Phầ n3 Phương pháp nghiên cứu
4.1. Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cho thực hiện Chương trình
4.1.1. Thực trạng quản lý lập dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ, giao dự
toán chi ngân sách nhà nước cho thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới
4.1.1.1. Lập dự toán ngân sách nhà nước cho thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới
Hàng năm, việc lập dự toán ngân sách nhà nước huyện Gia Lâm được thực
hiện theo quy định của Luật NSNNNN, Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày
06/6/2003, Nghịđịnh số73/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ,các văn
bản hướng dẫn của Bộ Tài chính; Nghị quyết, Quyết định của HĐND, UBND
thành phố Hà Nội và các văn bản của các cơ quan có thẩm quyền thuộc thành phố Hà Nội về phân cấp, quản lý ngân sách nhà nước.
Giai đoạn từ 2015-2017, ngoài việc căn cứ vào các văn bản của TW, dự
toán ngân sách nhà nước huyện được lập dựa trên cơ sở Nghị quyết số
13/2016/NQ-HĐND ngày 05/12/2016 của HĐND thành phố Hà Nội về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách nhà nước thuộc thành phố Hà
Nội giai đoạn 2017-2020; Quyết định số 6768/QĐ-UBND ngày 10/12/2015 của
UBND thành phố Hà Nội về việc giao chỉ tiêu kế hoạch kinh tế xã hội và dự toán thu chi ngân sách nhà nước năm 2016 của thành phố Hà Nội
Từ năm 2018, dự toán ngân sách nhà nước được lập trên cơ sở các quy
định tại Quyết định số 8586/QĐ-UBND ngày 08/12/2017 của UBND thành phố
Hà Nội về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch kinh tế xã hội vừ dự toán thu chi ngân sách nhà nước năm 2018 của Thành phố Hà Nội. Về cơ bản, nhiệm vụ chi phân cấp cho ngân sách nhà nước cấp huyện thực hiện vẫn ổn định như các thời kỳ trước. Tuy nhiên, tại văn bản này đã có những quy định chi tiết hơn, rõ ràng hơn
về việc phân cấp nhiệm vụ chi thuộc ngân sách nhà nước cấp huyện. Từ đó làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá, kiểm tra công tác quản lý NSNNNN trên địa bàn huyện.
tất cả các dự án nhóm A, B, C trong phạm vi và khảnăng cân đối ngân sách nhà
nước của địa phương sau khi được HĐND huyện thông qua.
Ngoài ra, kế hoạch đầu tư của huyện còn được lập dựa trên quy định tại
Thông tư số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13/4/2011; Quyết
định số 37/2010/QĐ-UBND ngày 20/8/2010, số 09/QĐ-UBND ngày 21/5/2012,
Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 06/07/2012 của UBND thành phố Hà
Nội ban hành Quy định thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội. Đây là những
văn bản quy định về một số chính sách của thành phố Hà Nội đối với việc thực hiện xây dựng NTM trên địa bàn.
Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của Trung ương, Thành phố, vào đầu
Quý III hàng năm, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Gia Lâm tham mưu UBND
huyện có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị dự toán trực thuộc huyện quản
lý, các đơn vị, tổ chức được ngân sách nhà nước huyện hỗ trợ và UBND xã lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm sau để làm căn cứ tổng hợp và xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước cấp huyện.
Dự toán chi ngân sách nhà nước của các đơn vị dự toán được lập trên cơ
sở nhiệm vụ được giao; các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu hiện hành, định mức phân bổ chi ngân sách nhà nước do cơ quan có thẩm quyền ban hành và tình hình thực hiện dự toán của các năm trước.
Dự toán chi ngân sách nhà nước của chính quyền cấp xã được lập trên
cơ sở nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng
trên địa bàn xã, nhất là các nội dung, nhiệm vụ thuộc Đề án Chương trình xây
dựng NTM của địa phương; phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cho cấp xã; mức bổ sung của ngân sách nhà nước huyện cho ngân sách nhà nước xã hàng
năm; định mức phân bổ ngân sách nhà nước. Dựtoán được tổng hợp theo từng
lĩnh vực, nội dung chi như chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên (chi tiết chi sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp giáo dục - đào tạo, sự nghiệp y tế, sự nghiệp văn
hoá, sự nghiệp phát thanh, thể dục thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, đảm bảo xã hội, quản lý hành chính, an ninh, quốc phòng, chi khác...), dự phòng, nguồn cải cách tiền lương.
