3.1.1. Vị trí địa lý
Chi Lăng là một xã thuộc đồng bằng trung du Bắc Bộ, nằm ở phía Tây Nam của huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Cách trung tâm huyện lỵ Quế Võ (Thị trấn Phố Mới) 7km về phía Đông Bắc; cách thành phố Bắc Ninh 15km về phía Tây Bắc.Vị trí địa lý cụ thể như sau:
-Phía Bắcđược bao bọc bởi con ngòi (sông) Tào Khê làm ranh giới với các xã Yên Giả và xã Mộ Đạo;
- Phía Tây Bắccó ngòi con Tên làm ranh giới tiếp giáp xã Hán Quảng; - Từ phía Tây Nam, sang phía Nam đến phía Đông được bao bọc bởi dòng sông Thiên Đức (Sông Đuống), bên kia là các xã Mão Điền, Hoài Thượng (huyện Thuận Thành), xã Lãng Ngâm và xã Giang Sơn (huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).
Xã Chi Lăngnằm chạy dọc theo con sông Đuốngvới 07 km đê trung ương và địa phương. Ở vị trí này, xã Chi Lăng khá thuận lợi trong giao thông hàng hoá, dịch vụ và phát triển kinh tế, có điều kiện tiếp cận nhanh với tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của huyện.
3.1.2. Tình hình đất đai và sử dụng đất đai
Nhìn tổng thể, có thể dễ dàng nhận thấy tình hình sử dụng đất đai của xã Chi Lăng không có biến động mạnh, mà xu hướng này sẽ còn tiếp tục ổn định trong nhiều năm tới. Nguyên nhân chính là do xã ở rất xa trung tâm và không tiện giao thông đi lại. Tuy nhiên, nền nông nghiệp lại phát triển ổn định. Nhưng cũng đặt ra một vấn đề lớn là làm sao đảm bảo sự ổn định và nâng cao thu nhập cho những người nông dân khi giá lương thực bấp bênh. Đây là một thách thức lớn đặt ra cho lãnh đạo các cấp nói chung cũng như xã Chi Lăng nói riêng trong việc tạo công ăn việc làm cho người lao động, đặc biệt là đối với những lao động nông thôn có diện tích đất bị thu hồi dùng cho công nghiệp và giảm tỷ lệ nghèo đói của xã, đặc biệt là người lao động mất đất nông nghiệp (UBND xã Chi Lăng, 2018).
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai xã Chi Lăng (2016 – 2018)
ĐVT: Ha Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) 2017/2016 2018/2017 Tổng diện tích tự nhiên 967,354 967,354 967,354 100 100 1. Đất nông nghiệp 623,826 623,826 623,826 100 100 2. Đất ở 106,693 106,693 106,693 100 100 3. Đất chuyên dùng 121,219 121,219 121,219 100 100 4. Đất tôn giáo tín ngưỡng 1,792 1,792 1,792 100 100 5. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 6,372 6,372 6,372 100 100 6. Đất sông suối và mặt nước 107,452 107,452 107,452 100 100 Nguồn: UBND xã Chi Lăng (2016, 2017, 2018)
3.1.3. Tình hình dân số và lao động
Từ năm 2016 đến nay nhìn chung tình hình dân số của xã có biến động nhẹ. Tuy vậy, có thể thấy hộ nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu các ngành kinh tế. Tuy nhiên, các ngành tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp vẫn thu hút được phần lớn lao động tham gia.
đáng kể. Tổng số lao động của xã qua ba năm tăng bình quân trên 2,67%/năm nhưng tỷ lệ lao động trong các ngành có sự thay đổi rõ rệt. Lao động trong các ngành nông - lâm - thủy sản có chiều hướng giảm khá nhanh do trên địa bàn huyện mọc lên rất nhiều công xưởng, nhà máy và đặc biệt là sự có mặt của các doanh nghiệp nước ngoài đóng trên địa bàn ngày càng nhiều, công việc ổn định nên thu hút được rất nhiều người lao động tham gia. Tuy nhiên lực lượng lao động này vẫn tranh thủ thời gian được rảnh dỗi và làm ca đêm để tham gia sản xuất nông nghiệp.
