Đặc điểm kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách cho thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 53 - 60)

Phầ n3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội

3.1.2.1. Dân số và lao động

Theo số liệu của Chi cục Thống kê huyện Gia Lâm năm 2017, dân số toàn huyện đến 31 tháng 12 năm 2017 là 271.022 người, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2014 – 2017 là 3,4 %. Số hộ gia đình là 77.102 hộ. Dân số tập trung chủ yếu ở

nông thôn, năm 2017 cơ cấu hộ nông thôn chiếm 86,3% tổng số hộ toàn huyện. Tổng

số lao động đang trong các ngành kinh tế năm 2017 của huyện là 110.577 người. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động ngành công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ. Tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp giảm từ 21,6% năm 2015 xuống còn 18,3% năm 2017. Tỷ trọng ngành công nghiệp tăng từ 41,1% năm 2013 lên 42,2% năm 2017, ngành

thươngmại dịch vụ tăng từ 36,7% năm 2015 lên 39,1% năm 2017.

Lao động chủ yếu được đào tạo thông qua các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật hay học nghề ngắn hạn tại cơ sở nên trình độ chuyên môn kỹ thuật vẫn còn bất cập trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Số lao động hàng năm của huyện tăng lên đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh, song huyện phải có kế hoạch phát triển sản xuất công nghiệp, trung tâm công nghiệp, thương mại dịch vụ, giải quyết công ăn việc làm cho ngườilao động.

Mức sống dân cư ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng qua các năm, năm 2014 là 20,7 triệu đồng/người; năm 2017 đạt 30,6 triệu

đồng/người. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2014 là 3,76%, đến hết năm 2017 còn 1,55 %. Chất lượng dân số ngày càng được cải thiện, đó vừa là mục tiêu vừa là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện phát triển kinh tế xã hội của huyện trong những năm

tiếp theo (UBND huyện Gia Lâm, 2017).

3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng

* Giao thông

Huyện Gia Lâm có mạng lưới giao thông khá phát triển và phân bố đều

khắp với 3 loại:giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt. Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện phân bố khá hợp lý, mật độ đường giao thông cao.

Nhiều tuyến được đầu tư đã mang lại hiệu quả to lớn về kinh tế - xã hội. Hệ

thống giao thông của huyện Gia Lâm hiện nay đã cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội hiện tại nhưng với tốc độ đô thị hoá nhanh thì hệ thống giao thông nông thôn sẽ trở nên bất cập, cần tiếp tục được xây dựng và cải tạo nâng cấp. Tại 20 xã có 911,05km đường giao thông, trong đó: đã trải nhựa hoặc đổ bê tông 441,08 km (48,42 %), trong đó có 199,92 km còn tốt (45,32 %), 241,17 km xuống cấp (54,68 %); và 469,97 km là đường cấp phối hoặc đường đất (51,58 %) (UBND huyện Gia Lâm, 2017).

* Điện

Hệ thống lưới điện từng bước được đầu tư xây dựng mới và cải tạo nâng cấp cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất. Đến nay có 100% số xã sử dụng điện lưới, 100% số hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn. Có 155 trạm biến áp với tổng dung lượng 44.055KVA cơ bản đảm bảo đáp ứng đầy đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt trong những năm tới (UBND huyện Gia Lâm, 2017).

* Thuỷ lợi

Hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất đã được chú trọng đầu tư xây dựng. Tuy nhiên đứng trước yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hoá và ứng dụng mạnh tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp thì hệ thống thuỷ lợi cần phải được đầu tư mạnh mẽ hơn trong giai đoạn tới. Gia Lâm hiện có 47 trạm bơm tưới, tổng

công suất 21.560m3/h, đảm bảo tưới chủ động cho 3.163,5 ha. Ba trạm bơm tiêu

kết hợp với các công trình thuỷ lợi đảm bảo tiêu chủ động cho 3.023 ha gieo trồng. Hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất có 354,93km đã kiên cố hoá

Bảng 3.2. Tình hình dân sốvà lao động của huyện Gia Lâm Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 So sánh (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 bình quân 1. Tổng số hộ hộ 69.386 71.729 77.102 103,42 107,52 105,43 -Hộ Nông thôn hộ 60.272 62.553 67.870 103,81 108,54 106,17 -Hộ thành thị hộ 9.114 9.176 9.232 100,74 100,61 100,62