Dự toán chi của các đơn vịđược gửi về Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện
để xem xét, tổng hợp làm căn cứ xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước huyện
phối hợp với các cơ quan có liên quan như Chi cục Thuế, KBNN huyện... để tổng hợp, xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước huyện cùng với dự toán thu
NSNNNN trên địa bàn và thu ngân sách nhà nước huyện, báo cáo Thường trực
HĐND huyện xem xét trước khi báo cáo lên UBND thành phố.
Đến nay, chi ngân sách nhà nước từ nguồn bổ sung có mục tiêu của ngân
sách nhà nước thành phố cho huyện để thực hiện xây dựng NTM chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số chi. Và nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước để thực hiện xây dựng NTM được giao bổsung theo Chương trình mục tiêu, chưa đủ khảnăng sắp xếp dự toán chi ngay từ đầu năm. Đây là một trở ngại lớn đối với chính quyền cấp huyện trong việc quản lý chi ngân sách nhà nước trong thực hiện xây dựng NTM, dẫn đến việc bị động trong quản lý, điều hành ngân sách nhà nước nói chung, chi ngân sách nhà nước nói riêng.
Bảng 4.1: Kết quả phê duyệt dự toán đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện
Chương trình xây dựng NTM tại xã nghiên cứu trên địa bàn huyện Gia Lâm
TT Tên đơnvị Dự toán do đơn vị lập (Trđ)
Dự toán được duyệt Tổng mức dự
toán đầu tư được duyệt (Trđ) Số chênh lệch (Trđ) Tỷ lệ được duyệt so với dự toán đơn vị lập (%) Tổng 884.234 863.175 98,1 1 Xã Phù Đổng 210.387 202.698 -7.689 96,3 2 Xã Kim Sơn 126.074 130.990 4.916 103,9 3 Xã Trung Mầu 119.549 115.840 3.709 96,9 4 Xã Dương Quang 115.808 117.369 -1.561 101,3 5 Xã Ninh Hiệp 174.701 163.464 -11.237 93,6 6 Xã Lệ Chi 137.715 132.814 -4.901 96.4 Nguồn: UBND huyện Gia Lâm (2017) Từ kết quả tại bảng 4.1, với 06 xã nghiên cứu thì dự toán lập so với dự toán được duyệt đều có sự chênh lệch: 04 xã có sựđiều chỉnh giảm từ 1.561 triệu
đồng đến 11.237 triệu đồng (xã Phù Đổng, xã Dương Quang, xã Ninh Hiệp và xã
Lệ Chi) và 02 xã có sựđiều chỉnh tăng từ 3.709 triệu đồng đến 4.916 triệu đồng
các đơn vị nghiên cứu còn có những bất cập, nguyên nhân của vấn đề này do
năng lượng của đội ngũ cá bộ làm công tác quản lý chi ngân sách nhà nước và
nguyên nhân nữa là hạng mục các công trình xây dựng Chương trình xây dựng nông thôn mới khá lớn, đặc biệt với kế toán tại các xã thì thời gian công tác từ 03-05 năm sẽ phải điều chuyển đến đơn vị khác, việc này cũng gây khó khăn trong tiếp cận với việc lập dự toán ở những đơn vị mới (Thủtướng chính phủ, Nghị định 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007).
Quản lý lập dự toán chi ngân sách nhà nước tại huyện Gia Lâm cho thấy, về cơ bản việc lập dự toán chi ngân sách nhà nước đã thực hiện theo đúng
nguyên tắc, nội dung, trình tự quy định. Chất lượng công tác lập dự toán của
các đơn vị trực thuộc và của UBND huyện đã dần được cải thiện, đặc biệt là dự toán của các xã, thị trấn. Việc tổng hợp và xây dựng dự toán chi ngân sách
nhà nước huyện đảm bảo thời gian quy định. Số liệu dự toán đã dần bám sát với yêu cầu, nhiệm vụ chi được phân cấp và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung, nhiệm vụChương trình xây dựng NTM nói riêng
Bên cạnh những ưu điểm là chủ yếu, lập dự toán chi ngân sách nhà nước huyện Gia Lâm còn có một vài hạn chế, đó là:
Thứ nhất, kế hoạch vốn đầu tư mang tính ngắn hạn, cơ cấu vốn đầu tư
chưa hợp lý. Kế hoạch vốn đầu tư mới nhằm thực hiện mục tiêu hàng năm cần
đạt được theo các Chương trình, đề án của cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ
sở. Huyện còn thiếu một kế hoạch đầu tư hướng tới sự phát triển mang tính trung hạn hoặc dài hạn. Dự toán chi đầu tư XDCB hàng năm còn dàn trải. Các
cơ quan chuyên môn chưa rà soát, xác định rõ danh mục các công trình trọng
điểm, thiết yếu cần ưu tiên đầu tư.
