Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu chi ngân sách xã tại xã chi lăng, huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 40)

2.2.1. Kinh nghiệm quản lý thu-chi NSX của các địa phương trong nước

2.2.1.1. Kinh nghiệm tại xã Đông Phong, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Đông Phong là một xã thuộc huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh có điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế, xã nằm thuộc địa bàn có Khu công nghiệp Samsung và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Chính vì vậy, hoạt động kinh tế trên địa bàn xã diễn ra khá sôi động, dẫn đến công tác quản lý thu-chi ngân sách xã nói chung và công tác kế toán ngân sách xã nói riêng đóng vai trò quan trong trong phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Trong những năm gần dây, công tác kế toán và quản lý ngân sách tại xã Đông Phong hiện nay đã có nhiều chuyển biến tích cực so với các năm trước, việc phản ánh, ghi chép, lập báo cáo kế toán kịp thời theo đúng quy định, góp phần đưa công tác quản lý ngân sách trong việc lập, chấp hành dự toán và quyết toán chi NSX dần đi vào nền nếp. Mặc dù đã có nhiều văn bản pháp lý cùng với các thông tư hướng dẫn thực hiện công tác kế toán và quản lý ngân sách xã đã được ban hành nhưng công tác kế toán ngân sách xã vẫn còn điều bất cập và tồn tại cần phải giải quyết như phân cấp nguồn thu không hợp lý, khai thác nguồn thu chưa triệt để, định mức chi chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, trình độ quản lý của của cán bộ cấp xã còn có hạn chế, việc đào tạo cán bộ, sắp xếp luân chuyển cán bộ chưa đáp ứng được công tác quản lý NSX trong giai đoạn hiện nay (Đinh Thị Kiều Trang, 2019).

Kết quả tổng dự toán thu NSX trên đại bàn xã đã có sự biến động tương đối lớn trong giai đoạn 2015-2017, dự toán thu năm 2016 giảm 32,23 so năm 2015, dự toán thu năm 2017 tăng 597,85 so năm 2016. Tổng số thu năm 2016 giảm do thu thuế và thu tại xã giảm 35,38%( cụ thể năm 2016 theo Nghị định 28/2016, Chính phủ quyết định bỏ thu phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự (xe mô tô) từ ngày 5/6/2018 nên phí sử dụng đường bộ giảm 100%; nguồn phí ,lệ phí giảm 33,96%) và thu NQD tỉnh thu điều tiết về ngân sách xã giảm 40,23 % so với năm 2015.

Tổng số thu năm 2017 tăng mạnh so với năm 2016 là do năm 2017 có khoản thu tiền khi giao đất là 30.280.000.000 đồng khi thực hiện các dự án đất dân cư dịch vụ thôn Phong Xá và dự án đất đấu giá thôn Đông Yên.

Các khoản thu trong cân đối chiếm tỷ trọng lớn trong cả 3 năm (2015- 2017) lần lượt là 94,67%, 92,13% và 98,87%. Ngược lại các khoản thu không cân đối chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng thu ngân sách và có xu hướng giảm dần, năm 2015 chiếm tỷ trọng 5,33%, năm 2016 chiếm 7,87 %, năm 2017 chiếm 1,13%

- Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên gồm: Đối với các khoản thu bổ sung cân đối ngân sách được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa dự toán chi được giao và dự toán thu được phân cấp trên địa bàn các xã, thị trấn; nguồn thu bổ sung cho NSX được giao trong dự toán đầu năm của NSX. Trên cơ sở giao dự toán cho các xã, hàng tháng khoản thu này được Phòng TC - KH cấp cho các xã bằng dự toán vào tài khoản của các xã mở tại KBNN huyện. Trong nhiều năm trở lại đây, thu bổ sung cân đối ngân sách cấp trên của xã Đông Phong trong giai đoạn 2015-2017 đều chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm , năm 2016 giảm nhẹ 0,59 % so với năm 2015, nhưng đến năm 2017 giảm 100% so với năm 2016.

Như vậy đã khảng định các khoản thu ngân sách xã của xã Đông Phong ngay từ khi lập dự toán thu phải dựa vào nguồn bổ sung mất cân đối của ngân sách tỉnh là rất nhỏ, xã Đông Phong đã dần có khả năng tự cân đối các khoản thu để bổ sung chi thường xuyên được phải dựa rất ít vào bổ sung mất cân đối từ ngân sách cấp trên.