Lao động trong ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ có xu hướng gia tăng khá nhanh. Điều này chủ yếu là do trong những năm qua do tác động của công nghiệp hóa đã thu hút khá nhiều lao động đến sinh sống trên địa bàn huyện, làm cho tốc độ tăng dân số của huyện trong những năm qua tăng khá nhanh (chủ yếu tăng cơ học, do di cư).
Bảng 3.2. Tình hình dân số xã Chi Lăng (2016 – 2018)
Diễn giải 2016 2017 2018 So sánh (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 Tổng dân số 8.965 100 9.187 100 9.301 100 102,48 101,2 - Nam 4.400 49,08 4.519 49,19 4.595 49,40 102,7 101,7 - Nữ 4.565 50,92 4.668 50,81 4.706 50,60 102,26 100,8 Nguồn: UBND xã Chi Lăng (2016, 2017, 2018)
3.1.4. Cơ sở hạ tầng
- Lĩnh vực xây dựng: Thực hiện tốt dự án được cấp có thẩm quyền phê
duyệt, hoàn thiện công trình nhà văn hóa Thôn Đồng đưa vào sử dụng, chuẩn bị , thi công xây dựng khu lớp học 3 tầng 15 phòng học, cải tạo tu sửa nhà hiệu bộ và 12 phòng học trường tiểu học, tu sửa 12 phòng học, xây dựng bể bơi đạt chuẩn tại trường THCS.
- Lĩnh vực Thủy lợi: Chỉ đạo khơi thông các hệ thống kênh mương tưới
tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp:+ Kênh nội đồng do các HTX chủ động: 1000m3+ Kênh tưới tiêu do xã thực hiện đào đắp đạt 700 m3 + Dải cấp phối hệ thống đường giao thông nội đồng tổng chiều dài 5,0km trị giá trên 520 triệu đồng. Phối hợp với trường sỹ quan chính trị Bắc Ninh tổ chức lao động khơi thông dòng chẩy cải tạo kênh mương thời gian 03 ngày với 600 ngày công ước khoảng 1000m3.
- Xây dựng, nạo vét kênh thoát nước nhà máy nước cũ- đồng giếng, nạo vét kênh Tiêu Xiếc- cống Đồng Cân 3 trị giá hơn 1 tỷ đồng.
3.1.5. Tình hình kinh tế - xã hội
Theo báo cáo kinh tế - xã hội năm 2018 UBND xã Chi Lăng toàn xã có 07thôn loại 3 và 1 thôn loại 2 vớidiện tích tự nhiên là: 967.35 ha, trong đó:đất nông nghiệp 623.83 ha; đất phi nông nghiệp 341.18 ha; đất chưa sử dụng 2.34 ha. Tổng số hộ toàn xã có2.260 hộ, dân số 9.301 người; mật độ dân số 960 người/km2.Số người trong độ tuổi lao động là 6.580 người, số lao động làm việc trong các ngành kinh tế là 5.620 người, lao động trong khu vực nhà nước 960 người.
Với lợi thế chính là phát triển nông nghiệp ổn định nên kết quả phát triển kinh tế của xã Chi Lăng giai đoạn 2016-2018 được thể hiện qua bảng 3.2. Tổng thu nhập quy giá trị qua các năm liên tục tăng từ 303,9 tỷ đồng năm 2016 lên 411,97 tỷ đồng năm 2018, bình quân mỗi năm tăng 16,4%/năm.
Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội xã Chi Lăng (2016 – 2018) Diễn giải ĐVT 2016 2017 2018 So sánh (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 1. Tổng thu nhập Tỷ đồng 303,9 100 331,56 100 411,97 100 109,1 124,3 Trong đó: - Nông nghiệp thủy sản Tỷ đồng 82,9 27,28 75,62 22,81 82,09 19,93 91,2 108,6 - Tiểu thủ công nghiệp – xây dựng Tỷ đồng 23 7,57 22 6,64 39 9,47 95,7 177,3 - Thương mại dịch vụ Tỷ đồng 198 65,15 233,94 70,56 290,88 70,61 118,2 124,3 2. Thu nhập bình quân đầu người Trđ/năm 33,3 34,7 35,3 104,2 101,7
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp thủy sản. Đến năm 2018, tỷ trọng cơ cấu các ngành kinh tế của xã như sau: nông nghiệp - thủy sản chiếm tỷ lệ 19,93%, tiểu thủ công nghiệp – xây dựng chiếm tỷ lệ 9,47% và thương mại dịch vụ chiếm tỷ lệ 70,61%.
