4.2.6.1.Kết quả đạt được
Thông qua phân cấp quản lý ngân sách đã thúc đẩy phân cấp các quy trình quản lý về thu ngân sách tạo sự chủ động và làm rõ trách nhiệm từng cấp về quản lý chi ngân sách trong phạm vi đã phân cấp. Trong những năm qua, kinh tế xã Chi Lăng đã có sự tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hợp lý, tích
cực, chú trọng đến phát triển công nghiệp - thương mại, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng phát triển nông nghiệp. Số thu ngân sách NSNN đã có sự tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, cơ bản đáp ứng nhu cầu điều hành của chính quyền địa phương về phát triển kinh tế xã hội theo Nghị quyết của Đảng ủyvà Hội đồng nhân dân xã.
Công tác quản lý NSNN trên địa bàn xã Chi Lăng trong những năm gần đây đã đạt được những kết quả sau:
Thứ nhất, công tác lập dự toán ngân sách của xã đã được HĐND xã phê
chuẩn, phân bổ dự toán đảm bảo theo quy định của luật NSNN và các văn bản hướng dẫn luật, các văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền; phù hợp với định hướng phân bổ ngân sách của Nghị quyết HĐND huyện và Quyết định UBND huyện giao. Tiến độ phân bổ và giao dự toán thực hiện phù hợp quy định về thời gian. UBND xã Chi Lăng đã thực hiện quyết định giao chỉ tiêu và dự toán NSNN trước ngày 31/12 hàng năm và công khai dự toán ngân sách đúng theo quy định của Luật NSNN.
Thứ hai, việc chấp hành dự toán thu đã được kiện toàn, một bước và luôn
được các cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm đúng mức, lực lượng thu đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức thu, thực hiện thu dứt điểm các khoản thu tồn đọng, tăng cường kiểm tra, rà soát, điều chỉnh kịp thời mức thu cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh. Cơ quan quản lý thu đã phối hợp với các ngành, các thôn triển khai đồng bộ các biện pháp tổ chức thu, nghiệp vụ quản lý thu, có kế hoạch triển khai thu ngay các khoản thu mới phát sinh; thực hiện ủy nhiệm thu với các thôn trực tiếp thu, nắm rõ được nguồn thu, đối tượng thu do vậy đã tiến hành chủ động rà soát, đưa vào quản lý các hộ mới ra kinh doanh, hàng tháng tập trung thu các số thuế mới phát sinh trong bộ thuế nhằm hạn chế thấp nhất thất thu cho ngân sách. Công tác quản lý nguồn thu được củng cố và tăng cường, thực hiện công khai thủ tục kê khai nộp thuế, quản lý chặt chẽ chế độ hóa đơn, chứng từ... tạo cho các đối tượng nộp thuế dần có thói quen kê khai nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế nhằm tăng cường sự giám sát lẫn nhau giữa các bộ phận quản lý thu, giữa người nộp thuế và cán bộ thu thuế, đảm bảo đúng chính sách, chế độ Nhà nước quy định.
Công tác quản lý và sử dụng hóa đơn, chứng từ được triển khai thực hiện theo quy định của Nhà nước, trong quá trình thực hiện cơ quan thuế thường xuyên
kiểm tra, uốn nắn những sai sót của các hộ sử dụng hóa đơn, chứng từ nên việc quản lý thu thuế đối với các hộ sử dụng hóa đơn đạt kết quả thu tăng so với trước.
Công tác kiểm tra tình hình thực hiện đăng ký kinh doanh trên địa bàn và xử phạt những hộ kinh doanh không đăng ký, kinh doanh không đúng mặt hàng, ngành hàng hoặc trốn lậu thuế được tăng cường. Ngay từ đầu năm UBND xã đã ban hành quyết định thành lập đội liên ngành chống thất thu, chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường lực lượng phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm soát, ngăn chặn chống buôn lậu và gian lận thương mại trong việc buôn bán hàng trốn lậu thuế, khai thác, vận chuyển, mua bán các mặt hàng lâm sản và động vật hoang dã trái phép để công bằng, minh bạch, tạo sự bình đẳng cho xã hội đồng thời tăng thu ngân sách.