Tổng dự toán chi NSX Đông Phong qua ba năm (2015- 2017) tổng dự toán chi qua các năm được thể hiện cụ thể, dự toán tổng chi năm 2016 giảm 35,77% so năm 2015 ( chi đầu tư phát triển giảm 55,95%, chi thường xuyên giảm 35,27%) dự toán chi năm 2017 tăng 597,85% so với năm 2016, nguyên nhân năm 2017 nguồn chi thường xuyên tăng 40,96% và chi đầu tư phát triển năm 2017 tăng 1955,1% do UBND xã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn , xây dựng nông thôn mới với số chi xây dựng hạ tầng là 20.551.000.000 đồng

- Tổng hợp dự toán theo nguồn vốn chi đầu tư phát triển trong 3 năm (2015- 2017) cho thấy nguồn vốn đầu tư phát triển của ngân sách xã là không ổn định và cụ thể năm 2015 là 2.270.000.000 đồng( chiếm 26.67%), năm 2016 là 1.000.000.000 đồng giảm 55,95% so với năm 2015, nhưng đến năm 2017 nguồn

chi này dự toán tăng mạnh lên 20.551.000.000, tăng 1955.1 % so với năm 2016, nguyên nhân chính là do trong năm 2017 UBND xã đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn đạt chuẩn nông thôn mới.

- Tổng hợp dự toán chi thường xuyên: Trên cơ sở dự toán chi thường xuyên do UBND các xã được UBND huyện giao trong năm. Tổng dự toán chi thường xuyên ngân sách xã trong 3 năm (2015- 2017) không ổn định Cụ thể năm 2015 là: 6.160.700.000 đồng, năm 2016 là 3.988.000.000 đồng giảm 35,27% so năm 2015, năm 2017 là 5.621.655.583 đồng tăng 40,96% so năm 2016, là do trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017 đã thực hiện nhiều chính sách mới như thực hiện lộ trình chính sách cải cách tiền lương, luật dân quân tự vệ, chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo.

Công tác chấp hành dự toán thu ngân sách xã Đông Phong trong giai đoạn 2015-2017, tại xã trên địa bàn xã Đông Phong thực hiện tương đối tốt và có sự biến động lớn. năm 2015tổng số thu thực hiện so kế hoạch giao tăng 26%; năm 2016 tổng số thu thực hiện so kế hoạch giao tăng 55%; năm 2017 tổng số thu thực hiện so kế hoạch giao tăng 72%, các khoản thu cơ bản đạt và vượt mức dự toán giao.

Các khoản thu thuế và thu tại xã năm 2015 thực hiện so với kế hoạch tăng 12 %; năm 2016 thực hiện so với kế hoạch giao tăng 3,34 lần; năm 2017 thực hiện so với kế hoạch chỉ đạt 16%.

Các khoản thu Ngoài quốc doanh tỉnh thu năm 2015 thực hiện so với kế hoạch chỉ đạt 0,28 %, năm 2016 thực hiện so với kế hoạch chỉ đạt 9%, năm 2017 thực hiện so với kế hoạch tăng 14,13 lần .

Công tác chấp hành dự toán chi ngân sách xã Đông Phong trong giai đoạn 2015-2017, cơ bản xã Đông Phong đã bám sát dự toán trong công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn. Năm 2015 tổng chi thực hiện so với kế hoạch là 78 % ; Năm 2016 tổng chi thực hiện so với kế hoạch vượt 20%; năm 2017 tổng chi thực hiện so với kế hoạch là 61% .

Tuy nhiên vẫn có một số khoản chi vượt so với dự toán mà HĐND xã giao và được cơ quan tài chính thẩm định như: Năm 2015, Chi sự nghiệp giáo dục dự toán giao 30.000.000 đồng, thực hiện 240.944.000 đồng vượt 8.03 lần; Chi sự nghiệp kinh tế dự toán giao 30.000.000 đồng thực hiện 428.739.000 vượt 14,29 lần. Chi khác cấp ngân sách dự toán giao 150.000.000 đồng thực hiện 199.248.000 đồng

33 %. Năm 2016 chi sự nghiệp giáo dục dự toán giao 23.000.000 thực hiện 52.842.000 vượt 2.3 lần; Chi sự nghiệp kinh tế dự toán giao 65.000.000 thực hiện 345.741.300 vượt 5.32 lần.Năm 2017 chi sự nghiệp giáo dục dự toán giao 50.000.000 thực hiện 275.922.750 vượt 5.52 lần. Chi sự nghiệp thể dục thể thao dự toán giao 40.000.000 đồng thực hiện 156.720.000 đồng vượt 6.27 lần.