Thu nhập bình quân trên đầu người liên tục tăng trong 3 năm từ 33,3 triệu đồng/người/năm năm 2016 lên 35,3 triệu đồng/người/năm năm 2018.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.1.1. Nguồn số liệu thứ cấp
Các số liệu thứ cấp gồm các thông tin về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương, tình hình dân số, lao động… những tài liệu này được thu thập tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện như: phòng Thống kê huyện, phòng Nông nghiệp & PTNT, phòng Tài Chính - Kế hoạch, phòng Công thương, UBND xã Chi Lăng, các Website chính thức, các tạp chí, sách báo tham khảo và các báo cáo khoa học đã được công bố.
3.2.1.2. Nguồn số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thông qua điều tra trực tiếp các cán bộ Phòng Tài chính, cán bộ kho bạc nhà nước, cán bộ chi cục thuế ,cán bộ UBND xã, tham khảo các ý kiến, kiến nghị, đề xuất trong quá trình điều hành quản lý ngân sách xã trong thời gian qua về công tác quản lý thu chi ngân sách xã (chi tiết theo phụ lục phiếu điều tra). Thông qua việc điều tra phỏng vấn các đối tượng trên để thu thập các số liệu sơ cấp như: Những bất cập trong công tác điều hành quản lý ngân sách xã. Ưu, khuyết điểm của công tác quản lý ngân sách xã và những nội dung cần sửa đổi. Những kiến nghị đối với việc phân cấp thu, chi ngân sách xã trên địa bàn huyện. Những khó khăn của chính quyền cấp huyện, xã khi thực hiện thu, chi NSNN.
Tổng số phiếu điều tra là 38 phiếu, trong đó: cán bộ phòng Tài chính – kế hoạch huyện: 03 phiếu; cán bộ Chi cục thuế và kho bạc: 3 phiếu; cấp xã có 5 phiếu dành cho cán bộ là lãnh đạo Đảng Ủy, HĐND và UBND xã, 05 phiếu dành cho UBMTTQ và các tổ chức chính trị xã hội, 13 phiếu dành cho cán bộ công chức xã và 09 phiếu dành cho cán bộ không chuyên trách cấp xã;
Các số liệu này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho phần nghiên cứu tổng quan, xác định các định hướng và là cơ sở khoa học quan trọng để phân tích
đánh giá xác định được nội dung và đề ra giải pháp hoàn thiện công tác quản lý NSX trên địa bàn xã Chi Lăng.
Bảng 3.4. Số lượng phiếu điều tra
TT Đối tượng điều tra Số phiếu điều tra
1 Cán bộ Phòng tài chính – Kế hoạch 03
2 Cán bộ KBNN, chi cục thuế huyện Quế Võ 03
3 Lãnh đạo ĐU, HĐND, UBND xã 05
4 MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội 05
5 Cán bộ công chức xã 13
6 Cán bộ không chuyên trách cấp xã 09
Tổng cộng 38
* Tổng hợp dự liệu
- Nhập dữ liệu đã được hiệu chỉnh và mã hóa vào máy tính (thông qua phần mềm Excel).
- Phân tổ dữ liệu theo các mối quan hệ: Như phân tổ cán bộ theo quản lý thu, chi, trình độ, địa danh…
- Trình bày kết quả tổng hợp: Bảng, đồ thị, sơ đồ, hình.
3.2.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng các phương pháp phân tích sau:
- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp nàyđược dùngđểthống kê
sốtuyệt đối, số tương đối, số bình quân. Các chỉ tiêu thống kê sẽ được tính toán để mô tả thực trạng, đặc điểm kinh tế, xã hội xã, hệ thống thu chi NSX, trình độ và năng lực quản lý của cán bộ huyện, cán bộ quản lý tại xã.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp thống kê so sánhđược sửdụngtrong
đề tài dùng để phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý NSX của huyện, cán bộ quản lý của xã; đánh giá kết quả thực tế công tác quản lý thu, chi ngân sách cho cấp xã.