2 Số nhân khẩu người 253.800 257.767 271.022 101,62 105,14 103,43

-Nhân khẩu Thành thị người 36.066 36.486 37.033 101,24 101,51 101,31 -Nhân khẩu nông thôn người 217.734 221.281 233.989 101,59 105,73 103,72

3. Tổng sốlao động người 107.104 106.973 110.577 99,89 103,42 101,63

-Lao động nông nghiệp người 23.134 20.539 20.236 88,88 98,49 93,74 -Lao động công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp người 44.020 44.715 46.664 101,63 104,38 103,04 -Lao động thương mại dịch vụ người 39.307 41.185 43.235 104,81 105,05 104,87

-Lao động khác người 643 535 442 83,27 82,72 83,02

4. Một số chỉ tiêu bình quân

-Số nhân khẩu bình quân 1 hộ người 3,7 3,6 3,5 98,24 97,82 98,04

-Số nhân khẩu bình quân 1 lao động người 2,4 2,4 2,5 - - -

3.1.2.3. Kinh tế

Theo số liệu của Chi cục Thống kê huyện Gia Lâm năm 2017, kinh tế

huyện Gia Lâm trong những năm gần đây tăng trưởng khá, giai đoạn 2014 - 2017

đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 10,29%. Trong đó ngành thương mại dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân nhanh nhất (15,5%), ngành nông nghiệp thấp nhất với 1,61%.

* Khu vực kinh tế nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp huyện Gia Lâm đang từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh như: Vùng chăn nuôi bò sữa và bò thịt ở các xã

ven đê Sông Đuống và ven sông Hồng như: Phù Đổng, Văn Đức, Lệ Chi, Trung

Mầu, Dương Hà. Vùng nuôi lợn nạc được hình thành ở các xã: Đa Tốn, Dương

Quang, Văn Đức, Đặng Xá, Yên Thường.Vùng rau an toàn được hình thành tại

các xã: Văn Đức, Đông Dư, Đặng Xá, Lệ Chi. Vùng cây ăn quả tập trung ở các xã: Đa Tốn, Kiêu Kỵ, Đông Dư. Vùng lúa cao sản, chất lượng cao tập trung ở các

xã: Đa Tốn, Dương Xá, Yên Thường, Phù Đổng, Trung Mầu. Vùng trồng hoa,

cây cảnh hình thành ở một số xã: Lệ Chi, Đa Tốn, Ninh Hiệp, Phù Đổng.

Các hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp từng bước phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, năm 2017 đạt 11,22 tỷ đồng.

Nông nghiệp ở huyện Gia Lâm trong những năm qua đã có bước phát triển

đáng khích lệ song vẫn còn thể hiện một số hạn chế, cụ thể là: Sản xuất nhỏ lẻ,

các mô hình trang trại còn ít; Đầu tư thâm canh và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa tương xứng với tiềm năng là một địa bàn ở gần các trung tâm đào tạo, nghiên cứu lớn về nông nghiệp; Chưa thật sự quan tâm đến vấn đề chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, các hoạt động dịch vụ tiêu thụ sản phẩm còn non yếu, chủ yếu do nông dân tự sản tự tiêu.

* Khu vực kinh tế công nghiệp

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn Gia Lâm cũng chủ yếu phát triển theo mô hình kinh tế hộ gia đình. Toàn vùng có 6.325 hộ cá thể tham gia các hoạt động công nghiệp, trung tâm công nghiệp và xây dựng. Sản xuất công nghiệp, xây dựng trên địa bàn huyện vẫn còn khó khăn, giá cả vật tư đầu vào tăng, việc tiếp cận vốn vay gặp khó khăn, hàng tồn kho lớn, sản phẩm bán ra

chậm, sản xuất cầm chừng và giảm sút, nhiều doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, việc làm ít, hoạt động kinh doanh buôn bán trên địa bàn huyện kém sôi động hơn, người dân có xu hướng tiết kiệm chi tiêu, nên nhu cầu mua sắm tiêu dùng của nhân dân cũng tăng không mạnh. Tuy nhiên, nhìn chung sản xuất công nghiệp vẫn tiếp tục phát triển khá tiếp tục góp phần quan trọng gia tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng trong cơ cấu kinh tế của huyện.

