Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước cho thực hiện Chương trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách cho thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 31 - 39)

xây dựng nông thôn mới

2.1.2.1. Quản lý lập dự toán chi ngân sách nhà nước, phân bổ, giao dự toán chi ngân sách nhà nước cho thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới

Việc lập, phân bổ, giao dự toán chi ngân sách nhà nước trong thực hiện

Chương trình xây dựng NTM thực hiện theo quy định của Luật NSNNNN, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và văn bản hướng dẫn của các cơ quan có

thẩm quyền.

Hàng năm, UBND huyện lập kế hoạch vốn theo từng dự án, nhiệm vụ, chế độ, chính sách thuộc Chương trình xây dựng NTM gửi Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để thực hiện lồng ghép các nguồn vốn trên địa bàn; đồng thời báo cáo UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW.

Trong đó, xác định rõ các nguồn vốn thực hiện: NSNNNN (phân rõ Ngân sách

nhà nước TW, ngân sách nhà nước địa phương; vốn từcác chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai và sẽ tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo trên địa bàn; vốn trực tiếp cho chương trình để thực hiện các nội dung theo Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010, Quyết

định 695/QĐ-TTg ngày 08/6/2012), vốn tín dụng, vốn từ các doanh nghiệp, HTX và các loại hình kinh tế khác, vốn huy động đóng góp của cộng đồng dân cư…

trong từng nguồn vốn nêu trên, tách rõ vốn đầu tư và vốn sự nghiệp.

Dự toán ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính thực hiện các dự án, nhiệm vụ, chế độ, chính sách theo Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010, Quyết định 695/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 được phân kỳ thực hiện theo kế hoạch

hàng năm, đảm bảo tính khả thi; báo cáo UBND Thành phố xem xét, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Cơ quan liên quan để tổng hợp trình Chính phủ, trình Quốc hội quyết định.

Cùng với việc lập kế hoạch vốn nói trên, UBND huyện lập dự toán ngân

sách nhà nước huyện (bao gồm cả các nội dung của kế hoạch vốn thực hiện

Chương trình xây dựng NTM) gửi Sở Tài chính, sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan để tổng hợp cùng với dự toán ngân sách nhà nước thành phố. Dự toán ngân sách nhà nước hàng năm phải thuyết minh cụ thể căn cứ tính toán (đối tượng; khối lượng; kinh phí; nguồn vốn) của từng dự án, nhiệm vụ, chếđộ, chính sách.

Các Bộ, cơ quan TW, lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo lĩnh

vực được phân công quản lý. Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch hàng năm về nhu cầu kinh phí thực

hiện Chương trình xây dựng NTM gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để

tổng hợp báo cáo Chính phủ.

Trên cơ sở dự toán ngân sách nhà nước được Thủ tướng Chính phủ giao, nguồn ngân sách nhà nước địa phương, nguồn vốn các chương trình, dự án, nhiệm vụ và nguồn huy động hợp pháp để thực hiện các dự án, nhiệm vụ, chếđộ,

chính sách quy định tại Quyết định số800/QĐ-TTG ngày 04/6/2010, Quyết định

695/QĐ-TTg ngày 08/6/2012, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên

quan báo cáo UBND Thành phố trình HĐND Thành phố quyết định trong dự

mức độ hoàn thành Bộ tiêu chí quốc gia NTM, không bình quân chia đều.

Đối với các địa phương ngân sách nhà nước TW không hỗ trợ hoặc hỗ trợ

một phần, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan báo cáo UBND

Thành phốtrình HĐND Thành phố bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước địa phương hàng năm và cả giai đoạn để thực hiện Đề án theo tiến độ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Căn cứ Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, UBND cấp tỉnh giao dự toán ngân

sách nhà nước cho các huyện. Căn cứ nguồn lực từ các chương trình, dự án trên

địa bàn được giao, nhu cầu thực tế của từng xã, UBND huyện trình HĐND

huyện quyết định về dự toán ngân sách nhà nước huyện và phương án phân bổ

ngân sách nhà nước cho từng cơ quan, đơn vị và giao dự toán ngân sách nhà

nước cho các xã. UBND xã trình HĐND xã quyết định dự toán thu, chi ngân

sách nhà nước xã.

Căn cứ quyết định của cấp có thẩm quyền, UBND xã thông báo công khai mức đầu tư cho từng công trình, dự án, nhiệm vụ và mức hỗ trợ đối với mỗi hộ

dân theo từng chính sách, chếđộ hỗ trợ của Nhà nước.