Quyết toán nguồn thu ngân sách xã Đông Phong trong 3 năm từ 2015-2017, đã phản ánh số thu ngân sách xã qua 3 năm, có tăng nhưng có giảm qua các năm. Tổng thu ngân sách năm 2016 giảm 16,27 % so với năm 2015,nhưng năm 2017 tăng 672.05 % so với năm 2016.

Tỷ trọng thu thuế và thu tại xã trong thu cân đối trong 3 năm (2015-2017) có xu hướng tăng lần lượt là 32,03 %, 71,95 %, 91,90 %. Tỷ trọng thu NQD tỉnh thu trong 3 năm (2015-2017)có xu hướng tăng lần lượt là 0.11%, 2,49%, 73,99 %. Tỷ trọng thu bổ sung ngân sách cấp trên trong 3 năm (2015-2017) có xu hướng giảm lần lượt là 67,86 %, 25,56%, 17,38%.

Quyết toán chi ngân sách xã Đông Phong (2015-2017) , ta thấy tổng chi ngân sách năm 2016 giảm nhẹ 0,70 % so với năm 2015, nhưng tổng chi ngân sách năm 2017 tăng mạnh 234,56 % so với năm 2016.Tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong 3 năm ( 2015-2017 ) lần lượt là 22,72 %, 15,40 %, 75,01%. Tỷ trọng chi thường xuyên trong 3 năm (2015-2017) lần lượt là 77,28%, 84,60%, 24,99%. Ta thấy chi thường xuyên trong 3 năm không có sự biến động lớn, và có xu hướng giảm tỷ trọng, Chi đầu tư phát triển có xu hướng tăng tỷ trọng và tăng mạnh trong năm 2017 do xã Đông Phong tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới (Đinh Thị Kiều Trang, 2019).

2.2.1.2. Kinh nghiệm quản lý ngân sách xã tại thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An

Kết quả thu ngân sách trên địa bàn thị xã Cửa Lò nói chung và thu ngân sách trên địa bàn các phường nói riêng trong giai đoạn 2010 - 2012 khá khả quan. Kết quả thu ngân sách xã trên địa bàn thị xã Cửa Lò năm 2011 tăng mạnh so với năm 2010 với tổng mức thu ngân sách tăng gấp 1,61 lần so với năm 2010. Sở dĩ có sự tăng đột biến này là do những thay đổi về cơ chế chính sách thu, làm phát sinh những khoản thu mới cho Thị xã (từ năm 2010, thành lập thêm hai đơn vị hành chính cấp phường). Tuy nhiên, đến năm 2012, tốc độ tăng trưởng giảm nhẹ (giảm 2.040 triệu đồng) so với năm 2011 do ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế toàn cầu và thị trường bất động sản tụt dốc.

Những khoản thu phí và lệ phí: Thị xã Cửa Lò hoàn toàn là từ thu lệ phí đò, chợ, bến bãi. Ở cả hai năm 2010 và 2012 mức thực thu đều cao hơn mức dự toán, đặc biệt là năm 2012, mức thực thu cao hơn rất nhiều (160%) so với dự toán. Trong khi đó, mức thực thu của năm 2011 lại thấp hơn 3% so với dự toán. Các khoản thu phí, lệ phí, đặc biệt là lệ phí chợ và lệ phí đò đã được khai thác triệt để. Hầu hết các xã đều dùng phương pháp đấu thầu và khoán thu.

Mức thu thực tế từ nguồn thu quỹ đất công ích 5 % của cả 3 năm đều cao hơn so với mức dự toán nhưng lại không đồng đều giữa các phường. Đặc biệt là mức thu thực tế của năm 2011 cao hơn đến 35,51% so với mức dự toán, mức thu thực tế của năm 2010 cao hơn đến 6,45% so với dự toán. Sở dĩ, có sự gia tăng đột biến này là do năm 2011 trên địa bàn phường Nghi Thu, Nghi Hoà có một số nhà máy, trường học được xây dựng tại đây như: Nhà máy sữa Vinamilk, Nhà máy bánh kẹo Tràng An, trường Cao đẳng nghề và du lịch Nghệ An (cơ sở 2)… nên phần lớn diện tích đất công ích 5% đã được bồi thường cho hai phường này.

Thu đóng góp của nhân dân: Theo quy định của luật Ngân sách Nhà nước (NSNN), cấp xã được phép huy động các khoản đóng góp của từ người dân để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn phường, xã. Những năm qua các phường đã huy động được khoản thu chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong tổng thu 100%, chiếm từ 18-20% (không kể thu kết dư ngân sách). Số liệu trên cho thấy, số thu đóng góp tăng lên hằng năm: Năm 2010 thực hiện được 980 triệu đồng (đạt 131% kế hoạch), năm 2011 số thu được 1.401 triệu đồng (đạt 117% kế hoạch), năm 2012 số thu đạt 1.585 triệu đồng (đạt 132% kế hoạch)...