- Phương pháp chuyên gia: Thông qua việc gửi và thu thập thông tin phản
hồi của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý NSX trong khu vực để đánh giá những nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng và các giải pháp nhằm tăng cường quản lý
NSX trên địa bàn xã Chi Lăng.
3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng quản lý thu – chi ngân sách xã Chi Lăng
- Dự toán thu ngân sách xã từ các nguồn qua các năm và so sánh; - Dự toán chi ngân sách xã cho các lĩnh vực qua các năm và so sánh; - So sánh tình hình chấp hành thu – chi ngân sách xã với dự toán thu – chi ngân sách xã;
- Kết quả thực hiện thu ngân sách xã từ các nguồn thu qua các năm 2016 – 2018;
- Kết quả thực hiện chi ngân sách xã cho từng lĩnh vực qua các năm 2016 – 2018;
- Kết quả thực hiện quyết toán thu – chi ngân sách xã qua các năm 2016 – 2018;
- Kết quả thanh kiểm tra các nội dung có liên quan đến quản lý thu – chi ngân sách xã các năm 2016 – 2018;
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả đánh giá công tác quản lý thu – chi ngân sách xã Chi Lăng
- Ý kiến đánh giá về công tác lập dự toán ngân sách xã; - Ý kiến đánh giá về công tác chấp hành thu ngân sách xã; - Ý kiến đánh giá về công tác chấp hành chi ngân sách xã.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THU – CHI NGÂN SÁCHXÃ CỦA XÃ CHI LĂNG, HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH LĂNG, HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH
4.1.1. Khái quát tổ chức quản lý thu – chi ngân sách xã của xã Chi Lăng
Ban tài chính xã là ngành chuyên môn trực thuộc Uỷ ban nhân dân xã, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, HĐND xã, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND xã; có sự lãnh đạo của Đảng ủy, HĐND xã, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND xã; có sự lãnh đạo của Đảng ủy, HĐND xã, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND xã; có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân xã thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực tài chính, tài sản, kế hoạch và đầu tư; theo quy định của pháp luật.
Ban Tài chính xã chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND xã; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực tài chính của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện.
Với chức năng, nhiệm vụ trong công tác quản lý tài chính, Ban tài chính xã còn thực hiện chức năng tham mưu giúp Đảng ủy, HĐND và UBND xã tham gia xây dựng chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội, quản lý Nhà nước về tài chính ngân sách và điều hành thu - chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn xã.
Sơ đồ 4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thu – chi ngân sách xã Chi Lăng
HĐND và UBND huyện Quế Võ
Chi cục thuế huyện Kho bạc Nhà nước huyện HĐND và UBND xã Chi Lăng Ban Tài chính xã Kế toán xã Thủ quỹ xã
Thu ngân sách xã Chi ngân sách xã
Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện
Tình hình tổ chức bộ máy Ban tài chính xã Chi Lăng được thể hiện qua sơ đồ trên:Hiện nay, ở xã Chi Lăng, việc tổ chức bộ máy, bộ phận quản lý thu – chi ngân sách xã Chi Lăng gồm có:
- Chủ tịch UBND xã: số lượng 1 người,chủ tịch UBND xã cũng đồng thời là trưởng ban tài chính xã, là người phụ trách chung mọi hoạt động liên quan đến tài chính thu – chi của xã Chi Lăng;
- Kế toán xã: số lượng 1 người, vừa giữ chức danh kế toán trưởng và cũng đồng thời là kế toán viên. Theo thông tư 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ nội vụ về việc Hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã phường, thị trấn, chức năng, nhiệm vụ của công chức Tài chính - kế toán được quy định như sau:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực tài chính, kế toán trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách cấp xã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách và các biện pháp khai thác nguồn thu trên địa bàn cấp xã;
+ Kiểm tra và tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính, ngân sách theo