Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu chi ngân sách xã tại xã chi lăng, huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 109 - 111)

a. Hệ thống các văn bản pháp luật của Nhà nước

quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách xã như: Luật ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Doanh nghiệp, Luật thuế, Luật Quản lý thuế; thông tư, nghị định, nghị quyết, quyết định, chỉ thị về thu-chi ngân sách, về chức năng, nhiệm vụ của các cấp chính quyền và các cơ quan chuyên môn. Hệ thống văn bản pháp luật là nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách xã vì các văn bản pháp luật là cơ sở để chính quyền xãChi Lăng tổ chức thực hiện và điều hành thu-chi ngân sách xã, xác định được các nhiệm vụ cần thực hiện và trách nhiệm trong quá trình điều hành thu – chi ngân sách của xã.

Hệ thống văn bản pháp luật về thu, chi và quản lý thu, chi ngân sách xã mà đồng bộ, không chồng chéo, các văn bản có sự hướng dẫn thống nhất, chi tiết, dễ hiểu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự chấp hành và điều hành thu, chi ngân sách xã, ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý thu – chi ngân sách xã.

Các quy định phù hợp với thực tiễn sẽ tạo thuận lợi cho công tác thực thi và nâng cao hiệu quả quản lý thu – chi ngân sách xã. Chẳng hạn, định mức chi tiêu mà lạc hậu, không còn phù hợp nhưng vẫn được duy trì áp dụng dẫn đến khó thực hiện, phát sinh các hiện tượng biến báo trong thanh, quyết toán.

b. Yếu tố thuộc về đối tượng quản lý trên địa bàn xã

Hoạt động thu – chi ngân sách xã được diễn ra ở nhiều lĩnh vực, liên quan đến nhiều chủ thể và trong điều kiện môi trường luôn biến động, có nhiều chủ thể cùng tham gia vào công tác quản lý ngân sách xã, do đó công tác quản lý thu – chi ngân sách xã gặp nhiều khó khăn. Các đối tượng quản lý có ý thức tuân thủ pháp luật sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý thu – chi ngân sách xã. Đối tượng nộp thuế nhận thức được trách nhiệm và quyền lợi trong công tác nộp thuế, chủ động nộp thuế theo đúng quy định, không trốn thuế… sẽ tạo thuận lợi cho công tác thu ngân sách xã. Các hoạt động chi được thực hiện nghiêm theo kỷ luật tài khóa, đảm bảo chi tiêu tiết kiệm và hiệu quả sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách của xã.

Bên cạnh đó, ý thức chấp hành pháp luật nói chung và các chính sách, chế độ thu – chi ngân sách xã của một bộ phận dân chúng còn chưa cao, vì vậy việc thực hiện những chính sách thu ngân sách xã còn gặp nhiều khó khăn; vẫn còn tình trạng chây ì, dây dưa, trốn thuế xẩy ra ở một số thôn trong xã có công tác chỉ đạo, điều hành yếu kém.

c. Thông tin và công nghệ thông tin

Thực chất của công tác quản lý thu – chi ngân sách xã là quá trình ra quyết định về các hoạt động liên quan đến tài chính ngân sách xã. Để ra được quyết định, cần phải có sự thu thập và xử lý thông tin một cách chính xác; nếu thông tin thu thập không được đầy đủ, thiếu độ tin cậy thì hiệu quả công tác quản lý thu – chi ngân sách xã sẽ không cao và ngược lại.

Các thông tin về thủ tục hành chính, cơ chế, chính sách, các văn bản, quy định… về quản lý thu – chi ngân sách xã được công bố rộng rãi, kịp thời đến với các đối tượng nộp ngân sách và các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách sẽ tạo điều kiện thuận lợi để họ tuân thủ đúng các quy định của luật ngân sách, điều nay tạo thuận lợi rất lớn cho công tác quản lý thu – chi ngân sách của xã. Chất lượng và tính kịp thời của các thông tin liên quan đến thu – chi ngân sách xã là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý thu – chi ngân sách xã.

Thực hiện tốt việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngân sách sẽ có tác động, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý và chất lượng phục vụ người dân, giúp các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền kịp thời nắm bắt chính xác thông tin liên quan đến thu-chi ngân sách xã. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý có thể ra quyết định điều chỉnh kịp thời để đảm bảo được nguồn thu, đáp ứng nhiệm vụ chi, hạn chế tối đa việc lãng phí trong sử dụng ngân sách. Chẳng hạn, như ứng dụng Hệ thống Thông tin Quản lý Ngân sách và Kho Bạc sẽ hiện đại hóa công tác quản lý ngân sách nhà nước từ khâu lập kế hoạch, thực hiện ngân sách và báo cáo ngân sách, nâng cao tính minh bạch trong quản lý tài chính công, hạn chế tiêu cực trong việc sử dụng ngân sách… hay việc ứng dụng các phần mềm kế toán ngân sách cũng giúp xã sử dụng ngân sách thuận tiện hơn trong công tác thực hiện, điều hành và quản lý thu-chi ngân sách xã, giúp cho công tác báo cáo cấp trên được nhanh chóng, kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu chi ngân sách xã tại xã chi lăng, huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)