3.1.1. Đặc điểm và điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Bắc Ninh nằm ở phía Nam sông Cầu, phía Đông Bắc của tỉnh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 30km về phía Nam, cách thành phố Bắc Giang 20km về phía Bắc. Thành phố có 19 đơn vị hành chính gồm 10 phường và có thêm 9 xã: Hòa Long, Khúc Xuyên, Vạn An, Phong Khê, Nam Sơn, Hạp Lĩnh, Vân Dương, Khắc Niệm, Kim Chân mới nhập về theo Nghị định số 60/2007/NĐ - CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Yên Phong, Quế Võ, Tiên Du để mở rộng thành phố Bắc Ninh.
có địa giới hành chính tiếp giáp với các tỉnh: + Phía Bắc giáp với tỉnh Bắc Giang;
+ Phía Nam giáp huyện tiên Du, huyện Quế Võ; + Phía Đông giáp huyện Quế Võ;
+ Phía tây giáp huyện Tiên Du, huyện Yên Phong.
Theo số liệu thống kê năm 2017 thành phố Bắc Ninh có diện tích tự nhiên 82,60km2 với dân số 196.000 người.
Địa hình tương đối bằng phẳng, được ngăn cách với trung du và miền núi phía Bắc bảo hệ thống sông Cầu. Ngoài ra, Bắc Ninh còn có hai hệ thống sông lớn là sông Thái Bình và sông Đuống. Hệ thống sông ngòi đã tạo nên một mạng lưới vận tải đường thủy quan trọng, kết nối các địa phương trong tỉnh và nối liền tỉnh Bắc Ninh với các tỉnh khác trong vùng đồng bằng sông Hồng. Ngoài ra, chúng còn tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nông nghiệp và sinh hoạt của dân cư trong tỉnh.
Bắc Ninh ở vị tri thuận lợi về giao thông đường bộ và đường không. Các tuyến đường huyết mạch: Quốc lộ 1A, 1B, quốc lộ 18, quốc lộ 38, đường sắt Hà Nội- Lạng Sơn, Hà Nội- Quảng Ninh nối liền Bắc Ninh với các trung tâm kinh tế, văn hóa và thương mại của khu vực phía Bắc Việt Nam, với cảng hàng không quốc tế Nội Bài và liên thông với hệ thống các trục đường quốc lộ đến với mọi
Nhờ vị trí địa lý thuận lợi cùng với các cơ chế và giải pháp phát triển kinh tế hợp lý, Bắc Ninh đã và đang khai thác các tiềm năng hiện có của tỉnh để trở thành một trung tâm kinh tế - văn hóa phụ trợ, một thành phố vệ tinh quan trọng cho Hà Nội và là một điểm nhấn trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Nơi đây vừa là thị trường tiêu thụ, vừa là khu vực cung cấp nguồn nhân lực, sản phẩm nông sản, vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ... cho các tỉnh thành trong vùng đồng bằng Sông Hồng và các vùng lân cận. Cùng với việc khai thác lợi thế của các làng nghề thủ công truyền thống, Bắc Ninh, đang có nhiều chính sách thu hút đầu tư, mở rộng về quy mô sản xuất, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm tạo thành các khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề nhằm cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, trong nước và xuất khẩu.
Với mục tiêu phát triển toàn diện, Bắc Ninh luôn chú trọng vào việc phát triển con người và các vấn đề xã hội, nâng cao trình độ dân trí và mức sống của nhân dân. Phát huy truyền thống cần cù, khéo léo, năng động sáng tạo của người dân kinh Bắc, nâng cao năng lực quản lý, kỹ năng lao động, kỹ năng giao tiếp cho lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Thành phố Bắc Ninh có địa hình của vựng đồng bằng trung du Bắc Bộ, tương đối bằng phẳng, gồm địa hình đồng bằng và địa hình chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du. Hướng dốc chính của địa hình theo hướng Đông Bắc - Tây Nam.
Địa mạo: gồm các khu vực đồng bằng với độ dốc trung bình < 2% xen kẽ với các đồi bát úp có độ dốc sườn đồi từ 8 -15% và có độ cao phổ biến 40 - 50m. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,25%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố, phân bố tại: xã Hòa Long (nỳi Quả Cảm); phường Đáp Cầu, Thị Cầu, Vũ Ninh (núi Ông Tư, Búp Lê, Điêu Sơn); phường Vân Dương, xã Nam Sơn (núi Cửa Vua, Bàn Cờ); phường Hạp Lĩnh (núi Và).