Công tác chi ngân sách đã được quản lý chặt chẽ. Hàng năm xã đã chỉ đạo quyết liệt, đã chủ động trong việc cân đối ngân sách, điều hành chi một cách tích cực; chỉ đạo giám sát các đơn vị thụ hưởng ngân sách xã phải bám sát vào dự toán chi được giao để tổ chức quản lý và chi tiêu chặt chẽ, đúng tiêu chuẩn, đúng chế độ, định mức, tiết kiệm và có hiệu quả. Để đảm bảo quản lý chặt chẽ công tác chi, xã đã yêu cầu các ban, ngành, đoàn thể phải lập dự toán chi theo quý, theo nhóm chi dự toán để có căn cứ cấp phát sát đúng với tình hình hoạt động thực tế của mỗi đơn vị.
Trong quá trình chấp hành ngân sách, Kho bạc Nhà nước huyện đã khẳng định tốt vai trò của mình trong việc thực hiện kiểm soát chi ngân sách và quản lý quỹ NSNN, giám sát các đơn vị trong thực hiện và chấp hành dự toán ngân sách. Kiểm soát chi về các điều kiện, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi. Việc KBNN căn cứ hồ sơ, tài liệu, chứng từ của đơn vị sử dụng ngân sách đã quyết định chi để đối chiếu, kiểm tra, kiểm soát có đúng chế độ quy định không; thực hiện thanh toán hay từ chối thanh toán khoản chi mà đơn vị yêu cầu đã làm cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách chú trọng và có trách nhiệm hơn trong việc quyết định chi.
Thứ ba, công tác quyết toán NSNN trên địa bàn xã hàng năm đã cơ bản
đáp ứng đúng theo Luật NSNN. Việc quản lý thu, chi NSNN chặt chẽ, đảm bảo đúng theo quy định đã làm cho công tác quyết toán ngày càng minh bạch, đúng, đủ kịp thời, giảm tối thiểu sai phạm hơn. Mặc dù thu ngân sách có năm không đạt kế hoạch nhưng do công tác quản lý chi ngân sách chặt chẽ tiết kiệm, hiệu quả, theo sát tiến độ thu, có biện pháp cân đối thu chi ngân sách kịp thời nên không
xảy ra tình trạng thâm hụt ngân sách. Công tác lập, thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán đã đi vào nề nếp, báo cáo quyết toán đã phản ánh tương đối chính xác và trung thực tình hình sử dụng ngân sách cũng như hoạt động của đơn vị trong năm ngân sách.
4.2.6.2. Hạn chế
* Công tác lập dự toán
Việc lập dự toán hàng năm còn mang tính hình thức, công tác tổng hợp dự toán ngân sách xã còn thiếu chính xác, chưa bao quát hết các khoản thu, đối tượng thu, chưa thực sự xuất phát từ dưới lên mà lập dự toán chủ yếu căn cứ vào số kiểm tra cấp trên giao, trên cơ sở đó xã giao cho các ban, ngành, đoàn thể, sau đó các xã ước thực hiện kết quả thu năm hiện hành và xây dựng dự toán năm kế hoạch để bảo vệ với Chi cục Thuế (các chỉ tiêu thu thuế) và cơ quan tài chính (chỉ tiêu thu tại xã). Tuy nhiên, khi xây dựng dự toán thường không tính hết được nguồn thu (các khoản thu hoa lợi công sản, quỹ đất công ích 5, thu phí đò, phí chợ xã thường để đến tháng 12 mới nộp vào ngân sách trong khi tháng 10 xây dựng dự toán cho năm sau thì các chỉ tiêu này không thể hiện trong tổng số ước thực hiện dự toán năm); xây dựng dự toán thu không sát thực tế dẫn đến cuối năm xã có tăng thu thì bổ sung nhiệm vụ chi vào cuối năm, đôi khi vượt quá nguồn tăng thu dành làm lương năm sau; một số xã hụt thu thì lúng túng trong việc hạn chế các nhiệm vụ chi tránh tình trạng “đỏ nguồn ngân sách”.
Việc xây dựng dự toán hàng năm của các cơ quan, đơn vị còn mang tính đối phó, chưa chú trọng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ và các mục tiêu đã đặt ra. Thuyết minh dự toán và cơ sở tính còn sơ sài, chất lượng thấp. Vì vậy gây khó khăn cho công tác thẩm định của cơ quan tài chính. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chưa quan tâm đúng mức đến công tác lập dự toán, chưa bao quát hết nhiệm vụ hoạt động của đơn vị sẽ phát sinh trong năm kế hoạch dẫn đến không dự nguồn cho các nhiệm vụ chi phát sinh này trong dự toán bảo vệ đầu năm, khi triển khai nhiệm vụ lại đề nghị bổ sung dự toán chi.
