Giải pháp tăng cường quản lý thu – chi ngân sáchxã Chi Lăng, huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu chi ngân sách xã tại xã chi lăng, huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 113)

CHI LĂNG, HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH

4.4.1. Định hướng chung

Cùng với sự phát triển nền kinh tế của đất nước như hiện nay thì yêu cầu về tài chính phục vụ cho nhu cầu phát triển là rất lớn, do vậy trong công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế thì công tác QLNN hiệu quả là rất cần thiết. Công tác quản lý thu – chi ngân sách xã Chi Lăng dựa trên định hướng chung về quản lý ngân sách Nhà nước của huyện Quế Võ với những quan điểm cụ thể như sau:

Nhiệm vụ của chính sách ngân sách là vừa phải chi cho nhu cầu công tác quản lý Nhà nước, đảm bảo an ninh quốc phòng, vừa phải trở thành công cụ điều tiết kinh tế xã hội của địa phương. Muốn vậy, một mặt phải đảm bảo nguyên tắc thiết thực, hiệu quả trong chi tiêu ngân sách; mặt khác phải hướng ngân sách vào việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của nền kinh tế xã hội là tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Để thực hiện vấn đề này cần phải khai thác mọi nguồn thu trên địa bàn, đảm bảo thu đúng thu đủ, nuôi dưỡng nguồn thu, chống thất thu ngân sách. Trong chi ngân sách phải đảm bảo trong dự toán được giao, chi đúng tiêu chuẩn, chế độ và định mức hiện hành của Nhà nước, chống thất thoát lãng phí, thực hiện tốt tiết kiệm chi hành chính sự nghiệp, để dành vốn cho đầu tư phát triển và xóa đói giảm nghèo, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.

Thứ nhất, tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới theo quan điểm của Đảng

và Nhà nước là phát huy tối đa nội lực, liên kết đầu tư phát triển với các quận, huyện khác, ra sức cần kiệm để đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế và đầu tư.

Thứ hai, thực hiện cụ thể hóa các chính sách tài chính - tiền tệ, kết hợp với

tình hình kinh tế địa phương tạo động lực góp phần phát triển sản xuất ngày càng tăng, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện cho việc công nghiệp hóa nông thôn.

Thứ ba, huy động đến mức cao nhất mọi nguồn lực nhằm tăng trưởng kinh

tế với tốc độ cao và bền vững, tăng cường tiềm lực tài chính địa phương. Mặt khác thực hiện phân bổ các nguồn lực một cách có hiệu quả, chú trọng cho đầu tư xây dựng cơ bản, kết hợp với phát triển văn hóa giáo dục, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, đồng thời động viên được mọi thành phần kinh tế, mọi người phát triển sản xuất kinh doanh là cái gốc của sự tăng trưởng kinh tế cũng như sức

mạnh tài chính, xây dựng một nền tài chính lành mạnh và an toàn với tăng cường hiệu quả đầu tư làm hạt nhân.

Thứ tư, chấp hành hệ thống pháp luật tài chính đảm bảo phát huy vai trò

kiểm tra, giám sát của tài chính nhằm tăng cường trật tự kỷ cương tài chính chống tham nhũng, tham ô, lãng phí làm thất thoát tài sản, tiền vốn của Nhà nước và nhân dân.

Thứ năm, đẩy mạnh công tác chống thất thu thuế nhằm tăng thu ngân sách,

tạo nguồn thu vững chắc. Có chính sách tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đại phương tăng khả năng tích lũy, sử dụng lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, ổn định và tăng trưởng nguồn thu cho ngân sách.

Thứ sáu, chấp hành nghiêm chỉnh Luật NSNN ở tất cả các cấp ngân sách

và các đơn vị dự toán, trong tất cả các khâu từ xây dựng dự toán, phân bổ, phân cấp và điều hành quản lý đến việc thực hiện cấp phát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, quyết toán ngân sách huyện, đổi mới cơ cấu ngân sách huyện, thực hiện thu, chi ngân sách theo đúng luật. Đẩy mạnh xã hội hóa một số nội dung chi sự nghiệp giáo dục-đào tạo, y tế xã hội, góp phần giảm nghèo.