Sản xuất tại các làng nghề tiếp tục phát triển, các doanh nghiệp, các tổ chức hội tích cực tham gia các hội chợ triển lãm nhằm quảng bá, giới thiệu tiêu thụ sản phẩm: tham gia Hội chợ triển lãm Giảng Võ, Hội chợ Liên hoan văn hóa du lịch làng nghề tại Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô, …Nhiều hộ cá thể có quy mô sản xuất lớn đã đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất, tiếp tục đổi mới công nghệ như đầu tư lò gas, các loại máy khâu chuyên dùng và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, các sản phẩm làng nghề hiện nay chủ yếu tiêu thụ tại nội địa là chính như gốm sứ, may da, dát vàng, quỳ.

Thu nhập bình quân của lao động tại các làng nghề hiện nay ở vào mức

trung bình khoảng 1.900.000 – 8.000.000 đồng/lao động/tháng.

* Khu vực kinh tế dịch vụ

Thương mại - du lịch, dịch vụ những năm gần đây đã có bước phát triển

đáng kể. Thị trường nông thôn được mở rộng, hàng hoá tiêu thụ hàng năm tăng

khá. Thương mại - dịch vụ đang thực sự là thế mạnh của nhiều xã trong huyện

Bảng 3.3. Kết quả phát triển kinh tế của huyện Gia Lâm Chỉ tiêu Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) GTSX (tỷđồg) tốc độ (%) GTSX (tỷđồng) tốc độ %) GTSX (tỷđồng) tốc đ (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 Bình quân Tổng giá trị sản xuất 682,1 109,30 7499,5 109,85 8304,9 110,74 109,8 110,70 110,30 - Công nghiệp, XD 3764,4 109,00 4108,9 109,20 4511,4 19,80 1, 09,8 109,90 - Thương mại, dịch vụ 2058,8 114,60 2367,6 1150 743,9 115,90 115,00 15,89 115,50 - Nông, lâm, thủy sản 1003,9 100,50 1023,0 101,90 1049,6 102,60 101,00 12,60 101,60 * Nông nghiệp 952, 99,70 970,8 101,90 995,4 102,50 101,9 1025 1,2 + Trồng trọt 449,0 92,70 454, 11,20 465,9 102,50 101,21 12,52 101,86 + Chăn nuôi 468,8 107,10 481,2 102,70 493,4 102,50 02,68 102,50 102,59 + DVNN 34,7 104,10 35, 100,90 36,1 103,10 100,91 103,6 11,98 * Lâm nghiệp 0,1 94,10 0,1 9176 01 942 91,7 94,12 92,93 * Thủy sản 512 17,99 52,0 101,55 54,0 1379 101,55 103,79 102,6

Bảng 3.4. GTSX các ngành kinh tế do huyện quản lý (theo giá hiện hành) Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) GTSX (tỷđồng) cấu(%) GTSX (tỷđồng) cấu(%) GTSX (tỷđồng) cấu(%) 2016/2015 2017/2016 Bình quân I, Tổng giá trị sản xuất 8163,5 100,0 9681,5 100,0 10540,9 100,0 118,59 108,88 113,63 - Công nghiệp, XD 4397,4 53,9 5008,9 51,7 5456,7 51,8 113,91 108,94 111,40 - Thương mại, dịch vụ 2499,7 30,6 3289,6 34,0 3693,5 35,0 131,60 112,28 121,56 - Nông, lâm, thủy sản 1266,5 15,5 1383,0 14,3 1390,7 13,2 109,20 100,56 104,79 * Nông nghiêp 1191,7 94,1 1308,1 94,6 1308,2 94,1 109,77 100,01 104,77 + Trồng trọt 506,7 42,5 583,5 44,6 583,3 44,6 115,16 99,97 107,29 + Chăn nuôi 622,8 52,3 655,6 50,1 655,7 50,1 105,27 100,02 102,61 + DVNN 62,3 5,2 69,0 5,3 68,5 5,2 110,75 99,28 104,86 * Lâm nghiệp 0,2 0,0 0,2 0,0 0,2 0,0 100,00 100,00 100,00 * Thủy sản 74,6 5,9 74,8 5,4 82,3 5,9 100,27 110,03 105,03

II, Chỉ tiêu bình quân

Giá trị sản xuất NN-TS trên 1ha

đất (triệu đồng/ha) 198,6 203,4 - 208,6 - 102,42 102,56 102,49 Thu nhập bình quân đầu người

(triệu đồng/người/năm) 28,8 30,6 - 32,8 - 106,25 107,19 106,72 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Gia Lâm (2017)

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách cho thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)