Thứ hai, nhiệm vụchi đầu tư XDCB, chi chương trình mục tiêu quốc gia,
chi sự nghiệp kinh tế… được phân cấp cho ngân sách nhà nước huyện thường có thời gian triển khai thực hiện kéo dài trong nhiều năm. Trong khi đó, Luật NSNNNN và các văn bản hướng dẫn hiện hành mới chỉ quy định việc lập dự toán hàng năm, chưa quy định cụ thể việc xây dựng kế hoạch tài chính và kế
hoạch chi tiêu trung hạn, dài hạn. Điều đó làm hạn chế tính chủ động của địa
phương trong xây dựng và bố trí nguồn lực ngân sách nhà nước một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Theo đó, nhiều chương trình, dự án thời gian triển khai thực hiện kéo dài so với dự kiến ban đầu, nên hiệu quả kinh tế không cao.
Hộp 4.1 Kế hoạch vốn đầu tư cần mang tính dài hạn
Chất lượng công tác lập dự toán cấp xã đã dần được cải thiện, tuy nhiên kế hoạch vốn mang tính ngắn hạn, triển khai thực hiện kéo dài trong nhiều năm đã làm hạn chế tính chủ động của địa phương trong xây dựng và bố trí nguốn lực ngân sách nhà nước một cách hiệu quả.
Nguồn:Phỏng vấn sâu Ông Nguyễn Văn Tuấn- Chủ tịch UBND xã Ninh Hiệp ngày 13/4/2018 tại UBND xã Ninh Hiệp
4.1.1.2. Phân bổ, giao dự toán chi ngân sách nhà nước trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới
Hàng năm, UBND huyện Gia Lâm thực hiện phân bổ, giao dự toán
chi ngân sách nhà nước theo quy định của Luật NSNNNN, Nghị định số
73/2003/NĐ-CP ngày 23/6/2003 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế
xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách nhà nước địa phương,
phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước địa phương, và các văn bản
hướng dẫn thực hiện.
Căn cứ Quyết định của UBND thành phố Hà Nội về việc giao nhiệm vụ
chi ngân sách nhà nước huyện, UBND huyện giao phòng Tài chính - Kế hoạch
tham mưu xây dựng phương án phân bổ dự toán ngân sách nhà nước, trình
HĐND huyện quyết định. Sau khi dự toán chi ngân sách nhà nước cấp huyện và
phương án phân bổ dự toán được HĐND huyện quyết định, UBND huyện ra
quyết định phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước và giao nhiệm vụ thu, chi
ngân sách nhà nước cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc cấp huyện, mức bổ
sung từngân sách nhà nước cấp huyện cho từng xã, thị trấn trên địa bàn huyện Gia Lâm.
Theo quy định hiện hành, dự toán chi ngân sách nhà nước cấp huyện và
phương án phân bổ ngân sách nhà nước cấp huyện phải thực hiện xong trước
ngày 20 tháng 12 hàng năm và dựtoán giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách
nhà nước xong trước ngày 31 tháng 12 hàng năm. Trường hợp, sau ngày 31
tháng 12 hàng năm, vì khó khăn, vướng mắc mà các đơn vị dự toán cấp I chưa
phân bổ xong dự toán được giao, đơn vị dự toán cấp I phải báo cáo với Phòng Tài chính - Kế hoạch để xem xét, báo cáo UBND huyện cho phép kéo dài thời gian phân bổ dự toán.
toán kéo dài chậm nhất đến ngày 31/01 hàng năm. Quá thời hạn này, Phòng Tài chính - Kế hoạch tổng hợp báo cáo UBND huyện Gia Lâm điều chỉnh giảm dự
toán chi của đơn vị đểđiều chuyển cho cơ quan, đơn vị khác, hoặc bổ sung vào dự phòng ngân sách nhà nước theo quy định của Chính phủ.