3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu
Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung
bình năm 23,3oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 28,9oC (tháng 7), nhiệt độ
trung bình tháng thấp nhất là 15,8oC (tháng 1). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng
cao nhất và tháng thấp nhất là 13,1oC.
- Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.530 - 1.776 giờ, trong đó tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng là tháng 1.
- Hàng năm có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau; gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm, gây mưa rào.
Nhìn chung, điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú. Mùa Đông với khí hậu khô, lạnh làm cho vụ đông trở thành vụ chính có thể trồng được nhiều loại cây rau màu ngắn ngày cho giá trị cao và xuất khẩu. Yếu tố hạn chế lớn nhất đối với sử dụng đất là mưa lớn tập trung theo mùa thường làm ngập úng các khu vực thấp trũng gây khó khăn cho việc thâm canh tăng vụ mở rộng diện tích.
- Nhiệt độ - độ ẩm:
Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa khá rõ rệt, có mùa đông lạnh, mùa hè nóng nực.
Trong khoảng 12 năm trở lại đây, nhiệt độ trung bình năm là 24,0oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,4oC (tháng 7), nhiệt độ trung bình thấp nhất là
17,4oC (tháng 1). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 12,0oC.
Độ ẩm tương đối trung bình của Bắc Ninh khoảng 81%, độ chênh lệch về độ ẩm giữa các tháng không lớn, độ ẩm tương đối trung bình thấp nhất từ 72% đến 75% thường xảy ra từ tháng 10 đến tháng 12 trong năm.
- Lượng mưa:
Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1.400 - 1.600mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm. Khu vực có lượng mưa trung bình lớn nhất thuộc thị xã Từ Sơn, huyện Yên Phong, huyện Tiên Du, còn khu vực có lượng mưa trung bình nhỏ nhất thuộc huyện Quế Võ.
3.1.1.4. Đặc điểm thủy văn
Thành phố có chế độ thủy văn thuộc hệ thống lưu vực Sông Cầu (bắt nguồn từ tỉnh miền núi Bắc Cạn), đoạn chảy qua thành phố dài đến 30km (chiếm khoảng 1/4 tổng chiều dài qua địa bàn tỉnh Bắc Ninh), lòng sông khá rộng (60 - 80m), mức mưa rộng (100 - 120m). số liệu đo mực nước tại Đáp Cầu: mực nước lớn nhất là 8,09m (năm 1971), lưu lượng tối đa 1780m3/s, mực nước nhỏ nhất - 0,17m (năm 1960), lưu lượng tối thiểu 4,3m3/s. Mực nước báo động cấp 1 là 3,8m; mực nước báo động cấp 3 là 5,8m. Trên địa bàn thành phố còn có các nhánh nhỏ của sông Cầu như: sông Ngũ Huyện Khê, đoạn chảy qua địa bàn từ xã Phong Khê đến xã Hòa Long dài khoảng 15km; sông Tào Khê, từ xã Kim Chõn - Cầu Ngà dài khoảng 9km. Ngoài ra, có các tuyến kênh mương, ao hồ chính như: kênh Nam dài 8,8km; kênh Tào Khê dài 9,4km; hồ nước Đồng Trầm ( diện tích khoảng 40ha, mực nước mùa kiệt 1 - 1,5m ); hồ Thành Cổ ( diện tích khoảng trên 8,0ha, mực nước mùa kiệt 0,5m ). Nhìn chung, hệ thống thủy văn đóng vai trũ tích cực trong việc tưới, tiêu úng và đồng thời đảm bảo chức năng là nơi lưu chuyển nước mặt, tạo không gian, cảnh quan và môi trường sinh thỏi trong khu vực.
3.1.2. Điều kiện tự nhiên
3.1.2.1. Tài nguyên đất
Theo số liệu thống kê đất đai, diện tích tự nhiên của thành phố có 8.260,88ha. Trong đó: đất nông nghiệp 3.745,16ha, đất phi nông nghiệp 4.459,76ha và đất chưa sử dụng 55,96ha. Về đặc tính đất đai được xác định qua việc phân tích thổ nhưỡng đất
thể hiện trên bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/25.000 toàn tỉnh Bắc Ninh do Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp xây dựng năm 2000, bao gồm có các loại đất chính sau:
+ Đất loang lổ, diện tích 296,46ha.
