Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị bộ quốc phòng (Trang 54 - 56)

3.2.2.1. Tài liệu thứ cấp

- Các tài liệu khoa học, các công trình nghiên cứu của một số nước trên thế giới và Việt Nam; các tài liệu trên sách, báo, tạp chí; các văn bản chủtrương, chính sách, pháp luật được sử dụng để làm rõ các vấn đề về lý luận.

Bảng 3.1. Thu thập tài liệu

Loại thông tin Nguồn thu thập Mục đích phân tích

Các vấn đềcơ bản:

- Khái niệm, nội dung về quản lý nhân lực

- Sách, báo, tạp chí,.... - Trình bày cơ sở lý luận của luận văn Cơ sở thực tiễn

- Kinh nghiệm trên thế giới - Kinh nghiệm ở Việt Nam

- Báo, tạp chí,...

- Nêu kinh nghiệm về quản lý nhân lực trên thế giới và của Việt Nam Đặc điểm Tổng công ty - Lịch sử hình thành - Bộmáy, cơ cấu tổ chức quản lý - Thực trạng sử dụng lao động - Phòng tổ chức lao động, phòng KHTH và các phòng ban của công ty.

- Nêu đặc điểm của địa bàn nghiên cứu.

Nguồn: Tác giả (2017)

- Phòng Tổ chức – lao động, hoạt động của tổ chức công đoàn Tổng công ty, các báo cáo tổng kết của Tổng công ty Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị Bộ Quốc phòng giúp đề tài làm rõ đặc điểm địa bàn nghiên cứu và góp phần khái quát tình hình quản lý của địa bàn nghiên cứu.

3.2.2.2. Tài liệu sơ cấp

trúc cán bộ quản lý, lãnh đạo Tổng công ty,… Đồng thời tiến hành phỏng vấn sâu đội ngũ nhân viên trong Tổng công ty.

Mẫu điều tra: Tiến hành điều tra các đối tượng như lãnh đạo công ty, các phòng ban của Tổng công ty. Trong đó, lãnh đạo công ty có 5 người, tiến hành điều tra toàn bộ; Có 5 phòng và văn phòng, mỗi phòng điều tra 2 lãnh đạo (gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng) và 7 nhân viên; Mỗi BQL dựán điều tra 2 lãnh đạo (gồm 1 trưởng ban, 1 phó ban) và 18 người lao động; Điều tra 5 tổ trưởng công đoàn của 5 BQL dự án. Cụ thể mẫu điều tra theo bảng sau:

Bảng 3.2. Sốlượng mẫu điều tra

Đối tượng điều tra Tổng số (người) Lãnh đạo Nhân lực Sốlượng

(người) Chức danh Sốlượng

(người) Chức danh Lãnh đạo Tổng công ty 5 5 Tổng GĐ, 4 phó tổng GĐ Phòng và Văn phòng 45 10 5 Trưởng phòng, 5 phó phòng 35 Phòng tổ chức- lao động và các phòng khác BQL dự án MỹĐình 1 20 2 1 Trưởng ban, 1

phó ban 18 Người lao động BQL dự án

số 2 20 2

1 Trưởng ban, 1

phó ban 18 Người lao động BQL dự án

số 6 20 2

1 Trưởng ban, 1

phó ban 18 Người lao động

Công đoàn 5 5 Tổtrưởng 20 Người lao động

Tổng số 135 26 109

Nguồn: Tác giả (2017)

Phương pháp điều tra:

- Đối với lãnh đạo, cán bộ: Điều tra công tác quản lý nhân lực từ khâu định biên, lập kế hoạch tuyển dụng, tuyển chọn cho đến khâu tổ chức đào tạo, phát triển và duy trì nhân lực; các đánh giá về cách thức quản lý nhân lực tại Tổng công ty. Nhằm đưa ra các ưu, khuyết điểm của đội ngũ quản lý của Tổng công ty. Tiến hành điều tra các lãnh đạo, cán bộ bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp.

- Đối với đội ngũ nhân lực: Điều tra các đánh giá, nhận xét của người lao động trong Tổng công ty đối với những phương thức quản lý của Tổng công ty; Nhu cầu của nhân viên đối với công tác đào tạo và phát triển nhân lực cũng như

các nhận định, đánh giá của đội ngũ nhân lực đến các hoạt động quản lý của cán bộ, lãnh đạo Tổng công ty. Từđó, đề ra các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và phát huy những ưu điểm của công tác quản lý trong Tổng công ty. Tiến hành điều tra đội ngũ nhân lực của Tổng công ty bằng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.

- Phương pháp chuyên khảo: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia về quản lý nhân lực. Các lãnh đạo, cán bộ quản lý có thâm niên tại Tổng công ty. Tham khảo ý kiến về phát triển nhân lực, những người am hiểu về sử dụng lao động, những người làm công tác quản lý. Các cán bộ quản lý ở Tổng công ty, các đơn vị, công ty TNHH trực thuộc Tổng công ty giữ cấp chức vụ trưởng, phó phòng thông qua phỏng vấn về công tác phát triển đội ngũ cán bộ, về dự báo nhu cầu nhân lực cả số và chất lượng giai đoạn đến 2020... Từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá chung về hoạt động quản lý nhân lực tại Tổng công ty. Sử dụng phương pháp chuyên khảo với số lượng mẫu là 2 lãnh đạo và cán bộ quản lý. Tiến hành điều tra bằng phỏng vấn sâu 2 lãnh đạo đã nghỉhưu của Tổng công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị bộ quốc phòng (Trang 54 - 56)