* Về chấp hành dự toán
Sự kết hợp giữa đội thuế và hội đồng tư vấn thuế của xã chưa cao, có lúc, có nơi còn mang tính chất khoán thu cho đội thuế. Công tác quản lý hộ gia đình kinh doanh chưa được quan tâm, chưa có biện pháp hợp lý trong công tác thu thuế kinh doanh vận tải, kinh doanh thầu xây dựng tư nhân..
Nguồn thu trong năm không đều đặn, tập trung vào cuối năm, ảnh hưởng đến việc triển khai nhiệm vụ trong năm kế hoạch. Tình trạng nợ đọng thuế vẫn còn tiếp diễn do cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ nộp thuế còn dây dưa, chây ỳ không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
Cơ cấu chi ngân sách giữa chi đầu tư xây dựng cơ bản và chi thường xuyên của xã trong thời gian qua vẫn chưa đạt đến cơ cấu hợp lý, hiệu quả.
Đối với quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản: Việc giải ngân và thanh toán
vốn đầu tư XDCB còn dàn trải, kém hiệu quả. Chất lượng thẩm định, phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật dự án, dự toán đôi khi còn chưa tốt, không sát với thực tế, còn mắc lỗi số học. Trong quá trình kiểm soát hồ sơ thanh toán của KBNN, khi phát hiện sai sót phải chờ Chủ đầu tư trình UBND huyện và các ngành chức năng điều chỉnh, bổ sung mới thực hiện được việc tạm ứng, thanh toán vốn. Điều này dẫn tới tình trạng chậm trễ trong giải ngân vốn đầu tư XDCB và gây khó khăn, bức xúc cho Chủ đầu tư khi phải đi lại nhiều lần để làm thủ tục thanh toán. - Việc chuẩn bị đầu tư của các dự án còn bộc lộ nhiều yếu kém, hạn chế. Hàng năm, có khoảng 10 số vốn đầu tư được ghi kế hoạch vốn nhưng phải dừng thanh toán hoặc đề nghị điều chuyển vốn. Nguyên nhân chủ yếu là do chính sách đền bù giải phóng mặt bằng chưa được đồng bộ, đơn giá đền bù đôi khi chưa phù hợp với mặt bằng giá cả thực tế. Công tác đền bù giải phóng mặt bằng chậm đã làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện các dự án của các nhà thầu.
- Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực đầu tư XDCB thường xuyên thay đổi và điều chỉnh gây khó khăn cho công tác kiểm soát vốn đầu tư XDCB. Các định mức, đơn giá cho công tác quy hoạch, công tác chuẩn bị đầu tư... do cơ quan có thẩm quyền ban hành còn chưa đồng bộ và thống nhất nên hiệu quả công tác kiểm soát chi chưa cao.
Đối với quản lý chi thường xuyên: Việc xây dựng thực hiện kế hoạch thu
và cấp phát chi ngân sách theo từng mục, theo dự toán năm đã được thực hiện nghiêm túc. Nhưng việc xây dựng dự toán chi ở các đơn vị chưa được coi trọng, chưa báo quát hết nhiệm vụ chi, dẫn đến trong năm còn tình trạng điều chỉnh, bổ sung dự toán, gây khó khăn cho việc kiểm soát chi của KBNN và việc chủ động điều hành ngân sách của các cơ quan quản lý. Tình trạng lãng phí trong quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách, vốn và tài sản của nhà nước vẫn còn diễn ra: việc chấp hành tiêu chuẩn, định mức chi của một số đơn vị sử dụng NSNN còn chưa
đúng với chế độ quy định. Nhiều khoản chi được quy định cụ thể về tiêu chuẩn, định mức nhưng các đơn vị sử dụng NSNN không chấp hành, tìm những sơ hở của văn bản quy định để "lách luật" như chi hội nghị, công tác phí, chi tiếp khách hay mua sắm tài sản...; nhiều khoản chi lãng phí chưa kiểm soát được như chi về xăng dầu, văn phòng phẩm...; việc quản lý tài sản còn thiếu chặt chẽ.
