Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNNNN cho Chương trình xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách cho thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 39 - 42)

xây dựng nông thôn mới

2.1.3.1. Cơ chế, chính sách của Nhà nước về quản lý chi ngân sách nhà nước nhà nước

Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, pháp luật đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong việc quản lý Nhà nước nói chung và quản

lý chi NSNNNN nói riêng. Hệ thống pháp luật với vai trò hướng dẫn và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong xã hội hoạt động theo trật tự, trong khuôn khổ pháp luật, đảm bảo sự công bằng, an toàn và hiệu quả đòi hỏi phải rất đầy đủ, chuẩn tắc và đồng bộ. Vì vậy, hệ thống pháp luật, các chính sách liên quan đến quản lý chi

NSNNNN sẽ có tác dụng kìm hãm hay thúc đẩy hoạt động quản lý hiệu quả hay

Cơ chế, chính sách về quản lý chi NSNNNN được thể hiện dưới hình thức những văn bản của Nhà nước, có tính quy phạm pháp luật, chi phối và tạo hành

lang pháp lý cho các hoạt động trong quy trình quản lý chi NSNNNN từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán đến khâu quyết toán chi.

Cơ chế, chính sách về quản lý chi NSNNNN bao gồm:

- Các quy định về phạm vi, đối tượng; về phân cấp nhiệm vụ chi, quản lý

chi của các cấp chính quyền.

- Các quy định về trình tự, nội dung lập, chấp hành và quyết toán chi

NSNNNN.

- Các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà

nước trong quá trình quản lý chi NSNNNN.

- Các quy định về nguyên tắc, chế độ, định mức chi NSNNNN.

Cơ chế, chính sách được ban hành có đúng đắn, hợp lý, phù hợp với thực

tiễn mới tạo điều kiện cho hoạt động quản lý chi NSNNNN đạt được hiệu quả.

2.1.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách nhà nước nhà nước

Hoạt động chi NSNNNN cho thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn

mớiđược triển khai có thuận lợi và hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào tổ

chức bộ máy quản lý NSNNNN và quy trình nghiệp vụ, trong đó đặc biệt là quy

trình nghiệp vụ quản lý. Tổ chức bộ máy và quy trình quản lý, quyền hạn trách nhiệm của từng khâu, từng bộ phận, mối quan hệ của từng bộ phận trong quá trình

thực hiện từ lập, chấp hành, quyết toán và kiểm toán chi NSNNNN có tác động rất

lớn đến quản lý chi NSNNNN. Tổ chức bộ máy quản lý chặt chẽ thì chất lượng quản

lý sẽ được nâng cao, đồng thời sẽ hạn chế được tình trạng sai phạm trong quản lý. Quy trình quản lý được bố trí càng khoa học, rõ ràng thì càng góp phần quan trọng

làm nâng cao chất lượng của thông tin tới cấp ra quyết định quản lý chi NSNNNN,

giảm các yếu tố sai lệch thông tin. Từ đó nâng cao được hiệu quả quản lý chi

NSNNNN cho thực hiện Chương trình xây dựng nông thônmới.

2.1.3.3. Năng lực quản lý của người lãnh đạo và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý trong bộ máy quản lý ngân sách nhà nước nhà nước

Con người là trung tâm của mọi hoạt động trong xã hội, cơ chế quản lý tài chính sẽ khuyến khích hay hạn chế sự phát triển của đơn vị tuỳ thuộc vào năng

lực trình độ của người vận dụng nó.

sâu rộng, trình độ, chuyên môn tốt trong lĩnh vực mà mình quản lý để đề ra chiến lược trong hoạt động ngân sách nhà nước; đưa ra được các kế hoạch triển khai các công việc hợp lý, rõ ràng; tạo nên một cơ cấu tổ chức hợp lý, có hiệu quả, có sự phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn giữa các nhân

viên, cũng như giữa các khâu, các bộ phận của bộ máy quản lý NSNNNN tại

đơn vị. Nếu năng lực của người lãnh đạo yếu, bộ máy tổ chức không hợp lý, các chiến lược không phù hợp với thực tế thì việc quản lý chi tiêu nguồn lực tài chính công sẽ không hiệu quả, dễ gây tình trạng chi vượt quá thu, chi đầu tư

giàn trải, phân bổ chi thường xuyên không hợp lý; có thể dẫn đến tình trạng thất thoát và lãng phí ngân sách nhà nước nhà nước.

Ngoài năng lực chuyên môn thì người lãnh đạo cũng cần tránh chạy theo bệnh thành tích, bệnh quan liêu mệnh lệnh, thiếu ý thức chịu trách nhiệm, thậm chí là sa sút về phẩm chất đạo đức, lối sống như đòi hối lộ, đưa đút lót, thông đồng, móc ngoặc, gian lận… Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng không tốt tới quá trình quản lý chi ngân sách nhà nước nhà nước gây giảm hiệu quả sử

dụng vốn ngân sách nhà nướcnhà nước nghiêm trọng.

Cùng với năng lực quản lý của người lãnh đạo thì năng lực, trình độ

chuyên môn và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách nhà

nước cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả chi NSNNNN. Nếu đội

ngũ cán bộ quản lý ngân sách nhà nước có trình độ chuyên môn tốt, ý thức trách

nhiệm cao sẽ giảm thiểu được những sai sót không đáng có, đảm bảo các khoản chi được chi đúng theo nội dung chi, nguyên tắc chi và quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

2.1.3.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi ngân sách nhà nước nhà nước cho thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới

Việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong cuộc sống ngày nay đã và đang thực sự chứng tỏ vai trò không thể thiếu được của nó. Thực tế đã chứng minh

với việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong công tác quản lý chi NSNNNN

nói chung và quản lý chi NSNNNN cho thực hiện Chương trình xây dựng

nông thôn mới ở địa phương nói riêng sẽ giúp tiết kiệm được thời gian xử lý

công việc, đảm bảo được tính chính xác, nhanh chóng và thống nhất về mặt dữ liệu, tạo tiền đề cho những quy trình cải cách về mặt nghiệp vụ một cách hiệu quả. Chính vì lẽ đó mà công nghệ tin học là một trong những nhân tố ảnh

trình xây dựng nông thôn mớitại địa phương.

2.1.3.5. Nhận thức và vai trò của người dân

Việc tham gia của người dân trong quá trình giám sát thực hiện Chương

trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Lâm có tác động không

nhỏ đến thành công Chương trình xây dựng nông thôn mới. Nhận thức của người

dân về các tiêu chí Chương trình xây dựng nông thôn mớitốt giúp việc triển khai

các hạng mục công trình thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mớidiễn ra

dễ dàng, đối với các công trình khó thu hút vốn đầu tư doanh nghiệp và nguồn

ngân sách nhà nướchạn chế thì việc kêu gọi được đóng góp từ phía người dân là

rất quan trọng cho Chương trình xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, vai trò của người dân trong việc giám sát thực hiện các hạng mục công trình, phát hiện

những sai phạm của chủ đầu tư sẽ giúp việc quản lý chi ngân sách nhà nước cho

Chương trình xây dựng nông thôn mớitrên đại bàn hyện Gia Lâm đạt hiệu quả.

2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách cho thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)