Phầ n3 Phương pháp nghiên cứu
4.3. Giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho thực hiện
4.3.2. Hoàn thiện nghiệp vụ lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước
- Hàng năm, UBND huyện cần tổ chức tập huấn chuyên đề, hướng dẫn
thống nhất cách thức lập dự toán, thống nhất mẫu biểu dự toán đối với các đơn vị
trực thuộc. Triển khai tốt giải pháp này sẽ giúp cho các đơn vị sử dụng ngân sách
nhà nước thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng dự toán, hạn chế tối đa
việc lập dự toán kinh phí tràn lan. Sau khi được tập huấn, giúp cho các đơn vị sử
dụng ngân sách nhà nướcxây dựng dự toán với nội dung đầy đủ, mẫu biểu thống
nhất, từ đó, rút ngắn được thời gian tổng hợp để xây dựng dự toán chi ngân sách
nhà nước.
- Ngay sau khi dự toán thu, chi ngân sách nhà nước cấp huyện được UBND thành phố giao, để đảm bảo thời gian giao, phân bổ dự toán cho các đơn
vị xong trước ngày 31tháng 12 theo quy định của Luật NSNNNN, hoặc chậm nhất là sau 10 ngày khi nhận được dự toán UBND Thành phố giao, UBND Huyện, phòng Tài chính - Kế hoạch cần đổi mới việc tính toán và lên phương án
phân bổngân sách nhà nước theo hướng bám sát vào từng nhiệm vụ thu, chi ngân
sách nhà nước được giao. Trong các năm tiếp theo của thời kỳổn định ngân sách
nhà nước, chỉ cần rà soát các yếu tố làm tăng, giảm dự toán đã được duyệt từ năm đầu của thời kỳ: những thay đổi về chếđộ, định mức chi tiêu của Nhà nước,
do trượt giá hoặc bổsung hay điều chỉnh giảm nhiệm vụ… Từđó, thực hiện điều chỉnh phương án phân bổ và tổng số dự toán giao cho các đơn vị sử dụng ngân
sách nhà nước chính xác, kịp thời.
- Việc giao dựtoán chi thường xuyên và giao kế hoạch vốn đầu tư cần phải
được lập đúng mẫu biểu quy định. UBND huyện khi giao kế hoạch vốn đầu tư
cho các Chủ đầu tư cần chi tiết đến Loại, Khoản, Mục, Tiểu mục của Mục lục NSNNNN và mã số dựán. Đơn vị dự toán cấp I lập phương án phân bổ và giao dựtoán chi thường xuyên cho các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trực thuộc phải được chi tiết đến Loại, Khoản và mã số Chương trình mục tiêu theo quy
định tại Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/6/2008 và các văn bản điều chỉnh, bổ sung của Bộ Tài chính (nếu có). Trên cơ sở đó, Phòng Tài chính - Kế
hoạch, KBNN huyện Gia Lâm sẽ có đủ thông tin để nhập dữ liệu vào Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách nhà nước và KBNN (TABMIS), tăng cường tính minh bạch trong quản lý và điều hành ngân sách nhà nước.