Thứ bảy, nâng cao năng lực và hiệu quả của bộ máy hành chính. Tiếp tục

hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý tài chính xuống tận các xã, đảm bảo đủ năng lực phát triển; quy định rõ rành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng tổ chức trong hệ thống tài chính.

4.4.2. Những giải pháp

4.4.2.1. Hoàn thiện chu trình quản lý thu – chi ngân sách xã

a) Công tác lập dự toán

Công tác lập dự toán ở cấp xã được xem là khâu yếu nhất trong quy trình ngân sách xã, thường lập theo xu hướng chung là dự toán thu thật thấp, dự toán chi thì thật cao không dựa vào số kiểm tra và các chỉ tiêu cụ thể, thực lực của xã. Do vậy chưa phản ánh thực chất được kế hoạch phát triển KT-XH ở xã. Vì vậy cần phải chú trọng đổi mới ngay từ khâu lập dự toán cụ thể như sau:

* Tổ chức đánh giá mức độ hoàn thành dự toán năm hiện hành.

Khâu này có ý nghĩa hết sức quan trọng đó là, nói lên mức độ hoàn thành dự toán của năm hiện hành và là cơ sở quan trọng cho việc xác định dự toán cụ

thể của từng chỉ tiêu năm kế hoạch. Để đánh giá một cách tương đối chính xác thì yêu cầu đặt ra là:

- Phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị đặc biệt là HĐND, UBND tổ chức rà soát các chỉ tiêu còn lại và dự báo được khả năng và mức độ hoàn thành kế hoạch của các chỉ tiêu đó.

- Phải được tổ chức đánh giá cụ thể, chi tiết từng chỉ tiêu và đánh giá từ các bộ phận, các đơn vị, các ngành lên.

* Lập dự toán phải căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.

Đây là khâu mở đầu có tính chất quyết định đến hiệu quả trong quá trình điều hành ngân sách cấp xã và là cơ sở cho việc thẩm tra tính đúng đắn, hiện thực và tính cân đối của kế hoạch kinh tế - xã hội đề ra trong kỳ kế hoạch. Muốn làm tốt điều này cần quan tâm đến một số vấn đề sau:

- Phải có quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tổng thể của xã theo từng giai đoạn và tầm nhìn đến những năm tiếp theo, trong bối cảnh quy hoạch chung của huyện, từ đó cụ thể chi tiết cho từng năm và có thể điều chỉnh bổ sung quy hoạch cho phù hợp với điều kiện cụ thể.

- Từ quy hoạch tổng thể, phải xây dựng các quy hoạch ngành, vùng, không gian, quy hoạch lại dân cư, bố trí cơ cấu cây trồng vật nuôi để đảm bảo tính cân đối hài hoà.

* Lập dự toán phải căn cứ vào hướng dẫn, số kiểm tra của cấp trên, các chế độ, định mức, các quy định của nhà nước, các ngành và sát với nhiệm vụ của xã, đảm bảo hiệu quả, tránh việc tuỳ tiện.

* Dự toán ngân sách phải được thảo luận rộng rãi ở cấp xã, giữa ngân sách cấp xã và ngân sách cấp huyện nhằm

- Đảm bảo tính đúng đắn và sát thực với tình hình KT - XH, và khả năng ngân sách ở xã.

- Chủ động trong việc tổ chức thực hiện dự toán sau này.

- Đảm bảo sự minh bạch và giám sát của toàn thể nhân dân, động viên sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

- Đảm bảo các quy định của Luật NSNN.

Trong khâu này cần xem xét đến một số vấn đề sau:

- Tốc độ tăng thu ngân sách so với tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng chi ngân sách so với tốc độ tăng thu.

- Tính đúng đắn, tính đầy đủ, tính công bằng, tính hợp lý và tích cực của nhiệm vụ và số liệu dự toán.

- Xem xét cụ thể chi tiết về mục tiêu, trình tự huy động các khoản đóng góp của nhân dân.

- Tham gia trực tiếp và quá trình thảo luận dự toán ngân sách giữa tài chính xã với đại diện các tổ chức chính trị xã hội và UBND xã đồng thời cho ý kiến tại các buổi tham gia hội nghị.