+ Đất phù sa loang lổ, diện tích 481,74ha. + Đất xám feralit, diện tích 234,42ha. + Đất gley chua, diện tích 667,03ha. + Đất phù sa chua, diện tích 1.297,14ha. + Đất xám loang lổ, diện tích 963,35ha.
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Bắc Ninh
Stt Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích tự nhiên 8.260,88 100,00
1 Đất nông nghiệp 3.681,66 44,57
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 3.115,42 37,71
1.2 Đất lâm nghiệp 221,78 2,68
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 344,34 4,17
1.4 Đất nông nghiệp khác 0,12 0,00
2 Đất phi nông nghiệp 4.523,53 54,76
2.1 Đất ở 1.495,57 18,10
2.2 Đất chuyên dùng 2.608,14 31,57
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 21,44 0,26
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 96,06 1,16
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 298,53 3,61
2.6 Đất phi nông nghiệp khác 3,79 0,05
3 Đất chưa sử dụng 55,69 0,67
3.1 Đất bằng chưa sử dụng 34,77 0,42
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 20,92 0,25
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Bắc Ninh (2019)
3.1.2.2. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: với lợi thế nằm cạnh sông Cầu về phía Bắc thuộc vùng trung hạ lưu của hệ thống sông Cầu, có sông nhánh Ngũ Huyện Khê nằm tại khu vực phía
Tây và sông Tào Khê nằm tại khu vực phía Đông của thành phố. Các dòng chảy đã cung cấp nước mặt phong phú cho các hoạt động sản xuất, giữ vai trò quan trọng về công tác thủy lợi của địa phương mà còn tạo giá trị kinh tế cao về giao thông đường thủy: cảng sông Đáp Cầu chuyên phục vụ bốc xếp vật tư, nguyên liệu cho nhà máy Kính cùng nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố có hệ thống hồ, ao phân bố rải rác trong các khu vực cùng với hệ thống kênh mương thủy lợi đảm nhận chức năng điều tiết, lưu chuyển lượng nước mặt cho thành phố và tạo cảnh quan, không gian môi trường sinh thái.
Nguồn nước ngầm: theo kết quả điều tra địa chất thủy văn thì vùng Bắc Ninh có nguồn nước ngầm mạch nông, chiều dày tầng trung bình 10 - 12m và là tầng chứa nước có áp, lưu lượng nước khá phong phú (3,5 - 10,6l/s.m). Vùng phía Bắc có trữ lượng khá lớn, khả năng khai thác với trữ lượng cao và chất lượng đảm bảo: khu vực làng Hữu Chấp, Đẩu Hàn thuộc xã Hòa Long với trữ lượng khoảng 13.000 m3/ngày.đêm. Khu vực phía Đông Nam thành phố có trữ lượng nước dồi dào song chất lượng không đảm bảo.
Nhìn chung, nguồn nước là tương đối dồi dào và phong phú, nguồn nước ngầm cùng với nguồn nước mặt là điều kiện để xây dựng các hệ thống cấp nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của thành phố trong thời gian tới. Tuy nhiên, nguồn nước tại một số khu vực đó có nguy cơ bị ô nhiễm do các yếu tố tác nhân trong quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt là việc sản xuất tiểu thủ công nghiệp của một số làng nghề trong thời gian vừa qua.