2.1.2.2. Chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới

Sau khi dự toán ngân sách nhà nước năm được Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ thông qua. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp thông báo tổng mức vốn cho các địa phương. HĐND cấp tỉnh quyết định phương án phân bổ vốn. UBND cấp tỉnh chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu

tư, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT lập kế hoạch phân bổ vốn và thông báo cho các huyện. UBND cấp huyện tập hợp các nguồn vốn được phân bổ

(vốn của Chương trình, vốn ngân sách nhà nước tỉnh, vốn ngân sách nhà nước huyện, vốn từ các chương trình/dự án lồng ghép) và vốn tự huy động, phân bổ

vốn cho từng xã.

UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban, ngành liên quan và UBND xã có trách nhiệm phối hợp với KBNN huyện tổ chức theo dõi tình hình thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình xây dựng NTM; hàng tháng, UBND xã báo cáo UBND huyện để báo cáo Sở, ban, ngành có liên quan tổng hợp báo cáo UBND Thành phố về kết quả thực hiện Chương trình.

ngân sách nhà nước trên địa bàn và các khoản trợ cấp, hỗ trợ của cấp trên để bố

trí nguồn chi, đáp ứng nhu cầu chi trả, thanh toán của các đơn vị dự toán. Bên cạnh đó, chủ động thực hiện các biện pháp vay tạm thời theo quy định để bảo

đảm nguồn chi trả. Nếu thực hiện các giải pháp trên mà vẫn không đáp ứng đủ

nhu cầu chi, phòng Tài chính - Kế hoạch ban hành văn bản yêu cầu KBNN huyện tạm dừng thanh toán một số khoản chi về mua sắm, sửa chữa theo từng nhiệm vụ cụ thể để đảm bảo cân đối quỹ ngân sách nhà nước huyện, nhưng

không làm ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện nhiệm vụchính được giao của

đơn vị. Thực hiện kiểm tra, giám sát việc chấp hành dự toán và sử dụng ngân

sách nhà nước ở các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước cấp huyện nhằm phát hiện kịp thời việc chậm trễ trong chấp hành dự toán của các đơn vị sử dụng

ngân sách nhà nước, báo cáo UBND huyện để có giải pháp khắc phục, hoặc

điều chỉnh dựtoán để bảo đảm sử dụng ngân sách nhà nước đúng theo mục tiêu,

chế độ quy định đối với các nội dung của Chương trình xây dựng NTM, đồng

thời, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.

KBNN huyện có nhiệm vụ thực hiện việc thanh toán, chi trả các khoản chi NSNNNN căn cứ vào dựtoán được giao, quyết định chi của Thủtrưởng đơn vị sử

dụng ngân sách nhà nước và tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết khác theo quy

định. Khi có các khoản chi ngân sách nhà nước không đủ điều kiện chi theo quy

định, KBNN huyện thực hiện từ chối thanh toán hoặc tạm dừng thanh toán theo yêu cầu của cơ quan Tài chính. Giám đốc KBNN huyện chịu trách nhiệm về các quyết định của mình về việc chấp nhận thanh toán, tạm ứng hoặc từ chối thanh toán chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

Đơn vị dự toán cấp I có nhiệm vụ hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc sử

dụng ngân sách nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực do cơ quan mình quản lý và của

các đơn vị trực thuộc. Định kỳ, đơn vị dự toán cấp I phải báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước với cơ quan tài chính và lập các báo cáo tài

chính khác theo quy định của pháp luật. Thủ trưởng đơn vị dự toán cấp I phải chịu trách nhiệm về những sai phạm của các đơn vị, tổ chức trực thuộc.

Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước cấp huyện quyết định

chi đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao; tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước và tài sản nhà

nước theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức; đúng mục đích, tiết kiệm, có

2.1.2.3. Kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới

Các khoản chi thực hiện Chương trình xây dựng NTM từ ngân sách nhà

nước đều phải quản lý, kiểm soát thanh toán qua KBNN. Hoạt động kiểm soát chi ngân sách nhà nước trong thực hiện Chương trình xây dựng NTM ngoài việc thực hiện theo các quy định của Luật NSNNNN, còn phải thực hiện một số quy

định riêng có của Chương trình, đó là:

Đối với các nguồn đóng góp bằng hiện vật và ngày công lao động hoặc

công trình hoàn thành, căn cứđơn giá hiện vật và giá trị ngày công lao động, cơ quan tài chính quy đổi ra đồng Việt Nam để làm lệnh thu ngân sách nhà nước,

đồng thời làm lệnh chi ngân sách nhà nước gửi KBNN nơi giao dịch để hạch toán vào giá trị công trình, dự án và tổng hợp vào thu, chi NSNNNN theo quy định.

Các khoản chi ngân sách nhà nước để thực hiện các dự án, chếđộ, chính sách

quy định tại Quyết định 695/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 cho các cơ quan, đơn vị và cho từng hộ dân phải chặt chẽ, đảm bảo đúng mục tiêu, đúng đối tượng, theo chếđộ quy định. Đối với các khoản thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt (hoặc hiện vật) cho các hộ dân, UBND xã phải lập danh sách cho từng hộ dân ký nhận, có xác nhận của

trưởng thôn và thực hiện đầy đủ chứng từ theo chếđộquy định.

