệ là 179,14% ứng với mức tăng thêm 541
người. Điều đó làm cho chi phí tiền lượng được đội lên khá lớn và công tác sử dụng NNL chưa thật sự có hiệu quả đã làm cho doanh thu giảm đáng kể làm lợi nhuận cũng giảm nhẹ vào năm 2011. Điều này đòi hỏi Công ty cần phải cải tiến chính sách quản trị NNL cho phù hợp với quy mô lao động hiện tại.
Trong thời gian tới nếu với tốc độ gia tăng lao động như hiện nay mà doanh nghiệp chưa có một chính sách đầu tư và sử dụng nguồn nhân lực sao cho có hiệu quả sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
c) Chỉ tiêu năng suất lao động năm
Năm 2011( Doanh thu 2011/Tổng số nhân viên năm 2011) = 1.250.296 Năm 2010( Doanh thu 2010/ Tổng số nhân viên năm 2010) = 2.242.052
Vào năm 2011 một nhân viên chỉ tạo ra cho doanh nghiêp 1.250.296 nghìn đồng thấp hơn so với năm 2010 một nhân viên có thể tạo ra cho doanh nghiệp 2.242.052 nghìn đồng lợi nhuận. Ta thấy doanh thu trên một nhân viên năm 2011 giảm khá mạnh so với năm 2010. Một lần nữa đã cho thấy công tác QTNNL vào việc sử dụng lao động chưa hiệu quả của công ty. Đây là vấn đề rất cấp thiết cần được các cấp lãnh đạo quan tâm và có các giải pháp hiệu quả hơn.