- Thẩm tra tính cân đối của dự toán ngân sách xã trên cơ sở xem xét tổng thể cân đối giữa thu và chi ngân sách xã.

* Về thời gian quyết định dự toán.

HĐND huyện quyết định dự toán ngân sách xã và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình, bảo đảm dự toán ngân sách cấp xã được quyết định trước 31 tháng 12 hàng năm để cho các ngành kịp thời triển khai tổ chức thực hiện ngay từ đầu năm. Để làm tốt vấn đề này đòi hỏi không chỉ ở các cơ quan chuyên môn mà kể các cơ quan lãnh đạo, quản lý phải thực sự vào cuộc và chỉ đạo quyết liệt.

* Kiểm tra quá trình phân bổ dự toán

Cơ quan tài chính cấp trên tổ chức kiểm tra việc phân bổ dự toán của xã, để kịp thời uốn nắn, chỉnh sửa, đề xuất với HĐND cấp trên xem xét lại Nghị quyết của HĐND cấp dưới (nếu có).

b. Công tác chấp hành ngân sách

Chấp hành ngân sách thực chất là quá trình tổ chức triển khai dự toán được HĐND nghị quyết. Để làm tốt khâu này cần một số giải pháp như sau:

Sau khi có quyết định giao dự toán của huyện, các phòng, ngành cấp huyện có văn bản hướng dẫn phân bổ, thực hiện dự toán, kịp thời để cấp xã thực hiện. Đây là vấn đề rất quan trọng để cho cán bộ chuyên môn cấp xã tham mưu sát đúng cho UBND xã xây dựng phương án phân bổ ngân sách cấp mình trình HĐND xã nghị quyết và là cơ sở quan trọng nhất cho việc điều hành ngân sách của UBND, kiểm soát thu chi của KBNN, hướng dẫn kiểm tra của cơ quan tài chính cấp trên và giám sát của HĐND xã và các tổ chức, cá nhân liên quan.

Giải pháp chung là: Phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, tăng thu ngân sách: phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn; hình thành các vùng chuyên canh, sản xuất và chăn nuôi quy mô lớn gắn với ứng dụng công nghệ cao; sản xuất hàng hóa lớn. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm nông, lâm, thủy sản, Phát triển dịch vụ, du lịch theo hướng hình thành các trung tâm thương mại, Triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả đầu tư, tạo điều kiện tăng thu NSNN, tiến tới giảm dần sự hỗ trợ của cấp trên.

* Về chấp hành thu

- Nhóm giải pháp về các nguồn thu NS cấp xã hưởng 100% Các khoản thu từ phí, lệ phí:

+ Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp trong công tác thu, xem đây là nhiệm vụ chính trị của các cấp, các ngành và của từng đơn vị, trên cơ sở chính sách, pháp luật về phí, lệ phí để lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan liên quan như Thuế, tài chính, KBNN, TN&MT, chính quyền cấp xã để phối hợp thực hiện. Thường xuyên đánh giá, sơ kết, tổng kết mức độ hoàn thành nhiệm vụ để từ đó có chính sách khen thưởng kịp thời, đồng thời xử lý nghiêm đối với các đơn vị chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ này.

+ Đẩy mạnh công tác thanh tra kiểm tra. Tập trung vào kiểm tra, thanh tra quy trình thu, nộp, rà soát, đối chiếu các loại phí, lệ phí đang tổ chức thu nếu thấy còn loại phí, lệ phí nào đã có hướng dẫn triển khai thực hiện mà chưa tiến hành thu thì yêu cầu phải triển khai thu ngay, ngược lại các khoản phí, lệ phí nào đã dừng thu hoặc bãi bỏ thì không được phép thu; Các tổ chức, cá nhân tham gia thu phí, lệ phí phải chấp hành nghiêm việc lập dự toán thu, chi về phí, lệ phí và phải cân đối vào kế hoạch tài chính năm của đơn vị, khi thu, chi phải có hoá đơn chứng từ.

+ Thực hiện đồng bộ các chính sách, pháp luật của nhà nước liên quan đến công tác thu phí, lệ phí.