Thu kết dư ngân sách: Khoản thu này trong các năm 2010, năm 2011 và năm 2012 đã chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng thu 100% của ngân sách xã. Cụ thể: Khoản thu kết dư ngân sách năm 2010 là 5.521 triệu đồng, năm 2011 là 4.165 triệu đồng và năm 2012 lớn hơn rất nhiều so với hai năm trước đó (17.233 triệu đồng). Nguyên nhân là do nguồn thu lớn ở một số phường vào chậm vào cuối năm nên phường không kịp chi. Bên cạnh đó, nhiều phường có số thu kết dư cao nhưng vẫn còn nợ nhiệm vụ chi, đặc biệt là nhiệm vụ chi xây dựng cơ bản.

Thu sự nghiệp và thu khác: Các khoản thu sự nghiệp chủ yếu là thu từ sự nghiệp kinh tế như: sản xuất vật liệu xây dựng, các lò gạch... Các khoản thu khác thường là thu thanh lý tài sản, khoản phạt an ninh, phạt dân số kế hoạch hoá gia đình, các khoản thu hồi nợ đọng hay viện trợ từ các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước. Năm 2010: 1.509 triệu đồng chiếm 3,9% tổng thu ngân sách; Năm

2011: 1.602 triệu đồng chỉ chiếm 2,6 % tổng thu ngân sách; Năm 2012: 3392 triệu đồng, chiếm 5,6 % tổng thu ngân sách (Hồ Quang Hải, 2014).

2.2.2. Bài học kinh nghiệm

Qua nghiên cứu thực tiễn ở một số địa phương trong nước, đề tài rút ra bài học kinh nghiệm vận dụng trong nghiên cứu quản lý thu – chi ngân sách xã tại xã Chi Lăng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh như sau:

- Trong thực hiện thu – chi ngân sách xã cần thực hiện nghiêm túc theo đúng chu trình quản lý ngân sách xã, trong đó công tác lập dự toán ngân sách là khâu quan trọng nhất, chấp hành ngân sách là việc thực hiện dự toán ngân sách được duyệt và quyết toán ngân sách là khâu cuối cùng để tổng hợp các khoản thu – chi ngân sách xã, phản ánh cả quá trình tổ chức thực hiện dự toán ngân sách xã và là cơ sở cho việc lập dự toán ngân sách năm sau.

- Việc lập dự toán ngân sách xã phải đảm bảo phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của địa phương;

- Trong phân cấp quản lý thu – chi ngân sách xã cần đảm bảo tính chủ động để các xã thuận lợi trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ, hạn chế tính ỷ lại ngân sách cấp trên.

- Quá trình quản lý thu – chi ngân sách xã cần tăng cường vai trò của HĐND cấp xã trong việc quyết định dự toán, giám sát và thanh kiểm tra quá trình thực hiện dự toán và phê chuẩn quyết toán ngân sách xã.

- Trong quản lý thu – chi ngân sách xã cần thực hiện công khai minh bạch các khoản thu, chi theo quy định, đặc biệt là các khoản thu/đóng góp của người dân.

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU3.1.1. Vị trí địa lý 3.1.1. Vị trí địa lý

Chi Lăng là một xã thuộc đồng bằng trung du Bắc Bộ, nằm ở phía Tây Nam của huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Cách trung tâm huyện lỵ Quế Võ (Thị trấn Phố Mới) 7km về phía Đông Bắc; cách thành phố Bắc Ninh 15km về phía Tây Bắc.Vị trí địa lý cụ thể như sau:

-Phía Bắcđược bao bọc bởi con ngòi (sông) Tào Khê làm ranh giới với các xã Yên Giả và xã Mộ Đạo;

- Phía Tây Bắccó ngòi con Tên làm ranh giới tiếp giáp xã Hán Quảng; - Từ phía Tây Nam, sang phía Nam đến phía Đông được bao bọc bởi dòng sông Thiên Đức (Sông Đuống), bên kia là các xã Mão Điền, Hoài Thượng (huyện Thuận Thành), xã Lãng Ngâm và xã Giang Sơn (huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).

Xã Chi Lăngnằm chạy dọc theo con sông Đuốngvới 07 km đê trung ương và địa phương. Ở vị trí này, xã Chi Lăng khá thuận lợi trong giao thông hàng hoá, dịch vụ và phát triển kinh tế, có điều kiện tiếp cận nhanh với tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu chi ngân sách xã tại xã chi lăng, huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)