Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với nhà ở xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố bắc ninh (Trang 25 - 27)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với nhà ở xã hội

2.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với nhà ở xã hội

2.1.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với nhà ở xã hội

2.1.3.1. Bảo đảm sự quản lý tập chung thống nhất của Nhà nước

Nhà ở xã hội có vai trị rất lớn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội từ đó cho thấy việc nhà nước thống nhất quản lý về nhà ở xã hội là cần thiết. Nhà nước có vai trị quan trọng, không thể thiếu trong việc hỗ trợ về cơ chế, chính sách, quy hoạch, xây dựng hạ tầng, mặt bằng, đất đai, tài chính, lãi xuất.

Để thực hiện quản lý nhà ở xã hội điều đó cần phải có sự thống nhất quản lý phân bổ, quy hoạch về đất đai, việc giao cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng NOXH phải tuân thủ theo quy định của luật đất đai và các quy định khác của pháp luật liên quan.

Quyền quản lý tập chung thống nhất của nhà nước được thực hiện theo pháp luật và được thực hiện trên nhiều mặt như: đại diện quyền quốc gia về lãnh thổ, quyền giao đất hoặc cho thuê đất đối với các tổ chức hộ gia đình, cá nhân, trong và ngoài nước, quyền định giá, điều tiết thu nhập từ đất đai, quyền kiểm tra, giám sát việc sử dụng đất và xử lý vi phạm Pháp luật đất đai.

2.1.3.2. Bảo đảm kết hợp quyền sở hữu và quyền sử dụng nhà ở xã hội

Nghị định 34 ngày 22/4/2013 Nghị định về quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước phải được thực hiện thống nhất, có sự phối hợp chặc chẽ, sự phân giao trách nhiệm quản lý rõ ràng giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan; bảo đảm duy trì và phát triển quỹ nhà ở này.

Việc sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước phải đúng mục đích, bảo đảm hiểu quả, tránh thất thốt, lãng phí. Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước phải được quản lý, sử dụng bảo đảm chất lượng và an toàn cho người sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan.

2.1.3.3. Bảo đảm sự kết hợp hài hịa các lợi ích

Bảo đảm hài hịa lợi ích giữa nhà nước đối với đối tượng sử dụng NOXH; giữa lợi ích kinh tế của các tổ chức phi lợi nhuận và lợi ích của nhà nước, giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài; bảo đảm cho người thuộc đối tượng được nhà nước ưu tiên đáp ứng nhu cầu về nhà ở theo Luật nhà ở được hưởng chế độ sở hữu NOXH.

Việc bảo đảm kết hợp hài hịa giữa lợi ích được thực hiện thơng qua chỉnh trang đô thị, quy hoạch, bố trí sử dụng đất, chính sách tài chính, hỗ trợ về NOXH và các quy định về quyền, nghĩa vụ của nhà nước và của đối tượng được hưởng.

Xây nhà ở xã hội là việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng về chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, địi hỏi sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, phải thống nhất và kết hợp hài hòa giữa các cơ quan chức năng, các nhà quản lý, các nhà xây dựng và người dân

2.1.3.4. Bảo đảm an sinh xã hội

Có chỗ ở thích hợp, ổn định là một trong những quyền cơ bản của con người là động lực cho con người hướng đến cuộc sống an lành.

Nhà nước ban hành nhiều chính sách, triển khai nhiều cơng trình, dự án thu hút nhà đầu tư, quy hoạch, chỉnh trang đô thị, quan tâm xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp.... đảm bảo an sinh xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố bắc ninh (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)