Quản lý vốn đầu tư đối với các dự án, công trình do UBND xã làmchủ đầu

tư được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày

24/02/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân

sách nhà nướcxã, phường, thị trấn.

Đối với 11 xã điểm của cảnước, khoản chi phí quản lý dựán đầu tư của Ban Quản lý xã, được quản lý, sử dụng theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộtrưởng Bộ Xây dựng về việc công bốđịnh mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng và các văn bản sửa đổi bổ sung (nếu có).

Đối với cơ quan chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM các cấp ở địa phương

được trích 1,0% nguồn ngân sách nhà nướchỗ trợ trực tiếp cho Chương trình xây

dựng NTM làm kinh phí hoạt động để hỗ trợ chi cho: Hoạt động kiểm tra, giám

sát, tổ chức họp triển khai, sơ kết, tổng kết thực hiện chương trình, công tác phí cho cán bộ đi dự các hội nghị, tập huấn của TW, tỉnh, huyện và trang thiết bị văn phòng cho các hoạt động của Ban Chỉ đạo.

dung cụ thể của Chương trình xây dựng NTM được thực hiện theo các văn bản

hướng dẫn của các Bộ, ngành như sau:

- Đối với các nhiệm vụ, dự án quy hoạch thực hiện theo Thông tư số

24/2008/TT-BTC ngày 14/3/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiện các nhiệm vụ, dự án quy hoạch và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

- Đối với mức hỗ trợ thành lập mới HTX, tổ hợp tác, kinh phí đào tạo, bồi

dưỡng nâng cao trình cán bộ quản lý HTX, tổ hợp tác và chủ trang trại thực hiện

theo Thông tư số 66/2006/TT-BTC ngày 17/7/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn

thực hiện Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về chế độ

tài chính hỗ trợ các sáng lập viên HTX chuẩn bị thành lập, các đối tượng đào tạo,

bồi dưỡng của HTX; Thông tư số 173/2012/TT-BTC ngày 22/10/2012; Thông tư

số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn

có liên quan (nếu có).

- Đối với các khoản chi thực hiện Dự án Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng

lực cán bộ Chương trình xây dựng NTM: Chi in ấn các loại tài liệu đào tạo thực

hiện theo quy định hiện hành. Chi biên soạn chương trình, giáo trình, áp dụng

mức chi theo quy định tại Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-LĐTBXH

ngày 30/7/2010 của Liên Bộ Tài chính và Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội

hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Chi trả thù lao cho giảng viên theo mức quy

định tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy

định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước của nhà

nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Chi hỗ trợ tiền

ăn, ngủ, đi lại, văn phòng phẩm, nước uống và các khoản chi khác cho học

viên, đại biểu trong thời gian đào tạo theo Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày

06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên, các huyện cần căn cứ vào văn bản chỉ đạo của tỉnh, thành phố trực thuộc TW để thực hiện cho đúng.

2.1.2.4. Quyết toán chi NSNNNN trong thực hiện Chương trình xây dựng NTM

Bên cạnh tuân thủcác quy định của Luật NSNNNN, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật NSNNNN, việc quyết toán chi ngân sách nhà nước trong thực hiện

Chương trình xây dựng NTM còn phải tuân thủcác quy định tại văn bản của các Bộ

ngành ban hành.

- Các đơn vị được giao dự toán kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiện nhiệm vụ, dự án quy hoạch việc xét duyệt và thẩm định báo cáo quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiện nhiệm vụ, dự án quy hoạch hàng năm

thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2007/TT-BTC ngày 02/01/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán

năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức được NSNNNN hỗ trợ và ngân sách nhà nước các cấp.

- Đối với các dự án, công trình do UBND xã làm chủđầu tư, khi dựán đầu

tư xây dựng công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng; chậm nhất sau 03 tháng, chủđầu tư phải lập xong báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành. Chậm nhất sau 02 tháng, đơn vị chức năng thuộc quyền quản lý của người quyết

định đầu tư phải thực hiện xong công tác thẩm tra báo cáo quyết toán vốn đầu tư

dựán hoàn thành, trình người quyết định đầu tư phê duyệt quyết toán vốn đầu tư

dựán hoàn thành. Trường hợp, đơn vị chức năng thuộc quyền quản lý của người quyết định đầu tư không đủ năng lực thẩm tra báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự

án hoàn thành; chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư lựa chọn một trong các hình thức sau: thuê tổ chức kiểm toán độc lập, kiểm toán báo cáo quyết toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách cho thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)