+ Làm tốt công tác công khai các thủ tục hành chính về thu phí, lệ phí và định kỳ tổ chức công khai về số thu, tình hình sử dụng phí, lệ phí.

Các khoản thu đóng góp tự nguyện:

- Đảm bảo huy động được tối đa nguồn lực từ nhân dân, đúng quy trình theo Pháp lệnh dân chủ, phù hợp với khả năng thu nhập của người dân, tạo sự đồng thuận của toàn thể nhân dân, quản lý và sử dụng có hiệu quả, minh bạch các

khoản đóng góp đó.

- Trên cơ sở quy định của Nhà nước, của bộ Tài chính và của tỉnh, cấp huyện phải có văn bản hướng dẫn cụ thể về mục tiêu, đối tượng, mức đóng góp và phương thức tổ chức huy động, quản lý và sử dụng sao cho có hiệu quả.

- Cấp xã phải xác định rõ mục tiêu huy động, khâu này rất quan trọng vì mục tiêu đó có nằm trong kế hoạch phát triển KT-XH không, thuộc trách nhiệm của ai đầu tư, hiệu quả đầu tư mang lại như thế nào và mức độ ảnh hưởng tới cộng đồng dân cư ra sao. Từ đó mới xây dựng phương án để lấy ý kiến của nhân dân.

- Giới hạn về đối tượng huy động, mức huy động và thời gian huy động. Khâu này phải được xây dựng một cách kỹ lưỡng ở phần phương án, đưa ra nhân dân để bàn bạc xin ý kiến theo đúng quy trình theo Pháp lệnh dân chủ.

- Quản lý và sử dụng nguồn đóng góp một cách công khai dân chủ, các công trình có sự đóng góp của nhân dân phải thực hiện việc giám sát cộng đồng. Số tiền huy động, tiến độ xây dựng, quyết toán công trình đều phải được công khai minh bạch một cách rõ ràng, dễ hiểu, dễ giám sát.

- Mọi khoản huy động đều được ghi nhận và quy đổi ra đồng Việt Nam để và đều được phản ánh qua NS cấp xã.

Các nguồn thu tại xã:

- Chính quyền xã cần tập trung rà soát lại các khoản thu tại xã như: Quỹ đất công ích 5%, đất công, đất nuôi trồng thuỷ hải sản, mặt nước, ao, hồ, chợ, đò, bến bãi... từ đó có xem xét cụ thể đến từng hợp đồng kinh tế đảm bảo các hợp đồng kinh tế không được kéo dài quá 5 năm và không được thu tiền một lần. Chủ động phân tích dự báo những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu của NSNN trên địa bàn, làm rõ những khoản còn thất thoát, các nguồn thu tiềm năng, đề ra các giải pháp cụ thể kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện củaxã.

- Tăng cường đầu tư trực tiếp cho nông nghiệp nông thôn và đẩy mạnh việc đưa cơ khí hoá vào sản xuất nông nghiệp; đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; phát triển công nghiệp chế biến nông sản để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân; Ưu tiên đầu tư cho việc ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp, công nghệ sinh học, hình thành các khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, hỗ trợ nông dân tìm kiếm thị trường.

- Tạo mọi điều kiện để nhân dân phát triển sản xuất. Muốn làm tốt vấn đề này thì nhà nước cần có cơ chế về vốn, việc làm và có chính sách bảo hộ đầu ra cho sản phẩm, bên cạnh đó cần quan tâm và có chính sách về thuê địa điểm sản xuất kinh doanh, đào tạo nghề và chú trọng công tác thực tiễn, nhân rộng điển hình tiên tiến nhằm mục đích tăng thu nhập cho nhân dân.

- Chú trọng phát triển công nghiệp, lựa chọn những lĩnh vực có nhiều lợi thế như: Ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa, cơ khí chế tạo; Vật liệu xây dựng; Chế biến nông sản thực phẩm; Chế tạo các sản phẩm linh kiện phụ trợ cho ngành dệt may,da giày, chế biến các dụng cụ thể thao....

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu chi ngân sách xã tại xã chi lăng, huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)