* Về quyết toán ngân sách xã
Qua kiểm tra thực tế cho thấy nhìn chung công tác quyết toán ngân sách đúng quy định nhưng chưa đạt chất lượng cao. Các công việc quyết toán còn phụ thuộc vào cơ quan tài chính cấp trên và xác nhận của kho bạc nhà nước. Chưa chấp hành nghiêm chỉnh Pháp lệnh kế toán thống kê về chế độ chứng từ, nguyên tắc ghi sổ, hạch toán mục lục ngân sách nhà nước. Báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm gửi cơ quan tổng hợp còn chậm, chất lượng chưa cao, thuyết minh quyết toán đã tuân thủ các biểu mẫu nhưng còn sơ sài.
4.2.6.3.Nguyên nhân của hạn chế
a. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, Một số thời điểm chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng và
trách nhiệm quản lý ngân sách địa phương. Tuy có sự phân cấp quản lý nhưng có một số chưa nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc quản lý ngân sách: xây dựng dự toán thu chi thấp để khi thực hiện đạt và vượt dự toán thu để bố trí chi hàng năm; một số năm lập dự toán thu thấp hơn khả năng thực tế, dự toán chi cao để xin bổ sung cân đối, có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của ngân sách cấp trên.
Thứ hai, việc thực hiện chu trình quản lý ngân sách còn nhiều bất cập
* Công tác lập dự toán ngân sách chưa tốt, hiệu quả chưa cao
Chất lượng lập dự toán thu chi ngân sách xã còn chưa cao, các tài liệu và số liệu của báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kỳ trước, xác định nguyên nhân và đề ra biện pháp để xây dựng nhiệm vụ thu chi năm kế hoạch còn sơ sài, đôi khi không có đánh giá, chỉ có số liệu tổng hợp theo mẫu biểu yêu cầu của cấp trên một cách chiếu lệ. Các đơn vị sử dụng ngân sách xã còn chưa coi trọng công tác lập dự toán, chưa tính toán hết nhiệm vụ hoạt động của đơn vị trong năm kế hoạch. Dẫn đến việc tính dự toán thiếu nội dung hoặc mang tính ước đoán thiếu độ chuẩn xác, gây khó khăn cho công tác tổng hợp dự toán của cơ quan quản lý tài chính.
Trình độ của cán bộ phân tích và lập dự toán ngân sách chưa chuyên sâu, chưa nghiên cứu tìm tòi và chưa có tầm nhìn bao quát tổng hợp để có thể nắm bắt những thay đổi của các chính sách mới, chưa dự kiến được những nhiệm vụ sẽ phát sinh trong năm kế hoạch để lập dự toán kịp thời.
* Chấp hành ngân sách và kiểm soát chi ngân sách chưa hiệu quả
Công tác chấp hành dự toán thu và phân bổ chi ngân sách xã theo dự toán đầu năm đã được xã triển khai nghiêm túc. Tuy nhiên công tác quản lý nguồn thu còn chưa triệt để, chưa có biện pháp xử lý mạnh đối với các trường hợp trốn thuế. Cơ quan Thuế chỉ dừng lại ở việc thông báo tên doanh nghiệp bỏ trốn, số lượng xêri hóa đơn mang theo, chưa xử lý đến tận gốc của việc sử dụng hóa đơn.
Công tác kiểm tra các đối tượng nộp thuế chưa thường xuyên, liên tục nhằm phát hiện sai sót, uốn nắn kịp thời, do vậy tình trạng nợ đọng thuế vẫn còn xảy ra. Ý thức chấp hành các luật thuế, chính sách thuế của một số hộ kinh doanh, đối tượng nộp thuế chưa cao.
Một số thôn tự ý thu và chi những khoản thu do xã quản lý: thu hoa lợi công sản và quỹ đất công ích 5, không hạch toán khoản thu này vào ngân sách xã.
Việc thực hiện cấp phát chi ngân sách theo từng mục, theo dự toán năm đã được thực hiện tương đối nghiêm túc, tuy nhiên do việc xây dựng dự toán chi ở các đơn vị chưa được coi trọng dẫn đến trong năm phải điều chỉnh, bổ sung nhiều, chưa tạo điều kiện cho KBNN trong việc thực hiện kiểm soát chi cũng như sự chủ động điều hành ngân sách của các cơ quan quản lý. Đặc biệt ở khối xã do mục lục ngân sách còn phức tạp, hình thức theo dõi, cấp phát, thanh toán, quyết toán còn có điểm chưa phù hợp xã hiện nay.
* Công tác quyết toán ngân sách còn chậm về thời gian và chưa được coi