3.1.2.3. Địa chất- khoáng sản
- Địa chất:
Đặc điểm địa chất lãnh thổ Bắc Ninh mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng, có bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng. Tuy nhiên nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc – Bắc Bộ nên cấu trúc địa chất lãnh thổ Bắc Ninh có những nét còn mang tính chất của vòng cung Đông Triều vùng Đông Bắc. Trên lãnh thổ Bắc Ninh có mặt loại đất đá có tuổi từ Pecmi, Trias đến Đệ tứ, song chủ yếu là thành tạo Đệ tứ bao phủ gần như toàn tỉnh. Lớp thành tạo Đệ tứ chiếm ưu thế về địa tầng lãnh thổ, nằm trên các thành tạo cổ, có thành phần thạch học chủ yếu là bồi tích, bột, cát bột và sét bột. Bề dày các thành tạo đệ tứ biến đổi theo quy luật trầm tích rất rõ ràng, có độ dày tăng dần từ 5m đến 10m ở các khu vực chân núi tới 20m đến 30m ở các vùng trũng và dọc theo các con sông chính
như sông Cầu, sông Thái Bình, sông Đuống, sông Ngũ Huyện Khê. Các thành tạo Trias muộn và giữa phân bố hầu hết ở trên các núi và dãy núi, thành phần thạch học chủ yếu là cát kết, sạn kết và bột kết. Bề dày các thành tạo khoảng từ 200m đến 300m. Với đặc điểm này địa chất của tỉnh Bắc Ninh có tính ổn định hơn so với Hà Nội và các đô thị vùng đồng bằng Bắc Bộ khác trong việc xây dựng công trình.
- Khoáng sản:
Bắc Ninh là tỉnh nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu thiên về vật liệu xây dựng với các loại khoáng sản sau: đất sét, cát xây dựng và than bùn. Trong đó, đất sét được khai thác làm gạch, ngói, gốm có trữ lượng lớn được phân bổ dọc theo sông Cầu, sông Đuống thuộc phạm vi các huyện Thuận Thành, Gia Bình, Quế Võ, Yên Phòng và Tiên Du; Đất sét làm gạch chịu lửa phân bổ chủ yếu tại khu vực phường Thị Cầu, thành phố Bắc Ninh. Cát xây dựng cũng là nguồn tài nguyên chính có trữ lượng lớn của Bắc Ninh được phân bố hầu như khắp toàn tỉnh, dọc theo sông Cầu, sông Đuống.
3.1.2.4. Dân số và lao động
Dân số trung bình năm 2018 của toàn tỉnh Bắc Ninh ước tính 1.247,5 nghìn người, trong đó thành phố Bắc Ninh 213.061 người, trong đó nam giới là 105.481 người, nữ giới là 107.580 người. Trong những năm gần đây, quy mô dân số trung bình có xu hướng tăng nhanh.
Bảng 3.2. Tình hình dân số thành phố Bắc Ninh năm 2016 - 2018
Năm Nam Nữ Tổng
2016 96.467 99.802 196.269
2017 101.995 102.670 204.665
2018 105.481 107.580 213.061
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh (2019)
3.1.3. Đặc điểm về kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trên địa bàn thành phố đạt 11,9%; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng đạt trên 97%. Thành phố Bắc Ninh đẩy mạnh thu hút đầu tư, xây dựng và phát triển các khu công nghiệp (KCN) lớn như: KCN Quế Võ (650 ha), KCN Hạp Lĩnh - Nam Sơn (300ha) và 05 cụm công nghiệp làng nghề, thu hút gần 2.000
doanh nghiệp và hàng trăm cơ sở, hợp tác xã sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp đang hoạt động hiệu quả. Công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị- nông thôn được triển khai tích cực, bộ mặt đô thị ngày càng được đổi mới, nhiều tuyến đường giao thông kết nối nội ngoại thành, các tuyến đường trung tâm được xây dựng mới và nâng cấp; nhiều dự án khu đô thị với quy mô lớn được đầu tư và đưa vào sử dụng như: Vũ Ninh - Kinh Bắc, Hòa Long - Kinh Bắc, Hồ Ngọc Lân III; Khu đô thị mới đường Lê Thái Tổ (khu HUD); Khu đô thị mới Bắc đường Kinh Dương Vương (phường Vũ Ninh); Khu đô thị mới Nam Võ Cường (phường Võ Cường)...
- Hoạt động thương mại- dịch vụ của thành phố cũng phát triển mạnh với chuỗi trung tâm thương mại, siêu thị như: Him Lam Plaza, Dabaco mart, Media mart…; hệ thống khách sạn, nhà hàng cao cấp như: Mường Thanh Hotel, L'Indochina Hotel, Phượng Hoàng Hotel, Khách sạn Hoàng Gia, Khách sạn Đông Đô, World Hotel….
- Lĩnh vực văn hóa, xã hội của thành phố ngày càng được quan tâm và có bước phát triển mới. Hiện nay, thành phố Bắc Ninh có 192 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó