3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.1.1. Nguồn số liệu thứ cấp
Các số liệu thứ cấp gồm các thông tin về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương, tình hình dân số, lao động… những tài liệu này được thu thập tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện như: phòng Thống kê huyện, phòng Nông nghiệp & PTNT, phòng Tài Chính - Kế hoạch, phòng Công thương, UBND xã Chi Lăng, các Website chính thức, các tạp chí, sách báo tham khảo và các báo cáo khoa học đã được công bố.
3.2.1.2. Nguồn số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thông qua điều tra trực tiếp các cán bộ Phòng Tài chính, cán bộ kho bạc nhà nước, cán bộ chi cục thuế ,cán bộ UBND xã, tham khảo các ý kiến, kiến nghị, đề xuất trong quá trình điều hành quản lý ngân sách xã trong thời gian qua về công tác quản lý thu chi ngân sách xã (chi tiết theo phụ lục phiếu điều tra). Thông qua việc điều tra phỏng vấn các đối tượng trên để thu thập các số liệu sơ cấp như: Những bất cập trong công tác điều hành quản lý ngân sách xã. Ưu, khuyết điểm của công tác quản lý ngân sách xã và những nội dung cần sửa đổi. Những kiến nghị đối với việc phân cấp thu, chi ngân sách xã trên địa bàn huyện. Những khó khăn của chính quyền cấp huyện, xã khi thực hiện thu, chi NSNN.
Tổng số phiếu điều tra là 38 phiếu, trong đó: cán bộ phòng Tài chính – kế hoạch huyện: 03 phiếu; cán bộ Chi cục thuế và kho bạc: 3 phiếu; cấp xã có 5 phiếu dành cho cán bộ là lãnh đạo Đảng Ủy, HĐND và UBND xã, 05 phiếu dành cho UBMTTQ và các tổ chức chính trị xã hội, 13 phiếu dành cho cán bộ công chức xã và 09 phiếu dành cho cán bộ không chuyên trách cấp xã;
Các số liệu này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho phần nghiên cứu tổng quan, xác định các định hướng và là cơ sở khoa học quan trọng để phân tích
đánh giá xác định được nội dung và đề ra giải pháp hoàn thiện công tác quản lý NSX trên địa bàn xã Chi Lăng.
Bảng 3.4. Số lượng phiếu điều tra
TT Đối tượng điều tra Số phiếu điều tra
1 Cán bộ Phòng tài chính – Kế hoạch 03
2 Cán bộ KBNN, chi cục thuế huyện Quế Võ 03
3 Lãnh đạo ĐU, HĐND, UBND xã 05
4 MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội 05
5 Cán bộ công chức xã 13
6 Cán bộ không chuyên trách cấp xã 09
Tổng cộng 38
* Tổng hợp dự liệu
- Nhập dữ liệu đã được hiệu chỉnh và mã hóa vào máy tính (thông qua phần mềm Excel).
- Phân tổ dữ liệu theo các mối quan hệ: Như phân tổ cán bộ theo quản lý thu, chi, trình độ, địa danh…
- Trình bày kết quả tổng hợp: Bảng, đồ thị, sơ đồ, hình.
3.2.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng các phương pháp phân tích sau:
- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp nàyđược dùngđểthống kê
sốtuyệt đối, số tương đối, số bình quân. Các chỉ tiêu thống kê sẽ được tính toán để mô tả thực trạng, đặc điểm kinh tế, xã hội xã, hệ thống thu chi NSX, trình độ và năng lực quản lý của cán bộ huyện, cán bộ quản lý tại xã.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp thống kê so sánhđược sửdụngtrong
đề tài dùng để phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý NSX của huyện, cán bộ quản lý của xã; đánh giá kết quả thực tế công tác quản lý thu, chi ngân sách cho cấp xã.
- Phương pháp chuyên gia: Thông qua việc gửi và thu thập thông tin phản
hồi của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý NSX trong khu vực để đánh giá những nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng và các giải pháp nhằm tăng cường quản lý
NSX trên địa bàn xã Chi Lăng.
3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng quản lý thu – chi ngân sách xã Chi Lăng
- Dự toán thu ngân sách xã từ các nguồn qua các năm và so sánh; - Dự toán chi ngân sách xã cho các lĩnh vực qua các năm và so sánh; - So sánh tình hình chấp hành thu – chi ngân sách xã với dự toán thu – chi ngân sách xã;
- Kết quả thực hiện thu ngân sách xã từ các nguồn thu qua các năm 2016 – 2018;
- Kết quả thực hiện chi ngân sách xã cho từng lĩnh vực qua các năm 2016 – 2018;
- Kết quả thực hiện quyết toán thu – chi ngân sách xã qua các năm 2016 – 2018;
- Kết quả thanh kiểm tra các nội dung có liên quan đến quản lý thu – chi ngân sách xã các năm 2016 – 2018;
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả đánh giá công tác quản lý thu – chi ngân sách xã Chi Lăng
- Ý kiến đánh giá về công tác lập dự toán ngân sách xã; - Ý kiến đánh giá về công tác chấp hành thu ngân sách xã; - Ý kiến đánh giá về công tác chấp hành chi ngân sách xã.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THU – CHI NGÂN SÁCHXÃ CỦA XÃ CHI LĂNG, HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH LĂNG, HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH
4.1.1. Khái quát tổ chức quản lý thu – chi ngân sách xã của xã Chi Lăng
Ban tài chính xã là ngành chuyên môn trực thuộc Uỷ ban nhân dân xã, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, HĐND xã, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND xã; có sự lãnh đạo của Đảng ủy, HĐND xã, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND xã; có sự lãnh đạo của Đảng ủy, HĐND xã, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND xã; có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân xã thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực tài chính, tài sản, kế hoạch và đầu tư; theo quy định của pháp luật.
Ban Tài chính xã chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND xã; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực tài chính của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện.
Với chức năng, nhiệm vụ trong công tác quản lý tài chính, Ban tài chính xã còn thực hiện chức năng tham mưu giúp Đảng ủy, HĐND và UBND xã tham gia xây dựng chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội, quản lý Nhà nước về tài chính ngân sách và điều hành thu - chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn xã.
Sơ đồ 4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thu – chi ngân sách xã Chi Lăng
HĐND và UBND huyện Quế Võ
Chi cục thuế huyện Kho bạc Nhà nước huyện HĐND và UBND xã Chi Lăng Ban Tài chính xã Kế toán xã Thủ quỹ xã
Thu ngân sách xã Chi ngân sách xã
Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện
Tình hình tổ chức bộ máy Ban tài chính xã Chi Lăng được thể hiện qua sơ đồ trên:Hiện nay, ở xã Chi Lăng, việc tổ chức bộ máy, bộ phận quản lý thu – chi ngân sách xã Chi Lăng gồm có:
- Chủ tịch UBND xã: số lượng 1 người,chủ tịch UBND xã cũng đồng thời là trưởng ban tài chính xã, là người phụ trách chung mọi hoạt động liên quan đến tài chính thu – chi của xã Chi Lăng;
- Kế toán xã: số lượng 1 người, vừa giữ chức danh kế toán trưởng và cũng đồng thời là kế toán viên. Theo thông tư 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ nội vụ về việc Hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã phường, thị trấn, chức năng, nhiệm vụ của công chức Tài chính - kế toán được quy định như sau:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực tài chính, kế toán trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách cấp xã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách và các biện pháp khai thác nguồn thu trên địa bàn cấp xã;
+ Kiểm tra và tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính, ngân sách theo hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên; quyết toán ngân sách cấp xã và thực hiện báo cáo tài chính, ngân sách theo đúng quy định của pháp luật;
+Thực hiện công tác kế toán ngân sách (kế toán thu, chi ngân sách cấp xã, kế toán các quỹ công chuyên dùng và các hoạt động tài chính khác, kế toán tiền mặt, tiền gửi, kế toán thanh toán, kế toán vật tư, tài sản,...) theo quy định của pháp luật;
+ Chủ trì, phối hợp với công chức khác quản lý tài sản công; kiểm tra, quyết toán các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
- Thủ quỹ: hiện nay ở xã Chi Lăng thủ quỹ là chức danh kiêm nhiệm (không hưởng phụ cấp), là cán bộ văn phòng thống kê, là người được giao nhiệm vụ quản lý toàn bộ quỹ tiền mặt của xã, có trách nhiệm thu – chi tiền mặt khi đầy đủ các hồ sơ và chứng từ theo quy định, thực hiện báo cáo quỹ, chịu trách nhiệm trước pháp luật về công tác quản lý thu – chi tiền mặt của xã Chi Lăng. Chức năng nhiệm vụ cụ thể như sau:
+ Thủ quỹ có chức năng quản lý thu và xuất nhập bằng tiền mặt khi có phiếu thu, chi đã được chủ tài khoản phê duyệt.
+ Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền mặt được phản ánh trên sổ quỹ tiền mặt theo quy định, đúng trình tự thời gian.
+ Cuối tháng đối chiếu số liệu với sổ kế toán , khóa sổ quỹ hàng tháng. Trong những năm gần đây, nhìn chung đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tài chính thu – chi ngân sách xã Chi Lăng đã được chăm lo đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ nên đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Quế Võ đã phối hợp với các đơn vị có liên quan thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về quản lý ngân sách xã, do đó, đến nay, cán bộ công chức tài chính kế toán xã Chi Lăng nói riêng và các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Quế Võ nói chung đều đã sử dụng thành thạo các phần mềm phục vụ cho công tác kế toán, quyết toán của xã.
Việc quản lý thu – chi ngân sách xã Chi Lăng được thực hiện theo quy định của Nhà nước, Luật ngân sách và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan cấp trên.
- Quản lý ngân sách Nhà nước cấp xã (phường, thị trấn) được thực hiện trên cơ sở Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25/06/2015 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam và các văn bản hướng dẫn luật: Nghị định 163/2016/NĐ- CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN, Thông tư 344/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn của Bộ Tài Chính; các văn bản Nghị quyết của HĐND tỉnh, Quyết định của UBND tỉnh....
ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn. Trong Thông tư có nêu thời kỳ ổn định ngân sách từ 3-5 năm; chi tiết rõ nội dung thu, chi từng cấp ngân sách, tỷ lệ phần trăm điều tiết các khoản thu nộp NSNN giữa các cấp, công thức áp dụng tính tỷ lệ phân chia phần ngân sách địa phương được hưởng. Thông tư này cũng chi tiết chu trình NSNN từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán, kế toán, kiểm toán và quyết toán NSNN, đưa ra các ví dụ cụ thể để người đọc dễ hình dung, dễ hiểu, dễ áp dụng đúng các văn bản hướng dẫn vào thực tế công việc.
Nghị quyết 27/2016/NQ-HĐND18 ngày 08/12/2016 và Nghị quyết 87/2017/NQ- HĐND ngày 08/12/2017 của HĐND tỉnh Bắc Ninh nêu rõ từng nguồn thu, các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, các khoản thu ngân sách địa phương được hưởng 100% (trong đó quy định chi tiết tỷ lệ % hưởng điều tiết của ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách xã, thị trấn).
Nghị quyết 24/2016/NQ-HĐND18 ngày 08/12/2016 của HĐND tỉnh Bắc Ninh ban hành định mức phân bổ sự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương thời kỳ ổn định ngân sách 2017- 2020, năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách mới theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Trong những năm gần đây, Bộ Tài chính có quy định về việc kiểm soát thanh toán các khoản chi qua Kho bạc nhà nước và kiểm soát cam kết chi qua KBNN. Cơ sở để thực hiện công tác trên được quy định trong Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/12/2012 về Quy định chế độ kiểm soát thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN và thông tư 39/2016/TT-BTC về sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/12/2012; Thông tư 77/2017/TT-BTC ngày 28/07/2017 về Hướng dẫn chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ KBNN.
4.1.2. Khái quát thu ngân sách xã trên địa bàn giai đoạn 2016-2018
Những năm qua, xã Chi Lăng thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã về phát triển kinh tế xã hội; với sự đồng thuận và quyết tâm cao của cán bộ và nhân dân trong xã; sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, UBND huyện, sự giúp đỡ của các cơ quan, phòng, ban ngành huyện, kinh tế xã Chi Lăng vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá; cơ cấu giá trị kinh tế chuyển dịch đúng hướng, thu
NSNN trên địa bàn xã liên tục tăng, đặc biệt trong những năm gần đây. Thu ngân sách địa phương không những đáp ứng được những nhiệm vụ chi thiết yếu cho bộ máy quản lý nhà nước, chi sự nghiệp kinh tế, chi cho giáo dục đào tạo, an ninh quốc phòng, bổ sung cân đối ngân sách xã mà còn dành một phần cho nhu cầu chi đầu tư phát triển.
Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn xã Chi Lăng chủ yếu tập trung ở các khoản thu từ thuế, phí và lệ phí. Thu từ thuế chủ yếu là thuế công thương nghiệp: Thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài, thuế tài nguyên. Các đối tượng nộp thuế hàng năm chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể. Thu thuế từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng qua các năm. Do lãnh đạo xã trong những năm qua đã có những chính sách khuyến khích phát triển, tạo môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh mở rộng quy mô sản xuất góp phần phát triển kinh tế và tăng thu về lĩnh vực này.
Thu từ phí, lệ phí cũng tăng qua các năm, chiếm 12,6%tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước năm 2016 và đến năm 2018 chiếm 15,4% thu cân đối ngân sách Nhà nước. Thu từ phí, lệ phí, lệ phí trước bạ tăng qua các năm, chủ yếu là ở chỉ tiêu thu lệ phí trước bạ. Điều này chứng tỏ, kinh tế suy thoái nhưng đời sống nhân dân vẫn tăng nhu cầu chi tiêu về các loại xe máy, ô tô .
Số liệu bảng 4.1 cho thấy, tổng thu ngân sách địa phương của xã Chi Lăng tăng dần qua các năm, từ 9.512 triệu đồng trong năm 2016 tăng lên 11.570 triệu đồng năm 2017, tăng 2.058 triệu đồng so với năm 2016, tương đương tăng 21,6%; năm 2018 tổng thu ngân sách địa phương là 12.709,9 triệu đồng, tăng 1.139,9 triệu đồng so với năm 2017, tương ứng tăng 9,9%.
Trong những năm qua, cơ cấu nguồn thu của địa phương cũng có nhiều