Đối với các nguyên nhân do khách quan, vượt quá thẩm quyền của đơn vị như chưa có phê duyệt của cấp có thẩm quyền về tổ chức bộ máy, cơ chế thực hiện nhiệm vụ..., đơn vị dự toán cấp I phải dự kiến thời hạn hoàn thành để
Phòng Tài chính - Kế hoạch báo cáo UBND huyện cho kéo dài thời gian phân bổ, song chậm nhất không quá ngày 31 tháng 3 hàng năm. Quá thời hạn này, dự
toán còn lại chưa phân bổ sẽ được xửlý tương tự như đối với các nguyên nhân chủ quan nêu trên.
Bảng 4.2: Kết quả phân bổ dự toán NSNN cho
Chương trình xây dựng NTM tại xã nghiên cứu trên địa bàn huyện Gia Lâm
STT Đơn vị 2015 Năm (Trđ) Năm 2016 (Trđ) Năm 2017 (Trđ) So sánh (%) 2016/2 015 2017/2 016 BQ Tổng 247.630 271.356 233.372 109,6 86,0 97,89 1 Xã Phù Đổng 98.532 67.972 10.660 70,0 15,7 42,3 2 Xã Kim Sơn 40.360 45.705 15.328 113,2 33,5 73,3 3 Xã Trung Mầu 34.761 28.735 55.210 82,6 192,1 137,4 4 Xã Dương Quang 53.320 36.111 12.479 67,7 34,5 51,1 5 Xã Ninh Hiệp 8.976 70.907 73.357 790,0 103,5 446,7 6 Xã Lệ Chi 11.681 21.926 66.338 187,7 302,4 245,1 Nguồn: UBND huyện Gia Lâm (2017)
Những năm qua, phân bổ vốn đầu tư của huyện Gia Lâm cơ bản tuân thủ
đúng các quy định của pháp luật, thực hiện phân bổ vốn cho các dựán đã có đủ
thủ tục đầu tư trong danh mục các dự án thuộc kế hoạch hàng năm. Việc bố trí
vốn đầu tư đã tập trung hơn, theo hướng ưu tiên các công trình, dự án trọng
điểm, các dự án trường học, trạm y tế, các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ dân sinh. Hàng năm, UBND xã, thị trấn, các đơn vị
trực thuộc huyện căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển của huyện, thành phố, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 5 năm, các quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để đề xuất lập danh
bổ, giao dự toán chi ngân sách nhà nước cấp huyện thường được tiến hành
xong trước ngày 25 tháng 12 hàng năm. Dự toán chi ngân sách nhà nước được
giao cụ thể, trực tiếp đến các đơn vị dự toán; các phòng, ban, ngành, đoàn thể
thuộc huyện; các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Quản lý phân bổ, giao dự
toán chi ngân sách nhà nước huyện Gia Lâm những năm qua đã có nhiều tiến bộ, song vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục, đó là:
Một là, còn tình trạng dự toán phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần trong
năm, thường dồn về cuối năm thể hiện tại bảng 4.3
Bảng 4.3 Sốlượng điều chỉnh dự toán tại các xã Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn hyện Gia Lâm
Đơn vị Năm 2015 (lần) Năm 2016 (lần) Năm 2017 (lần) Tốc độ phát triển (%) 2016/2015 2017/2016 BQ Xã Phù Đổng 2 2 - 100,0 - - Xã Kim Sơn 1 2 1 200,0 50,0 125,0 Xã Trung Mầu 1 - 2 - - - Xã Dương Quang 1 - 2 - - - Xã Ninh Hiệp 2 2 2 100,0 100,0 100,0 Xã Lệ Chi 1 2 1 200,0 50,0 125,0 Nguồn: Phòng Tài chính- Kế hoạch (2017)
Trong 3 năm tại 06 xã nghiên cứu đều có sựđiều chỉnh bổ sung so với dự toán ban đầu, số lần điều chỉnh thay đổi theo năm từ 2-3 lần dao động từ 50%- 200%, tại 03 xã Kim Sơn, Ninh Hiệp, Lệ Chi có sự điều chỉnh bổ sung trong cả